Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối có nguy cơ suy dinh dưỡng vì sự trao đổi chất bị thay đổi, kém hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng nhu cầu calo và protein.
Nhiều bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi do giảm khả năng nếm thức ăn bởi vì họ có thể bị thiếu kẽm hoặc magiê, người bệnh thường có cảm thấy buồn nôn và nhanh có cảm giác đói. Trong khi suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tử vong, một thực đơn với đầy đủ các dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân.
Nên tránh tình trạng nhịn ăn trong một thời gian dài và không nên hạn chế khẩu phần ăn. Trong bệnh gan giai đoạn cuối, cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ bắt đầu chuyển hóa năng lượng cơ bắp. Việc ăn với chế độ hạn chế chẳng hạn như một chế độ ăn ít natri để có thể quản lý bệnh cổ trướng, hoặc chất lỏng tích tụ ở bụng, tuy nhiên, ăn kiêng cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nên chia nhỏ các bữa ăn để có thể hấp thụ được tốt nhất và giảm tình trạng no sớm.
1. Protein
Trước đây protein được hạn chế để ngăn chặn bệnh gan di căn não, hoặc thay đổi trạng thái tinh thần ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2005 các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan và UT gan nên có một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, với lượng protein cao. Bệnh nhân nên được cung cấp 30 calo cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và 1,2 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn chủ yếu dựa trên lượng protein có nguồn gốc thực vật.
2. Axit amin
Axit amin có thể có lợi cho những người có bệnh gan bởi vì chúng giúp duy trì và khôi phục lại khối lượng nạc cơ thể, cải thiện sự trao đổi chất protein và có thể giúp kích thích tái tạo gan. Nghiên cứu được công bố trong dinh dưỡng năm 2007, bệnh nhân với xơ gan và ung thư gan nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối với một lượng axit amin chuỗi nhánh hoặc thực phẩm như bánh mì. Các dấu hiệu của tình trạng protein, bao gồm cả mức cân bằng nitơ, cải thiện ở nhóm dùng các axit amin chuỗi nhánh nhưng không phải nhóm dùng thực phẩm điển hình hơn. Nguồn cung cấp axit amin chuổi nhánh bao gồm sữa, trứng, cá…
3. Vitamin và khoáng chất
Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối có nguy cơ bị thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C và E. Bệnh nhân suy gan có nguy cơ thiếu hụt folate và magiê và kẽm. Sự thiếu hụt kém là do lượng thịt giảm và gia tăng thất thoát nước tiểu từ thuốc lợi tiểu. Mặc dù nhiều loại vitamin thường được khuyến khích được bổ sung, tuy nhiên với mỗi loại vitamin và khoáng chất nên được đánh giá các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.