Có thể nói rằng, viêm họng hạt có mủ là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh viêm họng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tiền đề dẫn đến ung thư vòm họng. Vì thế, việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa viêm họng hạt có mủ là điều vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây ra viêm họng hạt có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng hạt có mủ, trong đó phổ biến nhất là các lý do cụ thể sau:
- Không điều trị không đúng cách viêm họng cấp tính khiến bệnh tiến triển thành viêm họng mãn tính và dẫn đến hình thành mủ.
- Viêm xoang mãn tính là một nguyên nhân khiến dịch mủ từ xoang tắc nghẽn và chảy ngược xuống cổ họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập và gây viêm họng hạt.
- Một số virus khác như vi rút thủy đậu, cúm, sởi có thể gây viêm họng hạt.
- Việc không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ trong miệng, từ đó gây ra viêm họng hạt.
- Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu dinh dưỡng dễ làm giảm sức đề kháng, dẫn đến việc cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, gia vị cay nóng trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương niêm mạc họng, và làm tăng nguy cơ viêm họng hạt có mủ.
- Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi và thay đổi khí hậu thất thường sẽ tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, và gây viêm họng hạt.
- Dị ứng với thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật cũng có thể là nguyên nhân gây viêm họng hạt.
- Tiếp xúc với giọt bắn hoặc dịch tiết của người bệnh viêm họng hạt có mủ có thể làm lây nhiễm và gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt có mủ là gì?
Viêm họng hạt có mủ thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Đau họng: Thường là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của viêm họng. Cơn đau họng gây đau rát, khó chịu và có thể nặng hơn khi bạn nuốt hoặc nói chuyện.
- Ho: Một số trường hợp viêm họng có mủ có thể gây ra ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt khi có mủ chảy xuống cổ họng.
- Hơi thở có mùi hôi: Mủ tích tụ trong họng có thể gây ra mùi hôi từ miệng. Đây là một dấu hiệu phổ biến trong viêm họng có mủ.
- Khó khăn khi nuốt: Do sưng họng và mủ gây ra, việc nuốt thức ăn, nước uống hoặc nước bọt có thể trở nên khó khăn và đau đớn.
- Sốt từ nhẹ đến cao: Một số người mắc viêm họng hạt có mủ có thể gặp sốt từ nhẹ đến cao vào sáng sớm hoặc buổi tối. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không có sốt.
Cách chữa viêm họng hạt có mủ
Quá trình điều trị viêm họng hạt có mủ thông thường sẽ bao gồm việc sử dụng thuốc, và kết hợp các phương pháp hỗ trợ khác tại nhà.
Cách chữa viêm họng hạt có mủ bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau để điều trị viêm họng hạt có mủ:
Thuốc chống viêm
Đây thường là các loại thuốc kháng viêm có Steroid (Corticosteroid) như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolone. Các loại thuốc này giúp giảm sưng viêm và đau rát cổ họng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm các triệu chứng viêm.
Thuốc hạ sốt giảm đau
Paracetamol hoặc Ibuprofen thường được sử dụng để giảm sốt cao và giảm đau họng. Những loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng không dễ chịu gây ra bởi viêm họng hạt có mủ.
Thuốc chống dị ứng
Đối với những người có dị ứng hoặc phản ứng dị ứng như phù nề, ngứa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng Histamin H1 như Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Alimemazin, Promethazine để giảm các triệu chứng và làm dịu cổ họng.
Thuốc giảm ho
Trong trường hợp ho khá nặng và gây khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm ho như Terpin codein, Dextromethorphan, Neo codion, Pholcodin để giảm tác động khi ho lên cổ họng và giúp làm dịu các triệu chứng.
Thuốc long đờm
Đối với những người có đờm khá đặc và khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc long đờm như N-Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein để làm loãng đờm và giúp nhanh chóng loại bỏ chúng.
Thuốc điều trị dạ dày
Trong trường hợp viêm họng hạt có mủ do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược thực quản gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như Pantoprazole, Famotidine, Cimetidine, Omeprazole, Ranitidine để giảm các triệu chứng liên quan đến dạ dày và giúp cải thiện viêm họng.
Biện pháp hỗ trợ giảm viêm họng tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng cần kết hợp áp dụng một số biện pháp sau để giúp quá trình điều trị bệnh được rút ngắn và hiệu quả hơn:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp khò họng để giữ cho khoang miệng và vùng họng sạch sẽ.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không gian sống thông thoáng.
- Tăng cường vitamin C thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Mong rằng qua những thông tin trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa viêm họng hạt có mủ. Từ đó, bạn sẽ luôn biết cách chăm sóc bản thân và các thành viên trong gia đình.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp