Hạn sử dụng là điều rất quan trọng khi chúng ta sử bất kỳ một món đồ nào đó, nhất là với mỹ phẩm. Sử dụng mỹ phẩm quá hạn không giúp chúng ta xinh đẹp hơn mà ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe. Cùng nhau tìm lời giải đáp hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp là bao lâu qua bài viết dưới đây nhé.
Phân biệt hạn sử dụng và hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp
Hạn sử dụng là gì?
Hạn sử dụng sẽ được nhà sản xuất ký hiệu bằng chữ EXP ( Expiry date ) trên bao bì. Các chữ số kèm theo sau đó chính là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày sản xuất đến ngày cuối cùng sản phẩm ấy đến tay khách hàng. Thông thường, khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp là gì?
Ngoài khái niệm hạn sử dụng, phái đẹp cũng nên chú ý đến cụm từ hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp. Đây là khoảng thời gian tối đa để bạn có thể sử dụng các sản phẩm sau khi đã được mở nắp. Lúc này, mỹ phẩm bạn dùng đã tiếp xúc với không khí bên ngoài nên tùy vào mỗi loại sản phẩm mà sẽ có hạn dùng sau khi mở nắp là khác nhau. Có dòng sản phẩm chỉ nên dùng trong 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hay thậm chí có sản phẩm dùng được trong 24 tháng.
Giống với các thực phẩm đóng hộp, mỹ phẩm khi mở nắp sẽ tiếp xúc ngay với không khí bên ngoài. Vì thế, chúng sẽ dễ dàng bị oxy hóa và các thành phần cũng bị giảm hiệu quả sử dụng. Đặc biệt là những sản phẩm như kem dưỡng da hoặc có nắp đậy đi cùng thường rất dễ nhiễm khuẩn nên càng mau chóng giảm chất lượng. Đó là do nhiệt độ môi trường bên trong và bên ngoài của sản phẩm bị thay đổi cùng với việc chúng ta thường xuyên chạm trực tiếp vào sản phẩm nên có thể bị vi khuẩn vây quanh.
Hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp là bao lâu?
Chúng ta có rất nhiều các dòng mỹ phẩm từ chăm sóc da đến trang điểm. Mỗi dòng sản phẩm này đều có hạn sử dụng mỹ phẩm khác nhau và hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp cũng khác nhau hoàn toàn. Dưới đây là các thông tin về thời gian sử dụng của các mỹ phẩm phổ biến nhất. Bạn hãy tham khảo để sử dụng cho phù hợp nhé!
- Sản phẩm làm sạch: Sữa rửa mặt hay nước tẩy trang đều là những dòng sản phẩm có thời gian sử dụng sau khi mở nắp là rất lâu, khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, có nhiều dòng sữa rửa mặt và nước tẩy trang có thành phần thiên nhiên thì thời hạn có thể ngắn hơn.
- Toner: Nước hoa hồng hay lotion đều là các sản phẩm dưỡng da có thời gian sử dụng dài lâu. Để các chất có trong hai sản phẩm này không bị biến đổi hại da, bạn nên sử dụng chúng trong vòng 1 năm đổ lại.
- Serum: Thông thường, hạn sử dụng của serum là khá lâu, lên đến 12 tháng. Tuy nhiên, serum có chứa các thành phần như retinol, AHA hay BHA thì chỉ có thể dùng trong 6 tháng. Với serum có chứa vitamin C, bạn chỉ nên dùng trong 3 tháng vì sau đó có thể sản phẩm bị oxy hóa và biến chất hoàn toàn.
- Phấn phủ: Các loại phấn phủ dạng bột, dạng nén hay má hồng có thể sử dụng tốt trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm sạch khuẩn và không bị hư hại, bạn nên thường xuyên vệ sinh cọ hoặc mút trang điểm.
- Phấn mắt: Phấn mắt được sử dụng ngay vị trí nhạy cảm là đôi mắt. Vì thế, bạn nên thay đổi hộp phấn mắt thường xuyên để tránh hình thành vi khuẩn xung quanh mắt. Thời hạn tốt nhất để sử dụng hộp phấn mắt là từ 3 đến 6 tháng.
- Kem nền: Sau khi mở nắp sản phẩm, các dòng kem nền trong chai lọ sẽ có thể dùng từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nếu kem nền được đựng trong hủ chúng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn.
- Chì kẻ mày, eyeliner, mascara: Đây đều là những dòng sản phẩm thường xuyên sử dụng nên bạn chỉ nên dùng trong 3 tháng đổ lại. Nếu cảm thấy chúng có bất kỳ dấu hiệu nào bị hư hỏng, hãy ngừng sử dụng ngay.
- Son môi: Son môi được sản xuất dưới rất nhiều dạng như son thỏi hay son nước. So với các dòng son nước thì son thỏi hay chì kẻ môi có thời gian sử dụng ngắn hơn, dưới khoảng 1 năm. Trong khi đó, son tint hay son nước sẽ dùng được 1 năm sau khi mở nắp.
- Kem chống nắng: Các sản phẩm kem chống nắng thường được ghi chú có hạn sử dụng là 3 năm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng từ khoảng 6 đến 8 tháng.
- Nước hoa: Nếu bảo quản đúng cách, một chai nước hoa có thể dùng được từ 8 đến 10 năm. Để có thời gian sử dụng lâu như vậy, bạn nên để nước hoa trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp.
- Sơn móng tay: Sơn móng tay có thể sử dụng tốt trong vòng từ 1 đến 2 năm.
Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm
Một trong những cách giúp nhận biết hạn sử dụng mỹ phẩm đã hết hay chưa, chính là nhìn vào các thông tin ghi chú có trên bao bì sản phẩm, cụ thể là:
- EXP - Expiration Date (Ngày hết hạn sử dụng): Hãy chú ý đến dòng chữ này vì nó chính là thời gian hết hạn sử dụng. Trong một số trường hợp, mỹ phẩm bạn dùng có hạn dưới 30 tháng, nhà sản xuất có thể in thêm các cụm từ như Exp (Hạn sử dụng), Use by (Dùng trước) hay Best by ( Tốt nhất trước) thường đặt trước ngày hết hạn.
- MFG - Manufacturing Date (Ngày sản xuất): Bạn có thể theo dõi thời gian sản xuất của sản phẩm mỹ phẩm thông qua thông số này.
- PAO - Period After Opening (Thời gian dùng sau khi mở nắp): PAO rất dễ thấy trong các sản phẩm dưới dạng hình ảnh. Chính là hình chiếc nắp mở ra với số tháng sử dụng có ký hiệu M bên cạnh. Trong đó, M là viết tắt của chữ Month ( tháng ) trong tiếng anh.
Tác hại sử dụng mỹ phẩm quá hạn mở nắp
Cho dù là dòng mỹ phẩm cao cấp hay bình dân sẽ đều có nguy cơ bị hư hại nếu bạn dùng chúng quá lâu. Nếu tiếp tục sử dụng các loại mỹ phẩm này, chúng sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da của bạn như là:
- Vi khuẩn được sinh sôi từ các thành phần bị biến chất, gây hại nghiêm trọng cho làn da. Bạn có thể bị mụn, viêm da, ngứa, sưng hay chảy máu.
- Làn da sẽ bị lão hóa nhanh hơn.
- Với những sản phẩm như mascara, eyeliner hay phấn mắt có thể sẽ khiến mắt bị sưng, đỏ, chảy nước mắt,...
- Môi của bạn có thể bị sưng, chảy máu, nứt nẻ nếu dùng son môi quá hạn.
- Hít phải các hạt bụi phấn từ phấn nền, phấn bột hay phấn mắt quá hạn cũng gây tổn thương cho hệ hô hấp.
Cũng giống như thực phẩm, mỹ phẩm chúng ta dùng cũng có hạn sử dụng sau khi mở nắp. Việc chú ý đến hạn sử dụng mỹ phẩm này là điều cần thiết. Hy vọng mọi người đã có những thông tin bổ ích để chúng ta cùng sử dụng mỹ phẩm an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý
- Da bị kích ứng mỹ phẩm: Nhận biết thế nào và cách cải thiện ra sao?