1 Gói mì bao nhiêu calo? Mì gói là món ăn “quốc dân” thường được sử dụng thay các bữa ăn. Đặc biệt với sinh viên, người đi làm bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn thì đây chính là thực phẩm “cứu đói”. Tuy nhiên việc ăn mì đói có gây béo không và thành phần dinh dưỡng của mì tôm có bao nhiêu calo? Cùng Toshiko tìm câu trả lời chính xác nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong một gói mì
Hầu hết các loại mì hiện nay đều hướng tới mục đích giảm hàm lượng calo và tăng nhiều chất xơ, natri, protein,… Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong một gói mì bình thường. Cụ thể các thành phần dinh dưỡng có bên trong bao gồm:
1 Gói mì tôm bao nhiêu calo? Lượng calo chứa trong mỗi loại mì tôm khác nhau
Mì tôm được đánh giá là loại thực phẩm có hàm lượng calo tương đối cao. Vậy 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo? Và có phải lượng calo chứa trong mỗi loại mì tôm là khác nhau tùy thuộc vào khối lượng của mì và thương hiệu của mỗi loại mì tôm.
Mì tôm bao nhiêu calo?
Khá nhiều người rất thích ăn mì nhưng không biết trong mì tôm chứa bao nhiêu calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 gói mì tôm có trọng lượng trung bình 85 gam chứa khoảng 350 calo. Nếu bạn cho thêm thịt, trứng, rau thì hàm lượng calo trong mì tôm sẽ tăng lên.
1 gói mì Hảo Hảo bao nhiêu calo?
Bình thường, 1 gói mì Hảo Hảo có trọng lượng 75g khoảng 352 calo. Trong khi trung bình một người trưởng thành cần hấp thụ 2000 calo mỗi ngày (700 calo mỗi bữa) để duy trì các hoạt động sống. Như vậy, chỉ cần ăn 2 gói mì Hảo Hảo đã bằng lượng calo cần hấp thụ trong mỗi bữa.
1 gói mì Kokomi 90 bao nhiêu calo?
1 gói mì Kokomi có trọng lượng trung bình 65 gam chứa khoảng 300 calo, vậy 1 gói mì Kokomi 90 chứa bao nhiêu calo? Theo báo cáo của nhà sản xuất, 1 gói mì kokomi 90 chứa khoảng 450 calo. Lượng calo này tương tự như các loại mì ăn liền khác như: Hảo Hảo, 3 miền,…
Mì Omachi bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ nhà sản xuất cung cấp, 1 gói mì Omachi chứa 387 calo, hàm lượng này tương đương với 1 bữa ăn nhẹ hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng hương vị mà lượng calo trong mỗi gói sẽ có sự khác nhau, ví dụ như:
- Mì Omachi bò hầm: Khoảng 385 calo.
- Mì Omachi sườn hầm ngũ quả: Khoảng 370 calo.
Ngoài ra, mì Omachi còn chứa 1 số dưỡng chất như:
- Chất đạm (Protein): 7.6 gam.
- Chất béo (Lipid): 48.2 gam.
- Carbohydrate: Chứa 16 gam.
1 gói mì cay Hàn Quốc có bao nhiêu calo?
1 bát mì cay Hàn Quốc chứa khoảng 600 đến 800 calo, đây là lượng calo lý tưởng của một bữa ăn mà không gây tăng cân. Bên cạnh đó, mì cay của Hàn còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như: Chất đạm có trong hải sản và xúc xích, rau cải cung cấp chất xơ, ớt có chứa nhiều vitamin,… Đồng thời vị cay nồng của mì cay Hàn Quốc còn đánh bay lớp mỡ thừa, tiết ra tuyến mồ hôi, giúp bạn vừa được thưởng thức 1 tô mì ngon vừa không lo tăng cân.
1 gói mì 3 miền bao nhiêu calo?
1 gói mì 3 miền có trọng lượng 65 gam chứa khoảng 380 calo. Nếu bạn biết cách tính toán lượng calo cần nạp trong mỗi gói mì ở khẩu phần ăn thì hoàn toàn yên tâm về vấn đề cân nặng.
1 gói mì Indomie bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia, trên bao bì của 1 gói mì Indomie 80 gam khoảng 352 calo. Đây cũng là lượng calo trung bình của một gói mì thông thường. Tuy nhiên, lượng calo trong mì Indomie còn tùy thuộc vào cách chế biến và nguyên liệu. Nếu cho thêm các topping khác thì hàm lượng calo trong mì Indomie sẽ thay đổi. Cụ thể là, mì úp với nước sôi có hàm lượng calo ít hơn so với mì xào với các loại thực phẩm đi kèm như: Rau, củ cải, trứng rán,…
1 gói mì Koreno bao nhiêu calo?
Người tiêu dùng vốn rất lo ngại về lượng calo trong mì có thể gây tăng cân, nhưng sự ra đời của mì Koreno đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Theo các nghiên cứu, 1 gói mì Koreno có trọng lượng 110 gam chứa khoảng 460 calo. So các loại mì ra đời trước đó, với cùng khối lượng nhưng lượng calo của mì Koreno chỉ bằng 1 nửa. Nên đây là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho gia đình bạn.
Cách chế biến mì có thay đổi lượng calo không?
Lượng calo thay đổi không những do khối lượng của các loại mì mà còn thay đổi tùy theo cách mà chúng ta chế biến. Vậy khi ăn sống, nấu chín, trộn lượng calo sẽ thay đổi như thế nào?
Mì ăn liền bao nhiêu calo nếu nấu chín?
Theo các chuyên gia, mì tôm khi được nấu chín lượng calo sẽ tăng so với ăn mì tôm sống. Nếu 1 gói mì tôm sống 85 gam chứa 350 calo thì 1 gói mì tôm chín sẽ tăng 83 calo nên tổng calo mì ăn liền nấu chín là 433 calo.
Mì tôm sống bao nhiêu calo?
Lượng calo trong mỗi một gói mì sống sẽ có sự chênh lệch theo sản phẩm và công thức tạo ra. Vậy mì tôm sống chứa bao nhiêu calo? Dưới đây là lượng calo trong một gói mì tôm sống của 1 số thương hiệu phổ biến nhất hiện nay:
- 1 gói mì tôm sống Hảo Hảo, trọng lượng 75 gam chứa 350 calo.
- 1 gói mì tôm sống Indomie, trọng lượng 85 gam chứa khoảng 390 calo.
- 1 gói mì sống Omachi cay, trọng lượng 91 gam chứa 36 calo.
Mì trộn bao nhiêu calo?
Mì trộn là loại mì được rất nhiều người yêu thích vì topping rất đa dạng như: Sốt chua cay, tương đậu nành, sốt cà chua, sốt spaghetti,… Vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng với cách chế biến như vậy lượng calo có tăng hay không? Tiêu biểu là mì Omachi sốt Spaghetti chứa 457.2 calo, tăng 70.2 calo so với 1 gói mì Omachi thông thường.
Mì gói có tốt cho sức khỏe không? Có béo không?
Mì gói thuộc loại thực phẩm chiên dầu nên nếu ăn nhiều sẽ mang đến những tác hại đáng kể đối với sức khỏe. Dưới đây là những tác hại do mì gói gây ra nếu bạn ăn thường xuyên:
Tác hại khi ăn quá nhiều mì gói
- Dễ bị nóng trong người: Độ giòn của mì gói mà chúng ta cảm nhận thấy là do được sấy khô sau khi chiên dầu ở nhiệt độ cao. Nên khi ăn chúng ta thường cảm thấy khô miệng dẫn đến khát nước. Vậy nên, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người.
- Chức năng dạ dày bị rối loạn: Nguyên nhân là do mì gói chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, đây đều là những chất nếu vượt quá ngưỡng an toàn có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Khi đó nếu như ăn quá nhiều mì sẽ xuất hiện các dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, thậm chí là đau dạ dày,…
- Thiếu các dưỡng chất cần thiết: 7 chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động sống của con người bao gồm protein, chất béo, khoáng chất, chất xơ, vitamin và carbohydrate. Trong khí đó thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì, nước sốt, chất béo, muối,… Nên khi ăn mì trong thời gian dài bạn sẽ bị suy dinh dưỡng và kéo theo hàng loạt các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, gầy sút, teo cơ, tim đập nhanh,…
- Gây ra 1 số bệnh lý: Mì gói đã chiên qua dầu nên hàm lượng vitamin B trong mì sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không đủ cung cấp đủ năng lượng cho 1 ngày làm việc. Nên mọi người thường có xu hướng ăn thêm những thức ăn khác như cá viên chiên, xúc xích, gà rán,… Kết quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp,…
- Lão hóa nhanh: Mì tôm nếu không được bảo quản tốt sẽ dễ sinh ra nấm mốc, lipid peroxide. Nếu nạp quá nhiều lipid peroxide sẽ phá hủy hệ thống enzym, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
- Có thể gây bệnh ung thư: Để cải thiện hương vị và kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như chất chống oxy hóa, chất bảo quản, phosphate,…Lâu ngày những chất này bị biến chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư. Mặt khác, thành phần chính của mì gói là tinh bột, khi nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
- Hại gan: Những hộp mì ăn liền làm bằng nhựa khi ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm cho các chất độc hại ngấm vào mì. Từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh trung ương, hệ sinh sản.
Chứa nhiều muối
1 điều đáng lo ngại là trong 1 gói mì tôm chứa gần 5 gam muối, tương đương với tổng lượng muối một người cần bổ sung hàng ngày. Nghĩa là nếu mỗi ngày bạn ăn một gói mì tôm vào buổi sáng và các bữa còn lại ăn bình thường thì ngày hôm đó cơ thể đã bị thừa muối. Nếu đã tình trạng này tiếp diễn sẽ gây suy giảm chức năng thận, bệnh tăng huyết áp,…
Chứa nhiều bột ngọt (MSG)
Các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều bột ngọt vào trong mì gói để hương vị được hài hòa hơn. Nhưng bạn có biết rằng, nếu ăn quá nhiều bột ngọt sẽ gây ung thư và suy giảm trí óc của trẻ nhỏ. Vậy nên, tốt nhất bạn không nên ăn mì gói quá thường xuyên, chỉ nên ăn 1 đến 2 gói mì trong 1 tháng.
Hạn chế chất xơ và protein
Mì tôm được làm chủ yếu bằng bột mì, đây là thành phần cung cấp sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, mì ăn liền lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, protein, vitamin A, vitamin C, vitamin B12, kali, canxi và magie. Như vậy, nếu thiếu hụt các chất này sẽ gây thừa cân, béo phì, sỏi thận,…
Thực phẩm không lành mạnh
Mì gói từ lâu đã được coi là món ăn không lành mạnh vì mì gói thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối nhưng lại ít vitamin, chất đạm. Nếu ăn nhiều sức khỏe con người chắc chắn sẽ bị giảm sút, đối mặt với các vấn đề thừa cân, béo phì, bệnh thận,…
“Bật mí” cách ăn mì gói mà vẫn giảm cân hiệu quả
Ăn mì tôm có bị béo không là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là đối với phái nữ? Câu trả lời ở đây là có, vậy có những cách ăn mì nào mà vẫn kiểm soát được cân nặng?
Bổ sung thêm rau xanh
Nếu bạn muốn vừa giảm cân vừa muốn ăn uống lành mạnh thì khi ăn mì bạn đừng quên bỏ thêm rau vào mì. Vì chất xơ có trong rau giúp bạn hạn chế tích trữ chất béo, giảm cảm giác thèm ăn rất tốt cho việc giảm cân. 1 số loại rau bạn có thể cho thêm như: Rau chân vịt, rau cải cúc, cà rốt, súp lơ,…
Bên cạnh đó, để quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn bạn nên kết hợp dùng ghế matxa toàn thân. Ghế massage sẽ giúp bạn tiêu hủy các mô mỡ và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Đặc biệt, những mẫu ghế massage giá rẻ hiện nay được tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại như nhiệt hồng ngoại sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, mang đến những giây phút thư giãn, thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
>>> Xem thêm: Loại bỏ căng thẳng mệt mỏi với ghế massage toàn thân Toshiko T22
Thêm “topping”, hạn chế muối
Các gói gia vị trong mì tôm đều chứa một lượng muối khá lớn có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các gia vị bên ngoài như: Muối hồng Himalaya, muối Kosher, muối biển,… Và đừng quên thêm các topping như: Thịt, trứng, cá viên để bổ sung đạm nhé.
Kết hợp với thực phẩm trong tháp dinh dưỡng khi ăn mì
Trong một bài báo y tế gần đây, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh đã khuyên người tiêu dùng nên kết hợp ăn mì với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: “Người dùng nên ăn mì gói kèm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, cà rốt, cà chua, rau muống,… Ngoài cung cấp các vitamin và khoáng chất thì chất xơ trong rau củ giúp tránh táo bón, thải độc”. Ngoài ra, người dùng nên bổ sung thêm đạm vào mỗi bát mì bằng cách: Thêm khoảng 3-4 lát thịt lợn, thịt bò hoặc 2 đến 3 con tôm.
1 gói mì bao nhiêu calo? Đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho bản thân mình. 1 gói mì là giải pháp thích hợp cho buổi sáng bận rộn nhưng không nên quá lạm dụng. Thay vào đó, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm rau và thịt cá để bát mì thêm phần dinh dưỡng. Đừng quên tập thể dục để tăng cường thể lực và giữ cho vóc dáng luôn như ý.