Bài viết được viết bởi TS.BS Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc.
1. Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.
Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể...
2. Những đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.
- Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
- Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
- Trẻ em.
3. Nguyên nhân nào gây ra táo bón?
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Ăn kiêng
- Các bệnh về hệ tiêu hóa
- Ăn ít chất xơ
- Lười vận động
- Nhìn đi ngoài
- Không uống đủ nước.
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi
- Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
- Sốt
- Giảm cân
- Mệt mỏi.
Để giảm triệu chứng táo bón cần:
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
- Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
- Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám:
- Các triệu chứng của bạn là mới hoặc không bình thường đối với bạn
- Bạn không đi đại tiện trong vài ngày
- Táo bón không thường xuyên lặp lại trong 3 tuần
- Đau bụng
- Bạn có các triệu chứng khác cũng khiến bạn lo lắng (ví dụ: chảy máu, suy nhược, sụt cân hoặc sốt).
- Những người khác trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc bệnh viêm ruột.
4. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Ăn kiêng
- Các bệnh về hệ tiêu hóa
- Ăn ít chất xơ
- Lười vận động
- Nhìn đi ngoài
- Không uống đủ nước.
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi
- Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
- Sốt
- Giảm cân
- Mệt mỏi.
Để giảm triệu chứng táo bón cần:
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
- Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
- Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất mà bác sĩ sử dụng để tìm nguyên nhân gây táo bón:
- Khám trực tràng
- Nội soi đại tràng
- Chụp X-quang hoặc MRI ổ bụng
Việc điều trị táo bón hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị táo bón việc đầu tiên bạn cần làm đó là thử ăn nhiều chất xơ hơn và uống nhiều nước hơn. Nếu điều đó không hữu ích, bác sĩ có thể đề nghị:
- Thuốc nhuận tràng
- Thay đổi loại thuốc bạn đang dùng cho các bệnh lý khác
- Thụt tháo.
5. Phòng ngừa bệnh táo bón
Bạn có thể giảm nguy cơ bị táo bón trở lại bằng những cách sau:
- Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô.
- Uống nước và các chất lỏng khác trong ngày
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
- Đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, Đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định và ngồi vệ sinh đúng tư thế.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng phương pháp điều trị cho các trường hợp táo bón do giảm hoặc mất phản xạ đại tiện bằng kích thích điện hậu môn kết hợp với sóng giao thoa, tập phản hồi sinh học (Biofeedback). Phương pháp trên đã giúp cho > 80% các bệnh bệnh nhân phục hồi phản xạ đại tiện, cải thiện tình trạng nhu động ruột và quá trình tống phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò cần thiết như: Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, đo áp lực hậu môn trực tràng, đánh giá chức năng đại tiện và các bệnh lý liên quan đến vùng sàn chậu... để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu. Hàng trăm bệnh nhân ở những độ tuổi khác nhau đã đạt được kết quả điều trị mong muốn. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành công điều trị là bệnh nhân đi ngoài đều đặn hàng ngày, đi ngoài dễ dàng hơn ...
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM
- Táo bón kéo dài và các biện pháp hỗ trợ điều trị
- Trẻ bú mẹ vẫn bị táo bón, vì sao?
- Hậu quả của táo bón kéo dài