Nang gan có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý lành lành tính. Tuy nhiên, nếu không được theo dõi và điều trị hợp lý, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nang gan có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh không cần quá lo lắng, nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nang gan là gì?
Nang gan là các tổn thương gồm một hay nhiều khoang chứa dịch bên trong nhu mô gan. Bệnh thường không có triệu chứng, thường chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Nang gan có thể liên quan tới những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ hay chèn ép đường mật.
Những loại nang gan thường gặp như:
- Nang đơn thuần: Đây là loại nang gan thường gặp nhất. Loại nang gan này có cấu trúc thành mỏng và nhẵn, được lót bằng lớp biểu mô hình khối, tiết dịch lỏng trong, không thông với đường mật trong gan. Nguyên nhân gây ra nang đơn giản vẫn chưa được xác định. Phần lớn trường hợp là bẩm sinh, thường xuất phát từ những ống mật bất thường trong quá trình phôi thai phát triển. Kích thước của nang đơn giản có thể thay đổi đường kính từ vài mm tới vài chục cm.
- Gan đa nang: Loại nang gan này có thể hình thành do những ống mật bất thường bị tách ra khỏi đường mật và giãn dần, hình thành nang. Nguyên nhân hình thành là do lông mao trong đường mật suy giảm, dẫn tới tình trạng tăng sinh tế bào ống mật, hình thành những u nang. Gan đa nang chủ yếu là bẩm sinh, thường liên quan tới bệnh thận đa nang nhiễm sắc thể thường trội (ADPKD) hay có khả năng chỉ giới hạn ở gan. Bệnh gan đa nang là tình trạng có ít nhất 20 thương tổn dạng nang trên gan, liên quan tới đột biến của hai gen (gen PRKCSH và gen SEC63).
- U nang đường mật: Đây là một sang thương phát triển chậm, hình thành từ những ống mật. Cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được xác định. Một số chuyên gia cho rằng u nang đường mật là bệnh lý bẩm sinh hình thành từ lạc nội mạc tử cung/ sự bất thường của ống mật phôi thai/ thứ phát sau quá trình cấy ghép. Cấu trúc của u nang đường mật là dạng hỗn hợp không đồng nhất, gồm những vách ngăn chứa thành phần chất nhầy (95%) hay huyết thanh (5%).
- U nang nhầy: U nang đường mật và ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính là các loại u nang gan phức tạp thường gặp nhất, cùng những u nhú nội mô tạo thành tập hợp những u nang, được gọi là u nang nhầy. U nang đường mật là dạng tổn thương đa ngăn có nguồn gốc từ biểu mô đường mật. Về mặt mô học, cấu tạo u nang đường mật có 3 lớp gồm lớp collagen bên ngoài, lớp đệm, lớp biểu mô trụ tiết chất nhầy. Các tổn thương thường phát triển chậm, kích thước 1,5 - 35 cm. Chúng được tìm thấy nhiều nhất tại thùy phải của gan. Xác suất biến đổi ác tính (từ u nang đường mật thành ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính) là 20 - 30%.(1)
Nang ở gan do đâu?
- Nang gan hình thành có thể là do:
- Di truyền bẩm sinh - đột biến gen trội PRKCSH, SEC63 hay gene PKD1, PKD2
- Ký sinh trùng, virus, nhiễm nang sán, vi khuẩn lao
- Cấu trúc của gan
- Biến chứng từ dị tật trong ống mật.
Bệnh nang gan có nguy hiểm không?
Nang gan có nguy hiểm không? Khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, các u nang kích thước lớn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xuất huyết, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường mật… Khi u nang xuất huyết, người bệnh thường bị đau bụng dữ dội, rất dễ nhầm lẫn với u nang đường mật lành tính hay ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính trên kết quả chẩn đoán.(2)
Nhiễm trùng nang cũng có nguy cơ xảy ra. Biến chứng này thường liên quan tới mầm bệnh gram âm với tỷ lệ tử vong lên tới 9%. Tắc nghẽn đường mật khi những tổn thương dạng nang tăng kích thước. U nang khi vỡ vào đường mật có thể gây viêm đường mật thứ phát.
Biến chứng nguy hiểm từ u nang Echinococcus (EC) là sốc phản vệ. Biến chứng có thể xảy ra khi nang bị vỡ. Một số biến chứng ít gặp khác như tắc nghẽn tĩnh mạch gan, huyết khối tĩnh mạch chủ dưới…
Các thắc mắc về bệnh nang gan
1. Nang gan có lây không?
Sau khi tìm hiểu nang gan có nguy hiểm không, một số người bệnh cũng có thắc mắc bệnh có lây không.
Bệnh nang gan được phân thành hai dạng, cụ thể:
- Nang gan không do truyền nhiễm: Dạng này lành tính, tân sinh hay do chấn thương.
- Nang gan do truyền nhiễm: Ký sinh trùng (u nang Echinococcus, nang sán), không ký sinh trùng (áp xe sinh mủ và nấm).
2. Nang gan có tự hết không?
Phần lớn nang gan đơn thuần có thể tự theo dõi mà không cần chữa trị. Nếu nang gan có kích thước quá lớn hay ác tính, bác sĩ sẽ cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị nang gan gồm:
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc để giảm những triệu chứng,hoặc điều trị đặc hiệu đối với nang gan do sán gan hay vi khuẩn lao.
- Điều trị ngoại khoa: Với nang có kích thước hơn 5cm và có triệu chứng đi kèm, gây chèn ép lên những bộ phận khác, người bệnh sẽ cần có sự can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi để cắt bỏ nang gan hoặc cắt gan, đặc biệt là trường hợp bị u nang nhầy tân sinh hay ung thư nang tuyến.
Nếu đa nang gan chảy máu nhiều, khiến người bệnh bị đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan, bác sĩ sẽ cân nhắc đến chỉ định ghép gan.
3. Nang gan cần kiêng gì?
Sau khi tìm hiểu bệnh nang gan có nguy hiểm không, người bệnh cần lưu ý một số món ăn cần tránh trong thực đơn ăn uống mỗi ngày như:
3.1 Tránh ăn thực phẩm nhiều muối
Chế độ ăn quá mặn (nhiều muối) có thể dẫn tới tình trạng cơ thể bị tích nước, gây phù nề ở cổ chân và cổ tay, làm tăng sự tích tụ chất lỏng bên trong khoang bụng, gây cổ trướng. Vì thế, để phòng ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý ở gan cần hạn chế ăn mặn.
3.2 Kiêng ăn thực phẩm nhiều đường
Việc bổ sung quá nhiều đường sẽ làm gia tăng chỉ số đường huyết. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn tới các bệnh rối loạn dinh dưỡng (thừa cân, béo phì), gây gan nhiễm mỡ, hình thành các phản ứng kháng insulin tại gan, từ đó gây bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh xơ gan, ung thư gan. Do đó, người mắc các bệnh lý ở gan cần tránh bổ sung các món ăn nhiều đường để ngừa bệnh tiến triển nặng.
3.3 Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ
Việc tiêu thụ các loại chất béo xấu (chất béo bão hòa, trans fat, cholesterol) có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm chiên ngập dầu, các món ăn có mỡ gia súc, gia cầm.
Ngoài ra, bổ sung chất béo xấu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, khiến tình trạng bệnh ở gan trở nặng, sau đó tiến triển thành xơ gan, viêm gan, ung thư gan.
3.4 Không uống bia rượu
Dùng nhiều rượu bia sẽ gây hại cho gan rất nhiều. Bởi sau mỗi lần gan lọc rượu sẽ có một số tế bào gan bị chết đi. Dù gan có khả năng sản sinh những tế bào mới, nhưng việc lạm dụng rượu kéo dài có thể làm giảm khả năng tái tạo của bộ phận này. Lâu dần, người bệnh sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng, để lại hậu quả vĩnh viễn hay làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý gan đang mắc phải.
3.5 Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều muối, đường, bột ngọt, những loại chất điều vị công nghiệp. Đây đều các hợp chất gây hại tới sức khỏe tổng thể của gan. Hàm lượng natri cao trong muối ăn, bột ngọt và những chất điều vị có thể gây tích nước quá mức ở gan, dễ gây thoái hóa, dẫn tới xơ gan. Trong khi, đường có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, kháng insulin, gây ra bệnh đái tháo đường.
3.6 Ăn hạn chế thịt đỏ
Thịt đỏ là thực phẩm chứa lượng đạm dồi dào. Tuy nhiên, bổ sung thịt đỏ nhiều có thể tạo thêm gánh nặng cho các hoạt động của gan. Bên cạnh đó, sự tích tụ đạm dư thừa trong gan có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới não và thận.
3.7 Nội tạng động vật
Nội tạng động vật có hàm lượng vitamin A cao vượt ngưỡng khuyến cáo với nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Trong 100g gan bò có thể bổ sung cho cơ thể hàm lượng vitamin A đủ sử dụng trong 8 ngày liên tục. Vì thế, ăn quá nhiều nội tạng động vật có thể gây ngộ độc vitamin A ở gan, làm tổn thương gan nghiêm trọng.
3.8 Tránh ăn hải sản giáp xác chưa nấu chín
Nghêu, sò, hàu và những loại thủy hải sản giáp xác sống hoặc nấu chưa chín tới có thể còn vi khuẩn vibrio vulnificus. Đây là loại vi khuẩn đặc biệt có hại cho người mắc các bệnh lý ở gan. Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ xơ gan và tử vong vì bệnh gan sẵn có.
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp thắc mắc nang gan có nguy hiểm không. Tuy phần lớn trường hợp đều là lành tính, người bệnh cũng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, duy trì thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các tiến triển nghiêm trọng.