Hiện nay, mỗi lần xin việc ở một công ty hay doanh nghiệp nào đó thì việc chuẩn bị một bản CV là điều tất yếu cần phải làm. Vậy CV là gì? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết mà MISA MeInvoice chia sẻ dưới đây nhé.
Xem thêm: 12 mẫu đơn xin việc trong hồ sơ CHUYÊN NGHIỆP nhất1. CV là gì? CV là viết tắt của từ gì?
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh, được hiểu nghĩa là sơ yếu lý lịch. Về bản chất của CV là bản tóm tắt những thông tin của bản thân liên quan về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng cuộc sống mà ứng viên muốn ứng tuyển.
Từ những thông tin có trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được phần nào những nội dung phù hợp đối với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Đồng thời ứng viên có thể tạo được ấn tượng đặc biệt trong cách trình bày CV của mình.
2. Lý do cần chuẩn bị CV xin việc
Ngày nay, CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách chủ quan nhất và xem rằng liệu ứng viên đã phù hợp với vị trí mà công ty, doanh nghiệp đang tuyển dụng hay chưa. Thông thường, một vị trí cần tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ mà ứng viên gửi tới, việc có những thông tin trong CV của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng chọn ra những CV phù hợp.
Đối với hồ sơ xin việc, CV là loại giấy tờ được nhà tuyển dụng quan tâm và chú ý đến nhất vì CV thể hiện được cách nhìn khái quát về ứng viên. Chính vì thế mà việc chuẩn bị thật kỹ bản CV là điều hết sức quan trọng.
3. CV xin việc gồm những gì?
Một bản CV hợp lệ và được những nhà tuyển dụng chú ý là bản CV đáp ứng được đầy đủ những thông tin cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân: Đây là mục bạn trình bày những thông tin cơ bản về bản thân là Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ Email. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bổ sung địa chỉ nơi bạn đang sinh sống và làm việc.
- Kinh nghiệm làm việc: Về mục kinh nghiệm làm việc thì đòi hỏi bạn có khả năng chọn lọc thông tin và sắp xếp một cách hợp lý. Chỉ nên chọn những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển, không liệt kê toàn bộ những công việc mà bạn đã từng làm.
- Trình độ học vấn: Liệt kê ngành học, trường Đại học của bạn. Nên liệt kê những cấp bậc từ Cao đẳng trở lên. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm những khóa học ngắn hạn mà bạn đã tham gia.
- Kỹ năng liên quan: Nên liệt kê những kỹ năng hỗ trợ cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết kế, v.v…
Trên đây là những mục nhất định phải có trong CV xin việc, ngoài ra bạn có thể bổ sung những mục sau để nhà tuyển dụng có thêm nhiều thông tin về bạn.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Nên chỉ rõ những cột mốc, thành tựu mà bạn muốn đạt trong công việc, sự nghiệp của mình. Thông thường mục tiêu nghề nghiệp được diễn đạt qua 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Chứng chỉ, giải thưởng: Chứng chỉ là phần giúp bạn có thêm điểm cộng trong vòng loại CV. Bạn liệt kê những chứng chỉ bạn đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc trước đó. Nếu không có các loại chứng chỉ thì bạn bỏ qua phần này.
- Người tham khảo: Về mục người tham khảo (References) là nhà tuyển dụng muốn kiểm tra những thông tin bạn đã ghi trong CV đã hoàn toàn chính xác hay chưa.
- Hoạt động ngoại khóa: Bạn liệt kê những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
4. Những lưu ý khi viết CV xin việc
Để có kinh nghiệm cũng như trình bày một bản CV chuyên nghiệp là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để có một bản CV tiêu chuẩn:
- Trình bày thông tin một cách rõ ràng, xúc tích, không sử dụng CV có quá nhiều màu sắc.
- Sử dụng những từ khóa phù hợp với vị trí mà ứng viên ứng tuyển.
- Nội dung của CV nên gói gọn trong 1 trang vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc hết những CV trình bày dài dòng, lan man, và có thể bị đánh giá là ứng viên không biết chọn lọc thông tin.
- Nên định dạng CV ở file PDF để những thông tin trong CV khi được mở ra không bị lỗi.
5. Những sai lầm cần tránh trong lúc viết CV
Có thể bạn là một người có năng lực, là ứng viên tiềm năng cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần cho công ty, doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, trong cách trình bày thông tin ở CV bạn đã mắc phải một sai lầm nào đó làm mất điểm trong nhà tuyển dụng, chính vì vậy bạn tuyệt đối không nên mắc phải những sai lầm khi viết CV xin việc sau:
5.1. Nội dung không có giá trị ở phần giới thiệu
Phần giới thiệu, tóm tắt bản thân được cho là phần quan trọng nhất trong CV. Nếu bạn có phần tóm tắt thông tin cá nhân tốt sẽ làm nhà tuyển dụng đọc hết những thông tin ở các mục khác và bạn sẽ có một kết quả khả quan đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Trường hợp ngược lại, phần tóm tắt thông tin cá nhân của bạn không tốt sẽ khiến nhà tuyển dụng không muốn đọc những thông tin sau của bạn và sẽ đánh giá bạn là ứng viên chưa phù hợp với vị trí mà công ty đang tìm kiếm.
Chính vì thế, bạn nên tóm tắt thông tin cá nhân một cách hợp lý và phù hợp đối với mong muốn mà nhà tuyển dụng đang mong đợi ở vị trí họ tuyển dụng. Sử dụng bản tóm tắt thông tin cá nhân đúng cách chính là cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
5.2. Trình bày tất cả kinh nghiệm làm việc và không theo trình tự nhất định
Có nhiều quan điểm cho rằng, việc trình bày hết những kinh nghiệm làm việc của bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự đa năng của bản thân, điều này hoàn toàn sai lầm. Đối với nhà tuyển dụng, họ chỉ cần những thông tin kinh nghiệm làm việc của bạn phù hợp với vị trí họ đang cần tuyển dụng, còn những thông tin kinh nghiệm làm việc không liên quan đến vị trí họ đang cần ứng viên thì đều là những thông tin dư thừa và hoàn toàn không có giá trị.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo một trình tự nhất định để nhà tuyển dụng có thể đánh giá trình độ chuyên môn của bạn đối với vị trí đang cần ứng viên. Việc trình bày kinh nghiệm làm việc theo những tiêu chí dưới đây sẽ là điểm cộng lớn cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng:
- Trình bày thứ tự kinh nghiệm công việc từ gần nhất đến cũ hơn.
- Chỉ nên đề cập những kinh nghiệm liên quan đến vị trí mà mình đang ứng tuyển.
- Nên đưa ra dẫn chứng để những thông tin kinh nghiệm làm việc sẽ thuyết phục hơn.
5.3. Tránh sai chính tả, ngữ pháp
Việc gửi một bản CV sai chính tả, ngữ pháp câu sẽ khiến cho CV của bạn kém chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Có thể những thông tin về kinh nghiệm làm việc, mục tiêu công việc của bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nhưng việc trình bày CV sai chính tả, ngữ pháp sẽ làm mất đi cơ hội làm việc tại vị trí ứng tuyển. Chính vì vậy, trước khi gửi bản CV đến nhà tuyển dụng, bạn cần kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp để không đánh mất ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Nếu bạn cần một mẫu CV tiếng Anh, hãy tham khảo bài viết xem thêm.
Xem thêm: [Mới] Hướng dẫn cách viết CV tiếng Anh đúng chuẩn hiện nay
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin mà MeInvoice giải đáp thắc mắc ở đầu bài “CV là gì” và đưa ra những lưu ý khi viết CV xin việc cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tạo được một CV tiêu chuẩn và mang lại cơ hội làm việc đối với vị trí mà bạn ứng tuyển.