Trần nhà bị dột với các vết nước loang lổ, lớp sơn bong tróc gây ra không ít phiền toái cho gia chủ. Đặc biệt là mỗi mùa mưa lũ tới. Thay vì mất quá nhiều thời gian để “thấm tới đâu - chống tới đó”, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm. Đồng thời có cách xử lý trần nhà bị dột một cách triệt để và tiết kiệm nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm dột
Trần nhà bị dột tưởng chừng như đơn giản nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúng có thể khiến căn nhà cái bạn bị xuống cấp, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đôi khi chi phí khắc phục sự cố này có thể tăng gấp 2 tới 3 lần.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một trong số đó phải kể tới:
- Do sàn mái bị rạn nứt: Sự thay đổi thường xuyên của nhiệt độ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái. Những kẽ vết nứt gặp trời mưa sẽ tạo thành những dòng chảy rỉ xuống trần nhà gây ra tình trạng thấm dột nước.
- Nguyên nhân khác có thể do thấm từ sàn nhà tầng trên lan xuống hoặc thấm nước từ sân thượng, nhà vệ sinh làm ảnh hưởng xuống trần nhà.
- Do việc sử dụng vật liệu kém chất lượng, thi công không được đảm bảo.
- Thấm từ nhà vệ sinh cũng là nguyên nhân phổ biến thường hay gặp thấm trần nhà
Đó là những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới tình trạng thấm dột nước trần nhà. Khi sự cố này xảy ra, gia chủ nên tìm cách xử lý trần nhà bị dột kịp thời. Tránh để lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng.
===>>> Xem thêm: Chống dột mái tôn
Gợi ý cách xử lý trần nhà bị dột
Tìm cách khắc phục, xử lý khi trần nhà bị dột đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế tùy vào từng giai đoạn mà gia chủ có thể áp dụng cách xử lý khác nhau. Dưới đây là 3 cách xử lý trần nhà bị dột tương ứng với 3 thời điểm một cách triệt để, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất gia chủ có thể tham khảo.
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước ngay từ lúc xây dựng
Đây được coi là cách hiệu quả, an toàn nhất. Ngay từ thời điểm mới xây dựng, gia chủ nên tiến hành chống thấm dột. Điều này sẽ giúp hạn chế những sự cố về sau, khi “mất bò mới làm chuồng” thì chi phí sửa chữa, thời gian sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Gia chủ hãy lên kế hoạch ngay từ khâu phác thảo, thiết kế nhà ở. Quá trình thi công cũng cần phải tỉ mỉ, cẩn thận đặc biệt là ở khâu chống thấm. Như vậy chất lượng công trình sẽ được đảm bảo tối ưu nhất.
===>>> Xem thêm: Lát gạch chống thấm sân thượng
Cách xử lý trần nhà bị dột nước cho nhà mới
Không ít công trình mới xây đã bị thấm dột do khâu xây dựng không triển khai. Lúc này, gia chủ nên sử dụng các vật liệu chống thấm chất lượng. Bạn có thể thực hiện phủ kín bề mặt bên ngoài đồng thời làm phẳng bề mặt cần chống thấm. Sau đó phun lớp sơn lót bên ngoài. Cuối cùng là lớp sơn chống thấm sàn nhà theo đúng quy trình.
Trong trường hợp trần nhà dột nhiều thành giọt nước nhỏ, gia chủ cần phải xử lý hết sức cẩn thận bằng cách loại bỏ các lớp gạch lát trần nhà ở khu vực bị thấm. Sau đó phủ lên trên một lớp keo chống thấm cẩn thận. Cuối cùng thực hiện trét xi măng và lát lại gạch ốp lát như cũ.
Cách xử lý trần nhà bị dột nước cho nhà cũ
Với nhà cũ, cách xử lý trần nhà bị dột sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Trước tiên, gia chủ cần làm sạch tường, loại bỏ lớp sơn bên ngoài và cạo vôi đi. Khi trần nhà đã bị thấm dột nước, bạn cần xử lý kịp thời và hiệu quả. Sau đó thực hiện việc chống thấm. Lưu ý cần phải làm vệ sinh trần nhà thật sạch sẽ trước khi xử lý chống thấm dột.
Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lớp sơn rất khó lên màu và mướt. Thay vào đó sẽ gây ra tình trạng bị rộp làm giảm hiệu quả chống thấm. Đồng thời cũng làm giảm sút tính thẩm mỹ cho công trình.
Thế nhưng, để xử lý trần nhà bị dột tốt và hiệu quả nhất, bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của thợ chống thấm chuyên nghiệp. Bằng chuyên môn nghiệp vụ, họ sẽ tư vấn và có biện pháp khắc phục triệt để nhất.
Vật tư chống thấm dột trần nhà tốt nhất hiện nay?
Ngoài kỹ thuật thi công thì vật tư thi công chống thấm dột trần nhà cũng đóng góp rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định độ bền của công trình chống thấm Bảo An giới thiệu một số dòng sản phẩm chống thấm trần nhà hiện nên dùng:
- Chống thấm trần sàn mái Kova Ct11a
- Chống thấm trần nhà Intoc
- Chống sàn mái sân thượng Sika
- Chống thấm dột trần nhà Dulux
- Chống dột trần nhà Rồng Đen
- Chống thấm sàn Flintkote
- Chống thấm sàn trần nhà Hyperstop thanh trương nở
- Chống thấm dột trần nhà Epoxy chống thấm
Các lưu ý khi sửa mái nhà bị dột
Đảm bảo mái nhà chịu tải: Khi leo trèo lên trên mái nhà để xử lý nhà bị dột, bạn cần đảm bảo rằng khả năng chịu tải của ngôi nhà có thể đáp ứng được cân nặng của bạn. Di chuyển cẩn thận trên mái nhà và có phương án an toàn trong thi công.
Xác định các vị trí cần sửa: Bạn cần xác định toàn bộ các vị trí bị dột và xử lý luôn một lần khi leo trèo trên mái, tránh tình trạng lên xuống nhiều lần, không đảm bảo độ an toàn và mất nhiều thời gian.
Chọn dịch vụ sửa chữa nhà uy tín: Chọn được đơn vị có kinh nghiệm trong việc xử lý chống thấm chuyên nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng công trình về sau. Cần lưu ý và đánh giá kĩ khi chọn.
Nếu căn nhà của bạn đang xuống cấp, trần nhà bị dột mà không thể tự xử lý, hãy liên hệ với Công ty Bảo An. Bảo An sẽ tư vấn và có cách xử lý trần nhà bị dột hiệu quả với chi phí phải chăng nhất.
===>>> Xem thêm:Chống thấm bằng hổ dầu