2.6 Màng trinh (Hymen)
Màng trinh (hymen) là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo, và thuộc cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh. Màng trinh là “lá chắn” nằm sau môi lớn và môi bé; cách cửa âm đạo khoảng 1 - 2 cm; và là ranh giới giữa âm đạo và âm hộ. Màng trinh có cấu tạo mềm mại và còn có khả năng co giãn hoặc gấp nếp.
Các loại màng trinh:
- Màng trinh dạng sàng (Cribriform hymen).
- Màng trinh có vách ngăn (Septate hymen).
- Màng trinh không thủng (Imperforate hymen).
- Màng trinh có lỗ thủng nhỏ (Microperforate hymen).
- Màng trinh bình thường (Annular or crescent-shaped hymen).
>> Hình ảnh cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Xem chi tiết về “màng trinh”
2.7 Tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin là một tuyến nhỏ, dạng hình cầu, đường kính khoảng 1cm, nằm ở dưới da trong hai bên âm đạo. Tuyến Bartholin được cấu tạo bởi các tế bào hình trụ, có chức năng tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm cho âm đạo; và bôi trơn khi quan hệ tình dục.
3. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong (Hình 3D)
3.1 Âm đạo (Vagina)
Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của hệ sinh dục nữ. Âm đạo kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo là nơi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục, sinh sản; đồng thời là đường dẫn của máu kinh nguyệt ra bên ngoài.
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Âm đạo là gì? Và sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian?
3.2 Cổ tử cung (Cervix uteri)
Cổ tử cung (cervix uteri) là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng trứng. Cổ tử cung thường dài từ 2 đến 3 cm (1 inch) và hình dạng gần như hình trụ, và sẽ có sự thay đổi trong thai kỳ.
>> Xem thêm: Cổ tử cung mở 1cm có phải là dấu hiệu sắp sinh con?
3.3 Tử cung (Uterus)
Tử cung (uterus) hay còn được gọi là dạ con, là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ. Hình dạng của tử cung giống với quả lê đảo ngược. Tử cung nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng. Gồm có 2 ống dẫn trứng nối ra 2 buồng trứng.
>> Xem thêm: Tử cung lạnh là bệnh gì mà lại làm tăng nguy cơ vô sinh cho phụ nữ