Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có khả năng gây ra u nhú dưới lưỡi. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
Loét miệng, còn được gọi là loét áp-tơ, là những sang thương có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong miệng, kể cả vị trí dưới lưỡi.
Loét miệng xuât hiện rất bất chợt. Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho sự xuất hiện của chúng, nhưng chúng không lây nhiễm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng loét miệng là một phản ứng của hệ miễn dịch. Những nhân tố khác cũng có thể làm xuất hiện loét miệng, ví dụ:
- Vết thương ở dưới lưỡi.
- Tiếp xúc với thức ăn cay, có tính acid hay những thực phẩm từ sữa.
- Biến đổi hormone, ví dụ: thời kỳ hành kinh, mang thai, hay mãn kinh.
- Rối loạn tiêu hóa, ví dụ: bệnh celiac
- Thiếu chất dinh dưỡng, ví dụ thiếu sắt, folat, hay vitamin B12
- Stress thể chất hoặc tinh thần
- Di truyền
- Nhiễm trùng
Hầu hết các vết loét miệng là không đáng kể và có thể tự phục hồi trong vòng 4-14 tuổi.
Nang nhầy vùng miệng
Nang nhầy là những túi chứ đầy dịch được hình thành ở trong mô của ngón tay, ngón chân và miệng. Nang nhầy vùng miệng phát triển từ những vùng gần lỗ tiết của các tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hay ở trên môi, gò má hoặc sàn miệng.
Nang nhầy có dạng các u nhú mềm và giống như sưng lên, có rất nhiều màu từ màu da thịt đến màu xanh đen. Các nang nhầy thường mang tính chu kỳ, biến mất khi bị vỡ và tái xuất khi bị kích thích bởi nước bọt.
Mặc dù nang nhầy vùng miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, độ tuổi thường gặp nhất là từ 10-30 tuổi.
Virus papilloma ở người
Virus papilloma ở người (HPV) là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) thường gặp nhất ở tại Mỹ, dựa vào số liệu thu thập được của trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC). Các nhà khoa học đã định danh được hơn 180 loại HPV.
Nhiễm HPV có thể gây ra các sang thương ở da và màng nhầy. Theo CDC, khoảng 40 loại HPV có thể gây nhiễm trùng ở vùng miệng và họng.
Những người bị nhiễm trùng nhẹ ở miệng do HPV thì không thể hiện triệu chứng. Tuy nhiên, với những người có triệu chứng, sẽ có các biểu hiện sau:
- Các u nhú nhỏ và cứng ở dưới lưỡi, hay ở dưới lớp màng nhầy bên trong miệng.
- Các u nhú có màu trắng, hồng, đỏ hay màu da thịt.
- Các u nhú hơi nhô cao, mượt và không gây đau
- U nhú đơn độc hoặc thành chùm.
Cơ thể người có thể tự đào thải HPV trong vòng 2 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên HPV là nguyên nhân hàng đầu của ung thư vòm họng.
U nang biểu mô lympho
U nang biểu mô lympho là các sang thương không gây ung thư, lớn lên chậm, xuất hiện và phát triển ở trong các tuyến nước bọt. Chúng thường là triệu chứng cảu nhiễm HIV.
Chúng là những hạch nhỏ và chắc nằm ngay bên dưới lớp màng bao bọc khoang miệng. Loại u nang này thường mang hình dạng các u nhú có màu giống với da thịt, màu trắng hay màu vàng, nằm ở dưới lưới hoặc ở trên sàn miệng.
Sỏi tuyến nước bọt
Xảy ra khi có sỏi kết tinh từ những khoáng vật nằm trong các ống của tuyến nước bọt. Sỏi tuyến nước bọt là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh cảnh sưng tuyến nước bọt.
Khi tuyến nước bọt ở dưới lưỡi có sự xuất hiện của sỏi có thể tạo ra một u nhú gây đau.
Các triệu chứng khác của sỏi tuyến nước bọt bao gồm:
- Cảm giác đau hay khó chịu ở trong miệng và có thể nặng hơn khi ăn.
- Sưng hoặc đau ở vùng dưới hàm.
- Nhiễm trùng ở gần hoặc ngay tại tuyến nước bọt có sỏi.
- Khô miệng.
U tuyến nước bọt
Khối u tuyến nước bọt nằm ở vùng tuyến dưới lưỡi có thể gây ra u nhú hay sưng to ở dưới lưỡi hoặc gần hàm. Nhìn chung, các khối u ở những tuyến nước bọt nhỏ có khả năng cao là ác tính.
Ví dụ như, mặc dù u tuyến dưới lưỡi chỉ chiếm 1% các trường hợp, nhưng 70-90% trong số đó lại là u ác tính. U ác tính lớn lên rất nhanh và có thể di căn đến các vùng khác trên cơ thể.
U tuyến nước bọt có thể có những triệu chứng sau:
- U nhú hay sưng đau vùng dưới lưỡi, hàm, tai hoặc cổ.
- Mất cảm giác hay yếu cơ 1 phần của mặt.
- Mở miệng hoặc nuốt khó
- Có dịch chảy ra từ lỗ tai.
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biêt về ung thư biểu mô?
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán được hầu hết các nguyên nhân gây ra u nhú dưới lưỡi thông qua thăm khám lâm sàng và các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân. Bác sĩ còn xem lại các tiền căn bệnh lý của bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân, nhằm tìm kiếm những yếu tố nguy cơ của một số bệnh cụ thể.
Bác sĩ còn cho bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm nhằm khẳng định chẩn đoán cũng như loại trừ các nguyên nhân khác. Các xét nghiệm bao gồm:
- Các xét nghiệm máu để định lượng bạch cầu và kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
- Nuôi cấy dịch phết để định danh tác nhân gây nhiễm trùng, ví dụ: vi khuẩn hay nấm.
- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học, CT hay MRI, để xác định rõ các bất thường cấu trúc ở trong miệng.
- Sinh thiết nhằm để tìm kiếm tế bào ung thư.
Điều trị
Việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân nền. Các loại u nhú do loét miệng hay nhiễm HPV nhẹ thường có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.
- Vết loét họng do HPV: Có thể điều trị bằng liệu pháp áp lạnh (cryotherapy) hoặc tiêm 1 liều thuốc kháng virus có tên interferon alfa-2B vào đó.
- U nang: Có thể điều trị bằng phương pháp chọc dịch đối với các u nang lympho biểu mô hoặc nang nhầy vùng miệng. Hoặc cũng có thể loại bỏ u nang bằng phương pháp laser, hay áp dụng liệu pháp áp lạnh lên tổn thương.
- Sỏi tuyến nước bọt: Có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm. Viên sỏi có thể được đẩy ra ngoài bằng phương pháp massage vùng tổn thương. Đối với các viên sỏi to thì phẫu thuật cũng có thể được thực hiện.
- U tuyến nước bọt: khả năng cao là sẽ phẫu thuật. Khối u và các mô lân cận sẽ được cắt ra khỏi cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Nếu như có di căn, một số liệu pháp toàn thân khác sẽ được thực hiện, ví dụ như xạ trị hay hóa trị.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Các biện pháp điều trị tại nhà sau đây có thể làm lành và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của u nhú dưới lưỡi:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Sử dụng nước súc miệng đặc trị.
- Hạn chế dùng các thực phẩm cay, có tính axít và có đường
- Dung gel bôi hay dung dịch gây tê trên các vùng loét miệng bị đau
- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế việc hút thuốc lá thụ động.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Hầu hết các u nhú dưới lưỡi sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nếu chúng vẫn chưa biến mất sau 10 ngày thì bệnh nhân nên đi khám.
Bệnh nhân cũng cần đi khám nếu như các u nhú làm ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và nhai.
Tiên lượng
U nhú dưới lưỡi có thể xuất hiện rất bất chợt, không có nguyên nhân rõ ràng, và thường sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
Một vài loại u nhú có thể tái phát sau một vài tháng hay năm. Một số khác không bao giờ xuất hiện lại.
Các bệnh nhân có nguyên nhân nền nguy hiểm hơn giống như nhiễm HPV hay ung thư tuyến nước bọt, có thể có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm.
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm. Ung thư khu trú tại tuyến nước bọt có tỷ lệ sống 5 năm là 94% nếu như chưa kịp lây lan.
Tóm tắt
U nhú dưới lưỡi có thể xảy ra khi có vết thương ở miệng, tiếp xúc với virus, sử dụng một số loại thức ăn, sỏi tuyến nước bọt, và một số nguyên nhân khác.
Dù là nguyên nhân nào, hầu hết các u nhú dưới lưỡi có thể tự biến mất nhanh mà không cần điều trị. Phần lớn các tình u nhú dưới lưỡi nghiêm trọng hơn, như là khối u, sỏi tuyến nước bọt hay nhiễm trung, đều có thể dễ dàng điều trị với thuốc hoặc phẫu thuật.
Xem thêm: Tổn thương thần kinh do nhổ răng
Có thể bạn quan tâm: Nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp