Biến chứng khi bị tắc ruột được cảnh báo nghiêm trọng và khó lường trước nên bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn trọng. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tắc ruột dưới đây sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi và mau bình phục.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột bị mất nước và choáng
Hầu hết những người bệnh tắc ruột bị mất nước trước khi tiến hành phẫu thuật thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi thực hiện phẫu thuật. Một số người bệnh cảm thấy choáng, chóng mặt, đau đầu, khô miệng sau khi mổ tắc ruột cũng bởi lý do này.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mất nước và mất điện giải nhiều khi mổ tắc ruột là do trong lúc thực hiện phẫu thuật người bệnh không thể ăn uống và lượng dịch dẫn lưu qua ống hậu môn nhân tạo trong lúc mổ cũng làm thất thoát một lượng nước rất lớn.
Vậy cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột là gì? Khi nhận thấy người bệnh có biểu hiện mất nước sau mổ người nhà hoặc y tá nên cho người bệnh uống nước sau khi tỉnh lại. Trường hợp người bệnh chưa tỉnh nên thực hiện y lệnh truyền dịch.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột bị chướng bụng
Một trong những hiện tượng thường thấy nhất sau khi thực hiện mổ tắc ruột xong là tình trạng chướng bụng, bụng căng, to bất thường do chứa nhiều khí. Khi này, cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột cần lưu ý báo ngay với bác sĩ hoặc y tá để tiến hành dùng ống thông dạ dày để dẫn lưu lượng khí trong khoang bụng ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu, căng tức bụng cho bệnh nhân.
Ngoài ra bác sĩ còn có thể thực hiện lấy dịch lưu trong ổ bụng người bệnh ra, tránh ứ đọng lâu làm cho vết thương lâu lành, dễ dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng.
Trường hợp bệnh nhân sau khi tỉnh táo cần hướng dẫn họ hít thở đúng cách, luyện tập bụng để đẩy hết khí thừa ra ngoài. Nếu xuất hiện hiện tượng đau tức bụng, người nhà hoặc bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ, y tá để xử lý, can thiệp kịp thời.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột có sử dụng hậu môn nhân tạo
Như bạn đã biết, tình trạng tắc ruột khiến cho lượng chất thải không được đào thải ra ngoài như thông thường khiến cho đường ruột thêm tắc nghẽn và tạo cảm giác chướng, đau bụng. Vì có liên quan trực tiếp đến việc đưa lượng sản phẩm tiêu hóa đào thải ra nên sau khi mổ tắc ruột, người bệnh không thể đi ngoài bằng hậu môn như bình thường.
Điều này nhằm giúp vết thương ở ruột có thời gian lành, không bị tổn thương hoặc nhiễm trùng do chất thải tiêu hóa gây nên. Giải pháp để người bệnh đi ngoài tốt nhất lúc này là sử dụng hậu môn nhân tạo.
Tuy nhiên người bệnh sau khi tỉnh dậy nhận thấy bản thân dùng hậu môn nhân tạo có thể sẽ mặc cảm, tự ti, tác động rất lớn đến tâm lý người bệnh nên cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột hiệu quả lúc này là động viên tinh thần, giải thích để họ hiểu tầm quan trọng và tính cần thiết khi dùng hậu môn nhân tạo.
Hướng dẫn người bệnh vận động sau khi thực hiện mổ tắc ruột
Khi mổ tắc ruột sẽ để lại trên bụng người bệnh vết thương hở nên việc giúp bệnh nhân vận động tích cực cũng là cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột hiệu quả đấy. Thông thường sau khi mổ thành công và nghỉ ngơi vài ngày, người bệnh cần vận động để đảm bảo sức khỏe, đồng thời kích thích tiêu hóa đẩy hơi dư thừa trong khoang bụng ra ngoài.
Đối với bệnh nhân mổ tắc ruột dạng cấp cứu không được chuẩn bị trước, người nhà nên hướng dẫn bệnh nhân vận động trên giường thường xuyên với những động tác đơn giản. Khi người bệnh đã có thể xuống giường thì bài tập đi bộ rất phù hợp đấy, hãy dìu người bệnh đi lại vài vòng trong phòng bệnh hoặc đi dạo trong khuôn viên bệnh viện đều rất tốt cho cả thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Phòng tránh nhiễm trùng sau mổ tắc ruột cho bệnh nhân
Khi thực hiện cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột người nhà cần lưu ý đến những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương của người bệnh. Thường xuyên đo thân nhiệt bệnh nhân, dùng thuốc kháng sinh đầy đủ và đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh, thay băng gạc vết thương đúng cách, luôn giữ tay sạch sẽ trước khi chạm vào, thay băng vết mổ,... là những điều cần lưu ý để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ tắc ruột.
Nếu bệnh nhân không có người nhà theo chăm sóc hoặc gặp khó khăn trong quá trình thay băng, vệ sinh vết thương,... hãy liên hệ với y tá để được hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như điều kiện y tế. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến dấu hiệu bất thường ở bệnh nhân và vết thương như sốt cao, vết thương rỉ máu liên tục, vết mổ sưng tấy, nhiễm trùng vết mổ, đau nhức kéo dài,... cần báo ngay với bác sĩ hoặc y tá tại bệnh viện để được hỗ trợ.
Chăm sóc người bệnh tắc ruột qua chế độ dinh dưỡng
Mặc dù sau mổ tắc ruột người bệnh được truyền dịch dinh dưỡng nhưng người nhà khi chăm sóc cũng nên khuyến khích bệnh nhân ăn thêm những món mềm, dễ tiêu hóa để bổ sung dinh dưỡng. Trong khoảng vài ngày sau mổ người bệnh cần nhịn ăn uống, chỉ truyền dịch nên sau khi được bác sĩ cho ăn uống lại bình thường, người bệnh cần chú ý hơn đến dinh dưỡng nạp hàng ngày.
Cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột nên ưu tiên những thực phẩm được nấu mềm nhừ dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn chứa quá nhiều chất xơ hoặc tanin dễ gây táo bón, tắc ruột như quả hồng, măng, ổi, quả sung,... Bên cạnh đó các loại nước ép rau củ quả, trái cây tươi cũng là phương án bổ sung vitamin hiệu quả mà không tạo áp lực cho hệ tiêu hóa sau khi mổ tắc ruột đấy. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa được tốt hơn, tránh mất nước.
Trên đây là tổng hợp những cách chăm sóc bệnh nhân tắc ruột hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau mổ và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi hơn mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Trong quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh nhân mổ tắc ruột nếu thấy có bất cứ biểu hiện nào bất thường nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc y tá gần đó để được thăm khám, kiểm soát biến chứng kịp thời.