Những dấu hiệu và triệu chứng của đau xương cụt
Các triệu chứng của đau xương cụt có thể được mô tả như cảm giác đau âm ỉ, nhức hoặc cảm giác đau nhói ở vùng xương cụt (gần đỉnh mông). Cơn đau có thể xảy ra liên tục hầu hết thời gian và đôi khi có những cơn đau nhói kèm theo.
Cơn đau cũng có thể trở nên tồi tệ hơn với các hoạt động như:
- Khi bạn đang ngồi;
- Khi bạn ngồi xuống hoặc đứng lên;
- Khi bạn cúi người về trước;
- Khi bạn đi tiêu;
- Khi quan hệ tình dục;
- Trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Đau xương cụt khi ngồi xe máy cần phải làm gì?
Biến chứng có thể gặp khi mắc đau xương cụt
Đau xương cụt có thể cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn. Các biến chứng có thể gặp khi mắc đau xương cụt bao gồm:
- Đau xương cụt mãn tính;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Rối loạn lo âu;
- Trầm cảm.
Việc được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm đau và hạn chế cơn đau trở nên dai dẳng hoặc dẫn đến tàn phế.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau xương cụt có thể gây khó chịu nhưng hầu hết nó không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có các tình trạng sau:
- Đau xương cụt không tự khỏi sau vài tuần tự kiểm soát tại nhà;
- Đau gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ của bạn;
- Đau thêm một phần khác như bụng, hông hoặc lưng;
- Đau kèm sốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi đau xương cụt kèm các triệu chứng sau:
- Tê hoặc ngứa ở cánh tay, chân hoặc vùng háng;
- Rối loạn tiêu tiểu như khó đi tiểu hoặc khó đi tiêu;
- Thấy một khối u ở khu vực gần xương cụt.