1. Trích dẫn trong bài viết
1.1. Trích dẫn của một tác giả
1.1.1. Trích dẫn tác giả nước ngoài
- Cách 1: Theo Nair (1987) niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch.
- Cách 2: Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch (Nair, 1987).
1.2.1. Trích dẫn tác giả Việt Nam
- Cách 1: Theo Bùi Xuân An (1996) niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch.
- Cách 2: Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dị (Bùi Xuân An, 1997).
1.2. Trích dẫn của hai tác giả.
Liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ “và”.
- Cách 1: East và West (1972) cho rằng niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch.
- Cách 2: Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch (East và West, 1972)
Lưu ý: không được phép dùng dấu & thay cho từ và trong bài viết.
1.3. Trích dẫn nhiều hơn hai tác giả
Nêu tên tác giả chính + và (các) cộng sự.
- Cách 1: East và cộng sự (1972) cho rằng niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch.
- Cách 2: Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong giao dịch (Kang và cộng sự, 1984).
1.4. Trích dẫn từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau
Liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,)
- Cách 1: Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và cộng sự, 1975; Kraazt, 1975).
- Cách 2: Mahbub và cộng sự (1975), Kraazt (1975) cho rẳng có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau.
1.5. Trích dẫn không tìm được tài liệu gốc mà ghi nhận nhờ một tài liệu khác của tác giả khác
Khi gặp trường hợp này, người viết trình bày theo format sau: (tác giả gốc, năm; được trích trong nghiên cứu của tác giả trích dẫn lại, năm).
Trong đó, tác giả gốc là người viết nội dung đó nhưng không tìm thấy tài liệu; tác giả trích dẫn lại là tác giả mà bạn tìm được nội dung đó. Trường hợp này nên rất hạn chế vì khi trích lại, nội dung đã có thể bị điều chỉnh cách diễn đạt.
Ví dụ: Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Nguyễn Minh Nam, 1990; được trích trong nghiên cứu của Nguyễn Nhật Tuân, 1996).
2. Trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo
2.1. Trích dẫn sách
Nội dung: Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản và nơi xuất bản.
Cách định dạng:
- Sách nước ngoài: Harrow, R. (2005), No Place to Hide, Simon & Schuster, New York, NY.
- Sách Việt Nam:Trần Anh Tài (2007), Quản trị học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội
2.2. Trích dẫn chương sách
Nội dung: Tên tác giả (năm), “tiêu đề chương”, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
Cách định dạng:
- Sách nước ngoài:Calabrese, F.A. (2005), “The early pathways: Theory to practice-a continuum”, Creating the Discipline of Knowledge Management, Elsevier, New York, NY, pp. 15-20.
- Sách Việt Nam: Phan Huy Đường (2007), “Chương 3 - Phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử hiện đại”, Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội, trang 98-178.
2.3. Trích dẫn tạp chí
Nội dung và cách định dạng: Tên tác giả (năm), “tiêu đề bài báo”, tên tạp chí, tập, số, trang.
- Capizzi, M.T. and Ferguson, R. (2005), “Loyalty trends for the twenty-first century”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 22, No. 2, pp. 72-80.
- Phùng Xuân Nhạ (2009), “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”,Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh - Tạp chí khoa học, Tập 25, Số 1, trang 1- 8.
2.4. Trích dẫn báo cáo hội thảo được xuất bản thành ấn phẩm
Nội dung và định dạng: Tên tác giả (năm xuất bản), “tên báo cáo”, tên của hội thảo (có thể có địa điểm và ngày tổ chức), nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
- Jakkilinki, R., Georgievski, M. and Sharda, N. (2007), “Connecting destinations with an ontology-based e-tourism planner”, in Information and communication technologies in tourism 2007 proceedings of the international conference in Ljubljana, Slovenia, 2007,Springer-Verlag, Vienna, pp. 12-32.
- Nguyễn Hồng Sơn (2008), “Thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Những phức tạp cần được tính tới”,Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và Giải pháp, Trường ĐHKT - ĐHQGHN, 18/3/2008, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội, trang 231-236.
2.5. Trích dẫn báo cáo hội thảo không được xuất bản thành ấn phẩm
Nội dung và định dạng: Tên tác giả (năm), “tên báo cáo”, tên hội thảo, thời gian và nơi diễn ra hội thảo, đường dẫn tới bài báo nếu bài báo được công bố trên Internet (nếu có).
- Aumueller, D. (2005), “Semantic authoring and retrieval within a wiki”, paper presented at the European Semantic Web Conference (ESWC), 29 May-1 June, Heraklion, Crete, available at: http://dbs.uni-leipzig.de/file/aumueller05wiksar.pdf(accessed 20 February 2007).
- Đỗ Thế Tùng (2008), “Bản chất và các đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường”, bài viết cho Hội thảo Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường, 27/8/2008, Trường ĐHKT - ĐHQGHN, Hà Nộ
2.6. Trích dẫn công trình nghiên cứu
Nội dung và định dạng: Tên tác giả (năm), “tên bài viết”, tên công trình nghiên cứu (số - nếu có), tổ chức/đơn vị thực hiện, địa chỉ của đơn vị thực hiện, thời gian công bố.
- Moizer, P. (2003), “How published academic research can inform policy decisions: The case of mandatory rotation of audit appointments”, working paper, Leeds University Business School, University of Leeds, Leeds, 28 March.
2.7. Trích dẫn sách mà không có tên tác giả hoặc biên tập
Nội dung và định dạng: Tên sách (năm), “tên bài”, số, tái bản, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.
- Encyclopaedia Britannica(1926), “Psychology of culture contact”, Vol. 1, 13th ed., Encyclopaedia Britannica, London and New York, NY, pp. 765-71.
2.8. Trích dẫn bài báo in trên báo chí (có tác giả)
Nội dung và định dạng: Tên tác giả (năm), “tên bài”, tên tờ báo, thời gian xuất bản, trang.
- Smith, A. (2008), “Money for old rope”, Daily News, 21 January, pp. 1, 3-4.
- Lê Đăng Doanh (2009), “Từ kinh tế quý 1, thử nhìn ra cả năm 2009”,Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2/4/2009, trang 11-12.
2.9. Trích dẫn bài báo (không có tên tác giả)
Nội dung và định dạng: Tên báo (năm), “tên bài báo”, ngày, trang.
- Daily News(2008), “Small change”, 2 February, p.7.
2.10. Trích dẫn nguồn thông tin điện tử:
Nội dung và định dạng: Tên tác giả, “Tên bài”, đường dẫn, (ngày truy cập).
- Castle, B., “Introduction to web services for remote portlets”, available at: http://www-128.ibm.com/developerworks/library/ws-wsrp/ (accessed 12 November, 2007).
- Trương Quang Học, “Để hiểu hơn về một đại học nghiên cứu”, xem tại: http://ueb.vnu.edu.vn/newsdetail/ve_gduc/1826/de-hieu-hon-ve-mot-dai-hoc-nghien-cuu.htm (truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012).
3. Lưu ý khi trích dẫn tài liệu
- Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong công trình nghiên cứu. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác.
- Sắp xếp riêng tài liệu tham khảo tiếng Việt và tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài.
- Khối tiếng Việt sắp xếp trước, khối tiếng nước ngoài sắp xếp sau. Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài.
- Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một cụm từ, dãn dòng đơn (dãn dòng 1). Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắ Tên tác giả theo sau số thứ tự nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB (1,27 cm).
- Số thứ tự được ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài
- Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ theo thứ tự Họ, Họ đệm và Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó).
- Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả nước ngoài. Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì đưa vào khối tài liệu nước ngoài; thứ tự của tác giả chính là HỌ, và tên tác giả được viết như cách viết trong tài liệu tham khảo.
>> Xem thêm: Lỗi đạo văn trong nghiên cứu khoa học và cách phòng tránh