Bằng cấp luôn là mối lo của nhiều người. Sợ không lấy được bằng, tấm bằng không được đẹp. Nhưng ngành thiết kế đồ họa có cần bằng cấp không?
1. Thiết kế đồ họa là gì?
1.1. Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa trong tiếng anh là Graphic Design. Theo Merriam - Webster, thiết kế đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế: typography và hình ảnh. Nhằm truyền tải một thông điệp hoặc một ý tưởng. Và tác phẩm chính là một sản phẩm của nghệ thuật.
1.2. Học thiết kế đồ họa là làm công việc gì?
Vì là Việt hóa từ tiếng Anh. Thế nên ý nghĩa của từ thiết kế và đồ họa vẫn còn gây tranh cãi. Và cách đặt tên là phụ thuộc vào công dụng của nó. Ví dụ: Thiết kế in ấn, đồ họa vẽ game, thiết kế nhân vật, đồ họa kiến trúc,…
Hiện tại, thiết kế đồ họa được chia ra nhiều nhóm nhỏ. Và sự phân chia phụ thuộc vào sự khác biệt về tính chất, chuyên môn công việc. Sự phân chia này cũng được các nền tảng xã hội như Etsy, Artstation,… áp dụng để phân loại tệp sản phẩm và khách hàng.
Các nhóm được phân chia như sau:
- Art & Illustration.
- Book & Magazine.
- Logo - Identity.
- Web & App.
- Business & Advertising.
- Clothing & Merchandise.
- Packaging & Label.
- Những mảng nhỏ khác có liên quan. Ví dụ như Motion Graphic (thiết kế chuyển động) hay Edit video (quay, dựng phim). Vì cũng cần đến kiến thức đồ họa nên vẫn là một nhánh nhỏ được phát triển lên. Nhưng tính chất công việc chủ yếu làm về chuyển động và quay phim. Nên có nhiều người xem như hai ngành trên thuộc lĩnh vực phim ảnh.
2. Ngành thiết kế đồ họa có cần bằng cấp?
Quay lại với chủ đề chính hôm nay. Để trả lời được câu hỏi trên. Bạn chỉ cần nhận thức rõ về hai vấn đề dưới đây..
2.1. Ý nghĩa, giá trị thật sự của tấm bằng:
Ông bà, cha mẹ chúng ta luôn khuyến khích và đề cao việc học. Đồng thời tin vào việc, học tại trường lớp là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển. Ai ai cũng được cấp sách đến trường. Từ đó nỗi sợ học thua người khác sẽ dẫn đến thất nghiệp ngày càng lớn. Và để chứng minh được mình và con em mình có học. Bằng cấp đã được phóng đại quá mức.
Chúng ta hãy cùng xem xét lại thật kỹ, giá trị thực sự của tấm bằng là gì:
- Chứng minh sự nỗ lực và kiên trì theo đuổi hết khóa học của bạn nhiều năm qua.
- Chứng minh năng lực, thể hiện thành thông qua loại bằng và số điểm.
- Ngôi trường cấp bằng càng nổi tiếng và uy tín. Tấm bằng càng có giá trị. Từ đó bạn cũng có lợi thế hơn so với những người học trường kém nổi tiếng hơn.
Từ những điều trên mà khi tuyển nhân sự, ban quản lý thường sẽ nhìn vào tấm bằng trước. Để từ đó xem xét chuyên môn của bạn có phù hợp với vị trí công việc họ cần. Hay đánh giá xem năng lực và phẩm chất con người bạn có đáng tin cậy hay không.
2.2. Xu hướng thị trường:
- Vì sao bằng cấp không còn quá quan trọng?
Từ những điều mình phân tích ở mục 2.1. Mình có thể khẳng định, bằng cấp thật sự có giá trị khi đi xin việc. Tuy nhiên, đây là thời đại 4.0. Không chỉ là thế giới mở mà còn là thế giới phẳng. Gần như ai cũng đều có cơ hội được học tập và phát triển. Sự đa dạng trong ngành nghề, lĩnh vực cũng tăng lên chóng mặt. Vì thế bằng cấp không còn quá nhiều sự đề cao như trước.
- Tùy vào ngành nghề mà sự đặt nặng bằng cấp cũng thay đổi:
Đặc biệt là những ngành liên quan tới nghệ thuật. Như ngành thiết kế đồ họa này. Công việc có được không chỉ phụ thuộc kiến thức nền tảng hay điểm thành tích. Mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc cái đẹp có hợp gu hay không nữa.
Khách hàng chỉ quan tâm sản phẩm mà bạn làm ra. Và họ dựa trên những sản phẩm của bạn trước đó. Đánh giá xem phong cách nghệ thuật của bạn có phù hợp không.
Tuy nhiên những ngành nặng kiến thức nền tảng như bác sĩ, cảnh sát, giáo viên,… Bằng cấp thật sự vẫn rất quan trọng. Vì không thể để một người chỉ nói “ Tôi là bác sĩ” mà không có bằng cấp đi mổ người sống được.
- Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển:
Vẫn là ngành nghề này đi. Ví như bạn apply vào công ty, doanh nghiệp lớn. Nơi đó mỗi ngày đều có rất nhiều người chuyên nghiệp như bạn nộp đơn. Vậy thì bằng cấp lại có giá trị. Không phải vì nó chứng minh bạn giỏi thiết kế. Mà nó chứng minh bạn có thể là dân chuyên nghiệp. Vì kiến thức nền tảng và sự kiên nhẫn, quyết tâm được thể hiện qua tấm bằng.
Tổng Kết:
Chắc bạn đã trả lời được cho câu hỏi “Bằng cấp có cần hay không?” rồi . Tổng quan mà nói. Chỉ cần thực lực thật sự tốt và thể hiện được nó. Thì cho dù có bằng cấp hay không. Cho dù không xin được việc ở nơi khác đi nữa. Mình vẫn dám đảm bảo, rằng sẽ có công việc với thu nhập tốt luôn đón chờ bạn.