Khám phụ khoa là gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ phụ khoa? Và top bệnh viện khám phụ khoa tốt ở TP. HCM? Đây là những thắc mắc của nhiều chị em khi có nhu cầu khám phụ khoa. Đặc biệt là với chị em chưa có gia đình và chưa có kinh nghiệm khám bệnh.
Khám phụ khoa là gì?
Trên thực tế, đây là việc mà chị em phụ nữ cần thực hiện định kỳ để kiểm tra các bộ phận trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Bao gồm các bộ phận như âm đạo, buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng,...
Khám phụ khoa nghĩa là khám bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản, rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ cơ thể tuyệt đối. Bởi thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá được sức khỏe sinh sản và đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất. Đồng thời, có thể phát hiện các bệnh tiềm ẩn. Đặc biệt, khám phụ khoa còn giúp chị em biết phát hiện sức khỏe sinh sản hiện tại của chính mình để sớm điều trị vì vậy đừng ngại khám phụ khoa.
Thời điểm cần đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa hầu như không có thời gian “vàng”. Thay vào đó, bạn nên đi khám định kỳ 3 - 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe của bản thân. Trong một số trường hợp, bạn cần kiểm tra như:
Có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục
Một khi có những triệu chứng bất thường ở vùng kín thì phải đi khám ngay để phát hiện và điều trị sớm và hiệu quả tránh biến chứng nghiêm trọng và khó điều trị về sau. Các triệu chứng cần đi khám phụ khoa ngay là:
- Đau vùng chậu và khó chịu vùng bụng.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Dịch tiết âm đạo bất thường.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt thay đổi màu sắc hoặc mùi.
- Các vấn đề bất thường liên quan đến vấn đề tiểu tiện.
Đau khi quan hệ
Đau khi giao hợp được phân thành nhiều loại. Tuy nhiên, bất kể các triệu chứng là gì, nếu cơn đau dữ dội kéo dài, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt trong trường hợp chảy máu bất thường.
Trước khi kết hôn hoặc mang thai
Việc khám sức khỏe trước hôn nhân hoặc trước khi mang thai là rất tốt. Điều này giúp chị em hiểu về sức khỏe sinh sản của mình. Đồng thời lên kế hoạch sinh con tốt nhất. Và hơn hết là bạn có thể bảo vệ sức khỏe bé yêu trong tương lai.
Quy trình thăm khám phụ khoa
Trên thực tế, quy trình khám phụ khoa phụ thuộc vào từng bệnh viện. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa, quy trình thăm khám cơ bản thường giống nhau, rất đơn giản, không gây đau đớn. Quy trình khám bệnh chủ yếu gồm các bước sau:
- Khám lâm sàng cơ quan sinh dục ngoài: Đầu tiên, chị em sẽ được khám lâm sàng bên ngoài bộ phận sinh dục. Đồng thời kiểm tra vùng bụng xem có vết thương hoặc khối u nào không. Bước này bác sĩ kiểm tra bằng mắt và bằng tay.
- Khám cơ quan sinh dục ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng: Sau khi kiểm tra sơ bộ bên ngoài, bác sĩ tiếp tục dùng dụng cụ chuyên dụng để tiếp tục khám. Điển hình là dùng mỏ vịt đặt trong âm đạo đồng thời lấy mẫu dịch tiết âm đạo cũng như tế bào tử cung để kiểm tra, xét nghiệm. Thông thường, việc sử dụng cụ y tế này khiến nhiều chị em rất lo lắng và sợ đau. Tuy nhiên, trong thực tế, mỏ vịt đã được khử trùng trước và bôi trơn nên ít đau hơn trong quá trình kiểm tra.
- Siêu âm: Khi khám phụ khoa sẽ áp dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy các cơ quan bên trong như ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng,... Đây có thể coi là một kỹ thuật hơi phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ chỉ cảm thấy hơi khó chịu. Đặc biệt là khi dụng cụ đi sâu vào cơ quan sinh sản.
- Khám phụ khoa thủ công: Đây là bước cuối cùng của quá trình khám phụ khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ đeo găng bôi trơn và đưa 1 - 2 ngón tay vào trong âm đạo để kiểm tra nhìn hình dáng tử cung, phía sau cổ tử cung hay phát hiện khối u trực tràng. Bước này thực hiện rất đơn giản nên bạn không lo bị đau.
Khám phụ khoa cần lưu ý điều gì?
Khi đi khám phụ khoa có rất nhiều điều chị em cần lưu để đảm bảo rằng kết quả kiểm tra chính xác.
- Giữ vùng kín sạch sẽ, không làm sạch bằng dung dịch khử trùng.
- Nếu có kinh thì phải đợi 3 ngày sau mới đi khám.
- Không quan hệ tình dục trước khi khám 1 - 2 ngày.
- Không dùng rượu bia, đồ ngọt, chất béo.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Chuẩn bị tinh thần, đừng ngại chia sẻ với bác sĩ để chẩn đoán chính xác nhất.
Top bệnh viện khám phụ khoa tốt ở TP. HCM
Bệnh viện Từ Dũ
Là bệnh viện sản phụ khoa đầu ngành tại TP.HCM, bệnh viện Từ Dũ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại. Tại đây cung cấp các dịch vụ như:
- Khám và điều trị bệnh phụ khoa.
- Tầm soát và phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư.
- Khám và điều trị các vấn đề thường gặp trong thai kỳ như động thai, sảy thai, thai chết lưu,…
- Tư vấn, chữa bệnh, đỡ đẻ cho sản phụ,…
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện công lập chuyên sản phụ khoa tại TP. HCM. Bệnh nhân đến bệnh viện Hùng Vương có thể đăng ký khám chuyên khoa phù hợp tại khoa phụ sản, khoa phụ khoa nội tiết hoặc ngoại tiết. Với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Được thành lập từ năm 2016, khoa phụ sản bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh phụ khoa tốt nhất tại TP.HCM với những điểm mạnh:
- Sản khoa: Khám và theo dõi thai nghén, sàng lọc dị tật thai nhi và các bệnh lý thai kỳ như sảy thai, động thai, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,…
- Phụ khoa: Khám và điều trị các bệnh phụ khoa, tầm soát ung thư phụ khoa,…
Bệnh viện phụ sản Mê Kông
Bệnh viện phụ sản Mê Kông được tách ra từ khoa phụ sản cơ sở 4 của bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Là bệnh viện chuyên khoa sản - phụ khoa và nhi sơ sinh. Để phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D,…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện hàng đầu tại TP.HCM. Tại đây, khoa phụ sản cung cấp hầu hết các dịch vụ khám phụ khoa và chăm sóc sản khoa:
- Khám và điều trị các nhóm bệnh phụ khoa, tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
- Theo dõi thai kỳ, hỗ trợ phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ.
Bài viết trên đã giới thiệu một số top bệnh viện khám phụ khoa tốt ở TP. HCM. Các bạn có thể tìm hiểu trước để chọn được địa chỉ khám tiện lợi và phù hợp với nhu cầu cá nhân. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Xem thêm: Thực hư cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa?