1. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: Tìm hiểu chung
1.1 Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 mất năm 1888. Công còn được gọi nhiều với danh xưng Cụ đồ Chiểu.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông là một trong những nhà thơ lớn của nước ta trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Sự nghiệp văn chương của ông có thể chia thành hai giai đoạn sáng tác lớn là:
+ Giai đoạn đầu từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Trong thời gian này, ông đã chắp bút sáng tác ra tác phẩm kinh điển “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”. Chính trong thời kỳ này tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân của ông được đẩy lên cao nhất.
+ Giai đoạn sau này được tính từ khi quân thực dân Pháp chiến đóng tại gia Định năm 1859 đến tận khi ông qua đời năm 1888. Giai đoạn này ông tập trung đến với đời sống thực tế của người dân trong phải sống trong cảnh mất nước. Qua đó cũng là cách ông lên án quân xâm lược, đồng thời phê phán chế độ triều đình yếu đuối nhu nhược. Giai đoạn này được đánh giá là thời kỳ phát triển nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu với các tác phẩm nổi bật như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Lục tỉnh sĩ dân trận vong”,...
1.2 Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được tác giả Nguyễn Đình Chiểu sáng tác năm 1861 với mục đích ngợi ca kính phục những người chiến sĩ đã dũng cảm đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp và đã anh dũng hy sinh.
- Trong trận chiến không cân sức đó, đã có khoảng 20 người nghĩa sĩ hy sinh thân mình. Tuần phủ Gia Định khi đó là Đỗ Quang đã yêu cầu nhà văn Nguyễn Đình Chiểu viết một bài văn tế dùng để đọc trong lễ truy điệu các người anh hùng đó.
- Bài văn tế được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm theo thể phú Đường luật mang theo vần, đối. Các chi tiết được chọn lọc sử dụng rất đơn giản quen thuộc nhưng đầy tính gợi hình. Ngôn ngữ bình dị mộc mạc nhưng dễ dàng len vào trong lòng người, mang đậm đặc điểm của vùng đất Nam bộ. >> Xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ
2. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: trước khi đọc
2.1 Câu 1 trang 99 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Hãy kể vắn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Một trong những tấm gương anh hùng đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược có thể kể đến người anh hùng Phan Đình Giót. Anh là một trong những nhân tố quan trọng góp sức vào cuộc chiến thắng lịch sử tại trận địa Điện Biên Phủ năm 1945. Anh đã sử dụng chính thân thể đang bị thương nặng của mình để lấp lỗ súng của giặc “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, giúp quân ta có thể nhanh chóng tiến lên đánh thắng kẻ thù.
2.2 Câu 2 trang 99 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay?
Theo ý kiến của em, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục của thế hệ trẻ ngày nay. Bởi lẽ, nhớ về lịch sử chính là cách tốt nhất để tôn vinh những con người anh hùng đã hy sinh vì dân tộc, giúp họ không chìm vào trong quên lãng. Đây cũng là bài học về tình yêu nước, về lòng biết ơn, về sự quý trọng tự do độc lập dân tộc.
Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.
3. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: trong khi đọc
3.1 Chú ý cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu.
Cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu không chỉ là nhịp điệu nhịp nhàng, ngắt nhịp độc đáo mà còn là cách thể hiện nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Qua đó người đọc có thể cảm nhận được tình cảm thương kính trọng cũng như cách ngợi ca công lao những người anh hùng đã quên mình vì dân tộc.
3.2 Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của nghĩa binh.
Những người anh hùng của chúng ta đều xuất thân từ tầng lớp lao động. Là những người nông dân thật thà chất phác cả đời chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nhưng khi đất nước gọi tên, đất nước cần thì họ sẵn sàng bỏ xuống tay cày tay cuốc, cầm lên cây súng cây giáo để bảo vệ đất nước khỏi quân giặc quân thù.
3.3 Thái độ của nghĩa binh đối với bọn cướp nước.
Đối với những kẻ cướp nước, những người nghĩa binh anh hùng luôn có cảm xúc căm thù ghét bỏ. Họ có thể sống hiền lành nhưng quyết không nhu nhược, không để cho những kẻ ngoại xâm có thể lấy đi một nắm đất hay một ngọn cây của đất nước mình. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình, đứng lên bảo vệ mảnh đất mình sinh sống, quê hương mình yêu thương bằng cả tính mạng của mình.
3.4 Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa binh. Chủ ý các hình ảnh đối lập.
Những người nghĩa binh quả cảm đó luôn giữ trong mình nhiệt huyết chiến đấu tuyệt vời. Dù cho lực lượng trang bị chênh lệch giữa một bên thô sơ với giáo gươm một với một bên đầy đủ trang bị hiện đại đầy thuốc súng nhưng họ vẫn vững tin mạnh mẽ nhằm thẳng kẻ thù tiêu diệt.
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh đối lập giữa hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Đây chính là lời khẳng định của dân tộc ta, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến thế nào, trang thiết bị thô sơ thiếu thốn thì ta vẫn luôn vững vàng đánh bại kẻ thù, mang lại tự do cho chính bản thân và bình yêu cho toàn bộ dân tộc.
3.5 Giọng văn trầm hùng, âm hưởng bi tráng.
Giọng văn của bài tế như là tiếng khóc thương của tác giả, của dân tộc khi phải chứng kiến sự ra đi của những người anh hùng dân tộc. Họ mất đi khi còn quá trẻ, là những người anh hùng mang trong mình sự tự tôn dân tộc, là bức tượng đài bất tử cho tinh thần quyết chiến quyết thắng trước mọi kẻ thù.
3.6 Cảm xúc xót thương.
Tác giả đã khéo léo thay đổi giọng văn từ tráng lệ hào hùng sang đau xót tiếc thương trước sự ra đi của gần hai mươi người anh hùng đất Cần Giuộc. Chính giọng văn ngậm ngùi trầm lắng đã thể hiện cảm xúc xót thương trước sự hy sinh của họ.
3.7 Ngợi ca tinh thần và sự hy sinh anh dũng của nghĩa binh.
Ở phần cuối bài tế, tác giả đã một lần nữa khẳng định lại công lao của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bất tử, khẳng định những công lao của họ là mãi mãi luôn khắc ghi trong lòng nhân dân ta. Họ chỉ mất đi về mặt thể xác nhưng luôn luôn sống trong tâm trí những người dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
4. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: sau khi đọc
4.1 Câu 1 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.
- Có thể chia bố cục tác phẩm thành bốn phần:
-
Phần 1 - Từ đầu đến vang như mõ: Tác giả khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
-
Phần 2 - Tiếp theo đến súng nổ: một thước phim quay ngược lại những chiến công huy hoàng mà những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm được.
-
Phần 3 - Tiếp theo đến dờ trước ngõ: Là lời tiếc thương của tác giả khi chứng kiến sự hy sinh của những người nghĩa sĩ anh hùng.
-
Phần 4 - Còn lại: Sự xót xa của toàn bộ người dân trước sự ra đi của những người anh hùng.
4.2 Câu 2 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ." có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế.
Câu mở đầu này như một lời khẳng định của tác giả về tội ác của kẻ thù. Đó còn là sự tái hiện cảnh tượng thực tế của đất nước ta thời kỳ đó cũng như quyết tâm của nhân dân ta đánh đuổi kẻ thù.
4.3 Câu 3 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?
Tác giả đã liệt kê lần lượt, đầy đủ các tội ác mà quân thù đã gây ra cho đất nước nhân dân ta với một giọng điệu đanh thép. Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được sự căm phẫn của nhân dân ta không chỉ trước bọn ngoại xâm mà còn với bè lũ bán nước, chế độ phong kiến thối nát.
4.4 Câu 4 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Tìm và liệt kê các động từ mà tác giả đã sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Các động từ tác giả đã sử dụng nhằm thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộc là: bày bố, chém rớt, đạp rào, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược,...
4.5 Câu 5 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong phần cuối bài văn (từ "Ôi thôi thôi!" đến hết)?
Trong phần cuối bài văn, tác giả đã thể hiện cảm xúc đau buồn sâu sắc trước những hy sinh anh dũng của nghĩa sĩ Cần Giuộc. Không chỉ với tác giả mà với tất cả nhân dân ta họ luôn là những tấm gương anh hùng vượt mọi thời đại.
4.6 Câu 6 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Trình bày ngắn gọn quan điểm của bạn về nhận định sau: Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân chống giặc cứu nước tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.
Theo em nhận định “Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân chống giặc cứu nước tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ” là quan điểm rất đúng. Bởi giới trẻ hiện nay cần phải có những tác phẩm kinh điển này mới có thể lưu giữ những hình ảnh quý giá của những người nông dân chân chất hiền lành nhưng lại mạnh mẽ kiên cường trước mọi quân thù nhăm nhe xâm chiếm đất nước ta.
4.7 Câu 7 trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Phân tích khái quát tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài văn tế.
Tình cảm trữ tình của bài tế chính là ở tình yêu nước thương dân, là lòng bất khuất trước kẻ thù, là sự đáng sợ của cái chết nhưng mất nước còn đáng sợ hơn.
Thủ pháp tương phản cùng nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài văn tế đã được tác giả sử dụng một cách khéo léo tài tình. Sự đối lập lớn nhất chính là ở lực lượng của hai bên. Một bên là những binh lính đánh thuê chuyên nghiệp với những trang bị vũ khí hiện đại nhất với một bên là những người nông dân thuần túy cả đời làm bạn với cái cuốc cái cày.
5. Kết nối đọc viết trang 106 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động" của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược
Những người nông dân Cần Giuộc được xây dựng như một bức tượng đài với một tinh thần yêu nước bất diệt. Khi Tổ quốc bị xâm lược họ bị đặt trong tình thế phải chọn lựa giữa khó khăn quyết định trực tiếp đến sự sống còn của bản thân mình. Một là sống sót và yên lặng trước sự xâm lược của quân giặc, chịu đựng sự áp bức của quân thù, lặng lẽ lao động đóng tô thuế nuôi quân giặc. Một lựa chọn khác là bùng nổ mạnh mẽ đứng dậy bất chấp tính mạng để đánh đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ đất nước mình. Và những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã chọn xung phong ra trận đánh giặc, sống phải ra sống chứ không khuất phục trước bọn cướp nước. Họ đem tất cả những gì mà họ có từ sức khỏe, mồ hôi, nước mắt, máu tươi đến chính cả tính mạng của mình để cống hiến. Họ quyết hy sinh thân mình để bảo vệ gia đình, xã hội đất nước khỏi lầm than, chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Thế hệ trẻ sau này cần lấy họ làm tấm gương về lòng yêu nước, càng biết trân trọng nền hòa bình mà ông cha ta đã đánh đổi bằng chính tính mạng của mình.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách kết nối tri thức 11 tập 2 đã phần nào tái hiện bức tranh cảnh tượng đất nước Việt Nam ta trong thời kỳ đánh đuổi thực dân Pháp. Hy vọng qua đó các em sẽ biết thêm về các anh hùng dân tộc và có thêm nhiều kiến thức thời đại.
>> Mời bạn xem thêm:
- Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
- Soạn bài thực hành đọc ca nhạc ở Miệt Vườn
- Soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống