Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 44: Hệ sinh thái chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 44: Hệ sinh thái
Mở đầu trang 180 Bài 44 KHTN lớp 8: Một khu rừng hay bể cá cảnh trong hình bên đều được xem là một hệ sinh thái. Vậy, hệ sinh thái là gì?
Trả lời:
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
I. Hệ sinh thái
Câu hỏi trang 180 KHTN lớp 8: Em hãy lấy ví dụ về hệ sinh thái.
Trả lời:
Ví dụ về hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái hồ nước ngọt, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái sa mạc,…
Hoạt động 1 trang 181 KHTN lớp 8: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 44.1, phân tích thành phần của một hệ sinh thái.
Trả lời:
Thành phần của một hệ sinh thái gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh:
- Thành phần vô sinh bao gồm các nhân tố vô sinh: ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật.
- Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật trong quần xã, được chia thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất: là các sinh vật có khả năng sử dụng quang năng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Ví dụ: các loài thực vật, tảo,…
+ Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nên chất hữu cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ thức ăn. Ví dụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp,…
+ Sinh vật phân giải: là những sinh vật có chức năng phân giải xác và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ. Ví dụ: nấm, hầu hết vi khuẩn,…
Hoạt động 2 trang 181 KHTN lớp 8: Em hãy lấy ví dụ các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải trong một hệ sinh thái.
Trả lời:
Ví dụ các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới:
- Sinh vật sản xuất: cây phượng, cây chuối, cây dương xỉ, cây sồi,…
- Sinh vật tiêu thụ: sâu ăn lá, thỏ, nai, hổ, chim, voi,…
- Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn,…
Câu hỏi trang 182 KHTN lớp 8: Cho các hệ sinh thái sau: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối, hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái rạn san hô. Em hãy xếp các hệ sinh thái trên vào kiểu hệ sinh thái phù hợp.
Trả lời:
Sắp xếp các hệ sinh thái trên vào kiểu hệ sinh thái phù hợp:
- Hệ sinh thái tự nhiên gồm: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối, hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô.
- Hệ sinh thái nhân tạo gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái ruộng bậc thang.
II. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
Câu hỏi trang 182 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 44.3, phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa châu chấu và các sinh vật đứng trước và sau nó trong chuỗi thức ăn.
Trả lời:
Trong chuỗi thức ăn, sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau liền kề → Mối quan hệ dinh dưỡng giữa châu chấu và các sinh vật đứng trước và sau nó trong chuỗi thức ăn: Cỏ là thức ăn cho châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch.
Câu hỏi trang 182 KHTN lớp 8: Lấy ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn.
Trả lời:
Ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn:
Câu hỏi trang 182 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 44.4, cho biết đây là loại tháp sinh thái nào?
Trả lời:
Tháp sinh thái trên được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp sinh thái trên thuộc loại tháp số lượng.
III. Bảo vệ các hệ sinh thái
IV. Thực hành: điều tra thành phần quần xã sinh vật trong hệ sinh thái
Kết quả trang 184 KHTN lớp 8: Từ kết quả điều tra, hoàn thành bảng ghi thành phần quần xã sinh vật của hệ sinh thái theo mẫu Bảng 44.1.
Trả lời:
* Gợi ý trả lời:
Hệ sinh thái lựa chọn: hệ sinh thái đồng ruộng.
Bảng 44.1. Thành phần quần xã của hệ sinh thái
Nhóm sinh vật
Sinh vật trong quần xã
Sinh vật sản xuất
Lúa, ngô, khoai, cỏ,…
Sinh vật tiêu thụ
Châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột, chim sẻ,…
Sinh vật phân giải
Nấm, vi sinh vật, giun đất,…
Câu hỏi trang 184 KHTN lớp 8: Phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cụ thể, các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ,…) là thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột,…); các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ); các sinh vật phân giải (nấm, vi sinh vật, giun đất,…) thực hiện chức năng phân giải xác và chất thải của tất cả các sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.
Em có thể trang 184 KHTN lớp 8: Tuyên truyền cho mọi người các hành động nhằm bảo vệ hệ sinh thái.
Trả lời:
Các hành động nhằm bảo vệ hệ sinh thái:
- Khai thác hợp lí các hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững.
- Phòng chống ô nhiễm các hệ sinh thái.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học.
-…
Lý thuyết KHTN 8 Bài 44: Hệ sinh thái
I. Hệ sinh thái
1. Khái niệm hệ sinh thái
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng, với các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường để tạo thành chu trình sinh học.
- Ví dụ về hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đồng ruộng,...
2. Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
- Thành phần vô sinh bao gồm các nhân tố vô sinh, còn thành phần hữu sinh bao gồm các loài sinh vật được chia thành các nhóm sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
3. Các kiểu hệ sinh thái
- Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, ví dụ như hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái biển khơi, hệ sinh thái hồ nước ngọt,...
- Hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái đồng ruộng, bể sinh thái ao nuôi cá,...
II. Trao đổi và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
- Trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái
- Đa dạng sinh học đang bị suy giảm trên toàn thế giới do nhiều nguyên nhân.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái gồm tuyên truyền giá trị của đa dạng sinh học, xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật và cấm săn bắt, mua bán trái phép các loài sinh vật.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 44: Hệ sinh thái
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: