Đến lớp 3 trẻ đã thành thạo với các phép tính phức tạp và tiếp cận với những dạng toán khó hơn để có thể nâng cao khả năng tư duy của mình. Một trong những dạng bài mà trẻ thường gặp đó là bài toán điền số thích hợp vào ô trống. Bài viết dưới đây Clevai Math sẽ giúp ba mẹ và các em một số dạng toán điền số thường gặp nhất.
1. Dạng toán điền số thích hợp vào ô trống là gì?
Những bài toán dạng điền số thích hợp vào ô trống là những bài toán mà học sinh cần điền chính xác đáp án thích hợp. Đây là dạng toán mà dữ liệu khi đưa ra sẽ không đầy đủ buộc học sinh phải tìm ra chữ số phu fhopwj để hoàn thiện một biểu thức, đẳng thức hoặc một mệnh đề để có nghĩa.
Các bài toán điền số thích hợp vào ô trống khá đơn giản phù hợp với trình độ hiện tại của học sinh đang học lớp 3. Học sinh chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản thì đều có thể hoàn thành bài tập này một cách nhanh chóng.
2. Các dạng bài điền số thích hợp vào chỗ trống lớp 3
Để có thể làm được các bài toán dạng điền số thích hợp vào chỗ trống, học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến các phép tính cộng, trừ, nhân, chia,...Trước khi đi vào các dạng bài điền số thích hợp vào ô trống học sinh hãy thực hiện theo các bước làm đó là:
-
Đọc kỹ đề bài
-
Xác định được vị trí ô trống
-
Thực hiện các phép tính phù hợp
2.1 Chỗ trống là một số hạng của tổng
Để hoàn thành được dạng toán này, học sinh cần thực hiện phép trừ để tìm được số cần điền. Ví dụ như:
100 + ….=200
Ta có: 200-100=100. Vậy số cần điền vào ô trống là 100
2.2 Chỗ trống là một số bị trừ hoặc số trừ của một hiệu
Đối với bài toán này, học sinh muốn tìm số bị trừ thì lấy hiệu cộng với số trừ. Nếu học sinh muốn tìm số trừ thì hãy lấy số trừ trừ đi hiệu. Ví dụ như:
180 - …=70 - Vị trí ô trống là số trừ nên ta có: 180 - 70 = 110
…. - 80 =120 - Vị trí ô trống là số bị trừ nên ta có: 120 + 80=200
2.3 Chỗ trống thừa số của tích
Để làm được bài điền số thích hợp vào ô trống thừa số của tích, học sinh cần thực hiện phép chia tích cho thừa số đã biết. Ví dụ:
3 x….=90 - Vị trí ô trống là thừa số của tích nên 90 : 3=30
2.4 Chỗ trống số bị chia, số chia của một thương
Dạng toán Chỗ trống số bị chia, số chia của một thương học sinh cần chú ý. Nếu muốn tìm số bị chia hãy lấy thương nhân với số chia. nếu muốn tìm số chia cần lấy số bị chia chia cho thương. Ví dụ:
150 : ….=5 => 150 :5 =30
….: 10 = 5 => 5 x 10=50
2.5 Dạng bài đo đại lượng và điền số thích hợp
-
Đối với chương trình toán lớp 3 sẽ có phần kiến thức đó là
-
Cách đo, ước lượng đại lượng của một số đơn vị đo thường gặp
-
Sử dụng dụng cụ đo độ dài để ước lượng độ dài
-
Đơn vị đo khối lượng gồm km, hm, dam, m, dm, cm, mm
Với dạng bài này, học sinh cần nắm được những phần kiến thức quan trọng về quy tắc đổi trọng lượng.
2.6 Dạng bài điền số vào ô trống để giá trị 2 vế bằng nhau
Với dạng bài này, học sinh cần nắm được các quy tắc nhân 2 chữ số, cộng số có 2 chữ số. Từ đó, học sinh sẽ làm được dạng toán điền số thích hợp vào chỗ chấm để giá trị của 2 vế bằng nhau. Ví dụ:
…+ 16 = 40 x 10
2 x 4= 4 x …
3. Một số điều cần lưu ý khi làm bài toán điền số thích hợp vào ô trống
Hầu hết các bài toán điền số lớp 3 đều là những kiến thức cơ bản và nền tảng đối với học sinh. Vậy nên, học sinh cần phải nắm được những kiến thức cơ bản, các quy tắc, cách làm một cách chi tiết. Bên cạnh đó còn phải xác định được dạng bài tập thuộc dạng nào để điền vào ô trống số thích hợp. Ngoài ra, học sinh còn cần phải học thuộc những quy tắc đo lường, quy tắc phép cộng trừ nhân chia.
Trên đây là một số dạng toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 3 và một số dạng bài tập điền số mà toán lớp 3 hay gặp. Hy vọng, với bài viết trên đây của Clevai Math sẽ giúp ba mẹ và các em học sinh ôn tập lại kiến thức một cách hiệu qủa nhất. Ngoài ra, sẽ cung cấp cho các em học sinh một số bài tập tương ứng để tham khảo. Nếu ba mẹ và các em học sinh cần thêm thông tin hoặc cần đóng góp thêm các dạng bài khác hãy chia sẻ cùng Clevai Math nhé!