U mỡ hay bướu mỡ là một trong những tình trạng bệnh vô cùng phổ biến. Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nó cũng gây ra rất nhiều bất lợi cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu phát hiện bản thân mắc u mỡ, người bệnh cũng nên chủ động tìm hiểu bị u mỡ kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
U mỡ là gì?
U mỡ hay còn được gọi là bướu mỡ. Đây là một khối u ở dưới da, có hình tròn hoặc bầu dục, được bao bọc bởi một lớp màng mỏng và nuôi dưỡng bởi mạch máu. Nó được hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào mỡ.
Theo thống kê của WHO, trên thế giới, cứ 1000 người sẽ có 1 người bị u mỡ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bướu mỡ là người trưởng thành.
Thông thường, u mỡ được đánh giá là tình trạng lành tính. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cần xem xét vị trí của các khối u này để đưa ra kết luận chính xác nhất. Cụ thể:
- U mỡ ở chân, tay, lưng: Gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt, làm việc.
- U mỡ ở ổ bụng: Bướu mỡ phát triển lớn dần sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng, gây chướng bụng và làm rối loạn chức năng của các bộ phận xung quanh.
- U mỡ ở cổ, vai, gáy: Chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu. Nếu u mỡ có kích thước lớn, người bệnh có thể bị tê liệt các dây thần kinh.
- U mỡ ở hầu, họng: Gây ra cảm giác khó nuốt, khó thở, thậm chí suy hô hấp và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây u mỡ
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân sâu xa khiến cho các tế bào mỡ phát triển đột biến. Một số yếu tố thường gặp góp phần tạo nên u mỡ có thể kể đến như:
- Bệnh Dercum: Bệnh lý này có rất nhiều cái tên khác là hội chứng Adiposis dolorosa hoặc hội chứng Anders. Đây là một chứng rối loạn hiếm gặp khiến hình thành nhiều u mỡ ở cánh tay, chân và thân, gây đau, khó chịu.
- Hội chứng Gardner: Là một hội chứng rối loạn, được gọi là đa polyp gia đình (FAP). Người mắc hội chứng Gardner không chỉ bị u mỡ mà còn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
- Đa u mỡ di truyền: Căn bệnh này chủ yếu do di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
- Bệnh Madelung: Bệnh thường gặp ở nam giới lạm dụng rượu, bia, hay còn gọi bệnh u mỡ đa đối xứng. Bệnh Madelung sẽ gây ra các khối u ở xung quanh vai và cổ.
- Tuổi tác: U mỡ có thể phát triển dễ dàng hơn trên cơ thể của những người trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổi.
Triệu chứng bệnh u mỡ
U mỡ dù không gây đau, nhức nhưng lại rất dễ để nhận biết. Người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng sau để xác định liệu bản thân có mắc phải u mỡ không nhé!
- Xuất hiện các nốt phồng, nổi lên bất thường dưới da vùng cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi.
- Khối u có hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Khối u thường mềm, nhão, có thể di chuyển khi ấn nhẹ ngón tay vào.
- Có kích thường nhỏ, đường kính trung bình khoảng 5cm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt mà u mỡ phát triển với kích thước lớn.
- Gây đau: Nếu u mỡ hình thành ở nơi có nhiều mạch máu và dây thần kinh, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu.
- Không lây lan sang các mô khác.
Bị u mỡ kiêng ăn gì?
Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm hay nghiêm trọng hơn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bị u mỡ kiêng ăn gì.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa nếu phát hiện bản thân mắc bướu mỡ:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường: Sữa chua, nước xốt BBQ, xốt cà chua, nước trái cây, sữa socola, granola, trái cây đóng hộp,...
- Các chất làm ngọt nhân tạo thay thế cho đường: Cũng cần hạn chế tối đa như aspartame, sucralose, saccharin, neotame, advantame và acesulfame potassium-k,...
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Bao gồm mắm, đồ ăn đóng hộp, các loại súp, nước dùng, mì ăn liền, đồ ăn vặt, hải sản,...
- Thực phẩm dễ lên men: Như dưa muối, cà muối, kim chi,...
- Đồ uống có ga, cồn: Nước uống soda, nước có ga, có cồn, chất kích thích,...
- Chất béo xấu: Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Thực phẩm biến đổi gen: Như đậu, ngô,...
Những thực phẩm tốt cho người bị u mỡ
Bên cạnh thắc mắc bị u mỡ kiêng ăn gì, ắt hẳn người bệnh mắc u mỡ cũng rất muốn biết về những thực phẩm tốt cho người bị u mỡ. Đó là:
- Nước lọc: Người mắc bướu mỡ nên tích cực uống nhiều nước hơn bình thường, trung bình từ 3 - 4 lít nước/ngày để tăng cường giải độc và thanh lọc cơ thể.
- Thực phẩm hữu cơ: Đây là những thực phẩm được nuôi trồng tự nhiên, không bị tác động bởi hóa chất nhân tạo, hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.
- Các loại thực phẩm tươi sống: Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ đông lạnh.
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Rau xanh, yến mạch, đậu lăng, rau cải, hoa quả,...
Có thể điều trị u mỡ tại nhà không?
Với những khối bướu mỡ có kích thước nhỏ và không gây đau, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian giúp làm tan vùng da tích mỡ như sau:
- Đắp nghệ: Nghệ là dược liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của các tế bào mỡ.
- Bôi dầu hạt lanh: Dầu hạt lanh có tác dụng khử trùng, bảo vệ làn da của bạn khỏi tình trạng nhiễm trùng. Axit béo omega-3 và omega-6 có trong hạt lanh cũng có khả năng chống lại viêm nhiễm do u mỡ tạo ra.
- Uống nước chanh: Uống nước chanh sẽ cải thiện chức năng gan và tăng cường đào thải độc tố. Nhờ đó, các tế bào mỡ tại bướu mỡ sẽ được đốt cháy một cách nhanh chóng.
Người bị u mỡ nên lưu ý gì?
Để điều trị u mỡ một cách nhanh chóng, bên cạnh những lưu ý bị u mỡ kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần ghi nhớ những điều quan trọng sau:
- Tập thể dục hàng ngày tăng cường trao đổi chất, giúp tăng lượng máu và bạch huyết.
- Xông hơi thải độc 1 - 5 lần/tháng để đốt cháy mỡ thừa.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao tốc độ phát triển của u mỡ.
- Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Nếu phát hiện u mỡ sưng đỏ, nóng bừng và gây đau, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Không được tự ý uống thuốc ngoài để tránh các tác dụng phụ và triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được kiến thức “Bị u mỡ kiêng ăn gì?”. Nếu u mỡ có kích thước quá lớn, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để được kê đơn thuốc làm tan bướu mỡ, phẫu thuật hoặc hút mỡ để loại bỏ khối u nhé!
Xem thêm:
- Mổ u mỡ hết bao nhiêu tiền? Khi nào nên mổ u mỡ?
- U mỡ có nguy hiểm không? Dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả