Trong nhiều năm trở lại đây, các ngành lĩnh vực công nghệ thông tin đã vào giai đoạn bùng nổ, những ngành trong lĩnh vực này hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó, ngành quản trị mạng máy tính đóng vai trò quan trọng.
Quản trị mạng máy tính là gì?
Để hiểu được mạng máy tính là gì, bạn hãy thử tượng tượng: Một doanh nghiệp có 50 nhân viên với 50 máy tính, làm việc ở nhiều bộ phận và địa điểm khác nhau. Trong quá trình làm việc, khối lượng thông tin sẽ ngày càng lớn và tiến độ công việc cũng liên tục thay đổi. Vì vậy, để tổng hợp, trao đổi thông tin hay quản lý, theo dõi tiến độ, hiệu quả công việc của từng nhân viên, phòng ban một cách nhanh nhất cần phải có một hệ thống liên kết toàn bộ cán bộ nhân viên, toàn bộ cơ sở dữ liệu với nhau. Hệ thống đó là mạng máy tính và công việc quản lý hệ thống đó được gọi là quản trị mạng (tiếng Anh là Netword administator).
Như vậy, Quản trị mạng được hiểu là việc xây dựng một mạng lưới của nhiều máy tính và các thiết bị mạng được liên kết với nhau, nhằm hỗ trợ việc trao đổi, truyền đạt thông tin trong một cơ quan, doanh nghiệp được thuận lợi để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Khi công nghệ kỹ thuật phát triển, một hệ thống mạng máy tính còn phải đảm bảo về an ninh, bảo mật thông tin.
Quản trị mạng máy tính gồm 2 phần là: Quản trị hệ thống (phần mềm) và quản trị hạ tầng (phần cứng)
Cơ hội việc làm của ngành quản trị mạng máy tính
1. Ngành quản trị mạng học những gì?
Kiến thức:
- Các kiến thức cơ bản về máy tính;
- Kiến thức nền tảng về mạng máy tính;
- Nắm được các nguyên tắc xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì hệ thống mạng máy tính;
- Các phương thức tấn công mạng và các biện pháp bảo vệ.
Kỹ năng:
- Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;
- Thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;
- Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;
- Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở;
- Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail, Captive Portal,…;
- Vận hành, quản trị hệ thống website và thư điện tử;
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trên hệ thống mạng;
- Bảo trì được hệ thống mạng máy tính.
2. Học ngành quản trị mạng ra trường làm gì, ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị mạng sinh viên có thể đảm nhận các công việc như:
- Quản trị mạng
- Quản trị an ninh mạng
- Hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì mạng
- Thiết kế, thi công hệ thống mạng
- Vận hành và quản trị Website và hệ thống thư điện tử
- Xây dựng hạ tầng mạng viễn thông
Như đã nói trên, gần như tất cả các tổ chức, doanh nghiệp lớn nhỏ ít nhiều đều phải sử dụng các ứng dụng của mạng máy tính trong quá trình hoạt động. Có thể là các công ty trong lĩnh vực điện tử, công nghệ, truyền thông, cũng có thể là những công ty về sản xuất, thương mại, dịch vụ muốn tự xây dựng cho mình một hệ thống mạng máy tính để đảm bảo tính tự chủ về cấu trúc, bảo mật thông tin.
Bên cạnh đó, trong chương trình học, ngoài những kiến thức, kỹ năng về mạng máy tính, sinh viên còn được đào tạo rất nhiều những kiên thức liên quan về tin học ứng dụng, cơ sở lập trình, lắp ráp và bảo trì máy tính,… nên sinh viên hoàn toàn có thể kiệm nhiệm nhiều vị trí, công việc cùng lĩnh vực tại các doanh nghiệp nhỏ.
3. Tố chất gì để trở thành một chuyên gia quản trị mạng
Suy luận, tư duy logic
Trong quá trình sử dụng các ứng dụng công nghệ nói chung và trong xây dựng, vận hành hệ thống mạng nói riêng, việc xảy ra lỗi hay sự cố là điều khó tránh. Trong vô số những lý do có thể xảy ra, nhân viên quản trị mạng phải có suy luận logic để xác định được nguồn gốc của vấn đề, từ đó có hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng.
Siêng năng và cẩn thận
Những công việc của một quản trị mạng thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự cẩn thận. Trong quá trình xây dựng, vận hành hay bảo trì hệ thống mạng, chỉ cần 1 lỗi nhỏ cũng có thể gây ra lỗi hoặc thay đổi hoàn toàn hệ thống. Bạn phải có đủ sự kiên trì và cẩn thận để không cảm thấy chán nản và hoàn thành tốt công việc.
Làm việc nhóm
Trong nhiều doanh nghiệp, hệ thống mạng có quy mô rất lớn, đòi hỏi việc xây dựng, vận hàng, bảo trì hệ thống phải có sự phân chia công việc và kết hợp ăn ý giữa nhiều thành viên trong đội nhóm. Bạn phải có kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của toàn đội nhóm.
Học trung cấp quản trị mạng máy tính ở đâu?
Trường trung cấp Mai Linh được thành lập từ năm 2005, với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì đây là một đơn vị đào tạo vô cùng uy tín, chất lượng tại khu vực TPHCM và TP. Biên Hòa
Tham khảo chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp và dân dụng tại dây
Đối tượng và thời gian đào tạo:
- Tốt nghiệp THCS: Học 2,5 năm
- Tốt nghiệp THPT: Học 1,5 năm
- Tốt nghiệp TC trở lên: Học 1 năm
Xem thông tin tuyển sinh tại: https://mlc.edu.vn/tuyen-sinh/trung-cap-chinh-quy/
TRƯỜNG TRUNG CẤP MAI LINH
Tổng đài tư vấn: 1900 8011
TP. HỒ CHÍ MINH: Số 302, Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12 Tel: (028) 62979 888 - (028) 62978 999 - Hotline: 0939 199 789
ĐỒNG NAI: Địa chỉ 1: 39 Đường 30/4, phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa Tel: (0251) 3827 888 - Hotline: 0333 199 789 Địa chỉ 2: F1 Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa Tel: (0251) 2814 888 - Hotline: 0834 199 789