Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mới và nhận được quan tâm của bạn trẻ, trong đó có kỹ sư hóa học. Thế nhưng trước khi tham gia vào công việc này bạn cần phải trau dồi một số kiến thức nhất định. Cùng JobsGO tổng hợp ở bài viết dưới đây.
1. Kỹ sư hóa học là gì?
Có rất nhiều bạn trẻ đang không hiểu hoặc hiểu sai về kỹ sư hóa học. Vậy chúng ta cần hiểu đúng như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, Kỹ sư hóa học là nhà khoa học nghiên cứu, phát triển phân tử, nguyên lý chủ động và sản phẩm liên quan đến hóa học để ứng dụng trên thị trường. Các kỹ sư này cũng tham gia vào sáng chế ứng dụng sản phẩm sáng tạo vào việc sản xuất sản phẩm vào kiểm tra chất lượng, thương mại hóa sản phẩm.
👉 Xem thêm: Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”
2. Kỹ sư hóa học làm gì?
Trước khi ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp trên cả nước thì các kỹ sư sẽ phải hiểu công việc của mình như:
- Trực tiếp tham gia sáng chế, ứng dụng sản phẩm vào công việc sản xuất ví dụ như ngành hóa mỹ phẩm
- Tiến hành xét nghiệm, theo dõi hiệu suất của quá trình trong khâu sản xuất.
- Lên ý tưởng thiết kế và bố trí trang thiết bị, ước tính các chi phí trong sản xuất.
- Nghiên cứu để phát hiện mới những quy trình sản xuất, cải thiện quy trình cũ, nâng cao hiệu quả hơn.
- Thực hiện đánh giá tổng thể quy trình sản xuất và kiểm tra tình trạng của máy móc thiết bị để khắc phục và sửa chữa kịp thời.
- Trong quá trình làm việc các kỹ sư phải tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường.
- Tiến hành xử lý nhanh, kịp thời sự cố và vấn đề phát sinh trong khâu sản xuất.
- Nghiên cứu phát triển mới những quy trình an toàn cho người tiếp xúc và làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
- Bên cạnh đó họ còn phải làm các công việc do cấp trên phân công hoặc công việc phát sinh khác.
3. Cơ hội nghề nghiệp kỹ sư hóa học
Kỹ sư hóa học đang được cho là ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng 0. Bởi hơn hết, đây là ngành công nghiệp được quan tâm phát triển như ngành mũi nhọn tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, các kỹ sư có thể làm việc ở đa dạng ngành nghề, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tùy thuộc vào nhu cầu, năng lực bản thân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
Thực tế, sau khi ra trường các bạn có thể cân nhắc những vị trí việc làm sau đây:
- Hoạt động tại phòng thí nghiệm hay tham gia vào bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân hay cơ quan nhà nước…
- Trở thành giảng viên giảng dạy các môn Công nghệ hóa học, Kỹ thuật hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng…
- Làm cố vấn khoa học.
- Làm chuyên viên kiểm định chất lượng các sản phẩm trong ngành.
- …
👉 Xem thêm: [Kỹ sư môi trường là gì?] Khám phá công việc của kỹ sư môi trường
4. Môi trường làm việc của kỹ sư hóa học
Môi trường làm việc của kỹ sư hóa học khá đa dạng, chẳng hạn như:
- Các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu.
- Nhà máy lọc dầu, hóa chất, thảo dược, bào chế thuốc.
- Các công ty chuyên sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc sâu.
- Các công ty chuyên về sản xuất, nghiên cứu công nghệ nhiên liệu mới.
- Các phòng thí nghiệm.
- Tập đoàn kinh tế, công nghiệp tư nhân, quốc gia hay đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, dược phẩm, hàng không, xăng dầu…Vậy công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì? Các kỹ sư có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu, sản xuất đến quản lý và kiểm soát chất lượng trong các ngành liên quan đến hóa chất và dược phẩm
5. Mức lương kỹ sư hóa học
Có thể nhiều người chưa biết, vị trí này nằm trong top 10 ngành nghề có mức lương cao nhất. Đây là một công việc có mức thu nhập lớn và ổn định ngay từ khi sinh viên tốt nghiệp.
Tùy thuộc vào địa điểm, môi trường làm việc, năng lực bản thân mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các con số phù hợp nhất. Thế nhưng, con số trung bình khi nhắc đến công việc này sẽ dao động từ 9 - 10 triệu.
Đối với những người có kỹ năng chuyên môn tốt thì còn có thể nhận mức lương lên đến 30 triệu. Đặc biệt, khi bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, ứng tuyển trong các doanh nghiệp nước ngoài thì thu nhập còn lên đến 70 - 100.000 USD/năm.
Không chỉ riêng kỹ sư hóa học mà kỹ hóa dầu và kỹ sư sinh hóa cũng nhận được mức lương tương tự.
6. Yêu cầu đối với kỹ sư hóa học
Với mức lương cao như vậy, chắc chắn để ứng tuyển thành công vào vị trí này là điều rất khó. Tùy thuộc vào từng đơn vị tuyển dụng mà họ sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số yêu cầu chung như:
- Bởi tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học nên các doanh nghiệp tuyển dụng nam nhiều hơn. Bạn phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, hóa phân tích từ cao đẳng trở lên.
- Có các kiến thức chuyên sâu về hóa học và phân tích hoá học.
- Ứng viên phải đảm bảo các kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích, tra cứu tài liệu, kỹ năng quản lý, làm việc độc lập, thành thạo tiếng Anh.
- Với khối lượng công việc nhiều, ứng viên cần phải chịu được áp lực công việc lớn, chịu khó, ham học hỏi và biết cầu tiến.
👉 Xem thêm: Công nghệ sinh học là gì? Thông tin tổng quan về ngành học này
Đối với công việc này không có quá nhiều yêu cầu, thế nhưng các doanh nghiệp sẽ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chính vì thế mà các bạn cần phải trang bị ngay cho bản thân khi ngồi trên ghế nhà trường.ư
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về kỹ sư hóa học. Có thể thấy đây là một việc làm hấp dẫn, phù hợp với những bạn năng động, thích nghiên cứu, tìm hiểu về hóa học.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: