Bột lọc là một loại bột được người dân miền Trung sử dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Thông thường, bột lọc sẽ được bà con người miền Trung sản xuất theo phương pháp thủ công với rất nhiều lần lọc mới thu được thành phẩm là những mẻ bột lọc trắng tinh, mềm mịn. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu xem bột lọc làm từ gì, cách làm như thế nào và những công dụng của bột lọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Bột lọc làm từ gì?
Bột lọc là loại bột được làm từ củ khoai mì hay còn gọi là củ sắn. Từ những củ khoai mì thô, sau khi trải qua nhiều công đoạn nghiền, lọc, làm sạch sẽ thu được thành phẩm là là những khối bột lọc mềm mịn, màu trắng tinh và có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng của bột lọc.
Người ta có thể sử dụng trực tiếp những khối bột lọc ướt (hay còn gọi là bột lọc tươi) để chế biến hoặc mang những khối bột này đi phơi khô dưới nắng, nghiền mịn để làm ra nhiều món bánh, nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn, được nhiều người yêu thích.
Công dụng của bột lọc
Công dụng chính của bột lọc là dùng để chế biến thức ăn. Một số món ăn ngon được làm từ bột lọc có thể kể đến như:
- Bánh bột lọc
- Bánh canh bột lọc
- Nấu các món súp
- Dùng làm trân châu uống trà sữa
- Dùng để nấu một số loại chè
- Dùng bột lọc để làm sệt nước khi cần nấu nước xốt.
- Làm bánh da lợn,…
Ngoài công dụng làm bánh ra, bộc lọc còn được dùng để làm chất kết dính nhờ khả năng bám dính cao khi tiếp xúc với nước sôi.
Bột lọc được làm ra như thế nào?
Nếu bột năng được sản xuất với số lượng lớn tại các xưởng sản xuất chuyên nghiệp, ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại thì bột lọc thường được bà con người miền Trung sản xuất thủ công với số lượng ít. Cách làm bột lọc gồm có các bước chi tiết như sau:
- Bước 1: Thu hoạch củ khoai mì, làm sạch lớp vỏ nâu ở ngoài cùng sau đó đưa đến các xưởng xay để xay mịn củ khoai mì thành bột dạng nhão.
- Bước 2: Chuẩn bị một tấm vải mỏng, vài chiếc thùng sau đó cho bột khoai mì đã xay mịn lên tấm vải và lọc bằng nước cho đến khi nước lọc ra không còn màu trắng đục.
- Bước 3: Sau khi lọc xong hết, bạn nắp thùng lại để qua đêm cho phần tinh bột lắng xuống dưới đáy.
- Bước 4: Sau khi bột lắng hết, bạn tiến hành đổ bỏ nước và một lớp mủ nhão ở bên trên lớp tinh bột dưới đáy thùng.
- Bước 5: Đổ nước sạch vào thùng, khuấy đều cho tan hết tinh bột lắng dưới đáy. Sau đó tiếp tục để cho bột lắng qua đêm.
- Bước 6: Bạn thực hiện công đoạn lắng bột, đổ bỏ nước và lớp mủ khoảng từ 3 - 4 lần là bột đã sạch hoàn toàn. Sau đó có thể dùng bột này để chế biến trực tiếp hoặc lấy bột ra, phơi thật khô sau đó mới dùng để chế biến món ăn hoặc cất dùng dần.
Bột lọc và bột năng có giống nhau không?
Bột lọc và bột năng tuy có cách gọi khác nhau, nhưng thực chất hai loại bột này là một. Bột năng là tên được dùng để gọi ở cả miền Nam và miền Bắc,riêng người miền Trung thường gọi là bột lọc.
Hướng dẫn cách bảo quản bột lọc sau khi sản xuất
Sau khi phơi khô bột lọc, để giữ được chất lượng bột luôn ở trạng thái tốt nhất và dùng dần quanh năm, bạn cần chú ý bảo quản bột đúng cách.
- Đầu tiên, bột lọc cần phải được phơi thật khô với khoảng 3 - 4 lần nắng. Trong quá trình phơi bột lọc cần chú ý đảo bột thường xuyên để bột khô đều.
- Sau khi bột khô thì cho bột vào túi nilon buộc chặt miệng hoặc cho bột vào hũ nhựa, lọ thủy tinh đậy thật kín nắp để ngăn không cho không khí, độ ẩm xâm nhập.
- Đặt bột lọc ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt, không bị mặt trời chiếu trực tiếp để bảo quản và sử dụng dần. Nếu bảo quản tốt, bột lọc không bị sâu mọt, ẩm mốc thì có thể sử dụng được rất lâu.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc bột lọc làm từ gì của nhiều bạn đọc. Qua những gì Cơ Khí Anpha - Anpha Tech vừa chia sẻ, bạn đọc đã biết chính xác bột lọc được làm ra từ nguyên liệu gì, các bước để làm bột lọc và một số món ngon được làm từ bột lọc. Bạn đọc có thể theo dõi trang tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin, kiến thức hay, thú vị mỗi ngày.