Chứng minh tài chính (CMTC) là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xin thị thực du học Đức cho sinh viên Việt Nam. Tùy vào từng trường hợp nhất định mà du học sinh có thể phải mở tài khoản phong toả hoặc không trong quá trình theo đuổi việc học tại Đức.
>> 7 lý do nên du học Đức
Quy định chung về mức chứng minh tài chính tối thiểu
Chính phủ Đức yêu cầu du học sinh phải chuẩn bị đủ tài chính để chi tiêu trong suốt quá trình học tập thì mới được cấp thị thực. Quy định này nhằm đảm bảo sinh viên có thể tập trung học hành mà không cần phải đi làm thêm. Theo thông tin từ trang web của đại sứ quán Đức, kể từ ngày 01/09/2024, mức tiền để chi trả chi phí sinh hoạt mà sinh viên nước ngoài phải chứng minh tăng từ 934 Euro lên 992 Euro (khoảng 27 triệu đồng) mỗi tháng. Riêng đối với người xin nhập học đại học là 1.081 Euro (tương đương 29 triệu đồng) mỗi tháng. Tổng số tiền CMTC trung bình sẽ là 12,000 Euro (khoảng 320 triệu đồng) cho một năm học.
Cụ thể, bạn cần gửi tiền CMTC vào ngân hàng dưới hình thức tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) ở Việt Nam trước khi nhập cảnh vào Đức. Sau đó bạn sẽ dùng biên bản xác nhận của ngân hàng để nộp hồ sơ xin thị thực. Chỉ khi bạn đặt chân đến Đức thì mới có thể rút số tiền này ra sử dụng với hạn mức hàng tháng từ 992 - 1081 Euro. Nếu tổng số dư bạn có lớn hơn mức tối thiểu thì có thể rút nhiều hơn. Một số ngân hàng uy tín có dịch vụ mở tài khoản phong toả ở Việt Nam bạn có thể tham khảo như Vietin Bank, Fintiba, Deutsche Bank,…
>> Muốn xuất khẩu lao động sang Đức thì phải làm sao?
Chứng minh tài chính “bắt buộc” cho hệ đại học
Trước khi vào đại học ở Đức, du học sinh có thể sẽ dành ra khoảng 2 năm để học tiếng và hoàn thành chương trình dự bị đại học Studienkolleg. Lúc bấy giờ bạn chưa được cấp giấy phép lao động nên không thể làm thêm để trang trải chi phí. Do đó khoản CMTC bắt buộc phải có trong trường hợp này để bạn có thể đảm bảo cuộc sống bất kể chọn học ngành nào.
Đến khi bắt đầu chương trình đại học, bạn sẽ được phép làm thêm để phần nào chủ động hơn trong chi phí sinh hoạt. Tuỳ vào sở ngoại kiều ở từng bang mà lúc này bạn có thể nộp bảng lương hoặc hợp đồng làm việc ghi rõ thu nhập để CMTC. Thời gian lưu trú của bạn do sở ngoại kiều quyết định khi gia hạn thị thực sẽ phụ thuộc một phần vào số tiền bạn đang có trong tài khoản. Bạn có thể tự tính bằng cách lấy tổng tiền hiện có chia cho số tiền tối thiểu hàng tháng (1081 Euro) để ra số tháng hợp pháp được phép ở Đức (mức quy định năm 2024). Các du học sinh hệ đại học sẽ được làm thêm minijob với mức lương khoảng 520 Euro/tháng mà không phải đóng thuế. Các bạn có thể tham khảo thêm công việc làm thêm và những điều cần lưu ý tại đây.
Chứng minh tài chính “linh hoạt” cho hệ học nghề
Theo quy định của chính phủ Đức, sinh viên du học nghề vẫn phải đảm bảo có đủ chi phí sinh hoạt với mức tối thiểu như quy định sau khi đã trừ hết các loại phí. Khác với du học sinh hệ đại học, các bạn chọn học nghề tại Đức phần lớn đều được nhận tiền trợ cấp nên có thể sẽ không cần CMTC nếu khoản tiền này đạt yêu cầu. Cơ khí, lái tàu, nhà hàng, khách sạn hay điều dưỡng đang là những ngành được các bạn trẻ Việt Nam chọn lựa với mức lương trợ cấp dao động từ 650-1300 Euro/tháng.
Thực tế thì không phải lúc nào số tiền trợ cấp thực nhận cũng đáp ứng đủ điều kiện do đại sứ quán đưa ra. Ví dụ với những hợp đồng đào tào nghề ngành nhà hàng, khách sạn hay nấu ăn có mức trợ cấp khởi điểm năm đầu tiên sẽ từ 649 Euro/tháng. Trong trường hợp số tiền trợ cấp thấp hơn mức tối thiểu thì bạn phải chứng minh được mình có nguồn tài chính khác bù vào. Tương tự, trong khoảng thời gian sang Đức học tiếng trước khi chính thức học nghề thì bạn vẫn cần CMTC bằng hình thức tài khoản phong tỏa như bình thường.
>> Du học nghề Đức với 5 ngành cực hot 2024!
Tuy nhiên, việc sinh viên học nghề phải CMTC trong thời gian học tiếng còn phụ thuộc vào quy định của từng bang tại Đức. Hiện nay rất nhiều bang đã hạ điều kiện và cho phép các bạn nhập học nghề chỉ với bằng B1. Việc học B2 có thể diễn ra song song với đi thực tập, học chuyên ngành và nhận luôn trợ cấp học nghề ngay khi sang Đức. Vì vậy những bạn đi làm và học tại những bang như trên sẽ không cần CMTC khi sang Đức học tiếng nữa.
>> So sánh du học Đức hệ đại học và học nghề
Trợ cấp nghề điều dưỡng ở VICAT là bao nhiêu?
Hiện tại, các học viên nghề điều dưỡng thông qua VICAT đều có mức lương trợ cấp hàng tháng tối thiểu từ 1,340 Euro trước thuế (thực nhận khoảng 1,100 Euro) nên đã đạt mức tối thiểu của chính phủ Đức. Các chương trình học trọng điểm của VICAT gồm học nghề điều dưỡng và chuyển đổi bằng điều dưỡng đều được thiết kế để bạn có thể tiết kiệm thời gian học tiếng tại Đức với mức chứng minh tài chính thấp nhất có thể. Mục tiêu của VICAT trong tương lai là cung cấp các chương trình không yêu cầu CMTC để giảm tối đa chi phí cho các bạn. Nếu bạn và gia đình muốn biết thêm thông tin về học nghề điều dưỡng tại Đức thì đừng ngần ngại liên hệ đội ngũ tư vấn của VICAT tại fanpage VICAT- Du học nghề điều dưỡng Đức hoặc Hotline 0971 34 11 99.
>> Chi phí du học Đức nghề điều dưỡng