Người bệnh u não thường lo lắng mắc bệnh u não sống được bao lâu? Những nhà nghiên cứu cho biết số liệu thống kê về tiên lượng sống của người bị u não mang tính tham khảo, tùy trường hợp cụ thể.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Người bệnh u não cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, tái khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị, hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ… Thay vì lo lắng có khối u não sống được bao lâu hay bị u não sống được bao lâu, người bệnh nên kiên trì điều trị, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ và sống chất lượng.
Bị bệnh u não sống được bao lâu?
Theo thống kê của Hội Thần kinh thế giới, ước tính có khoảng 308.102 người trên toàn thế giới bị chẩn đoán mắc bệnh u não/tủy sống nguyên phát vào năm 2020. Trong đó có khoảng 251.329 người tử vong vì ung thư não nguyên phát và các khối u thần kinh trung ương. (1)
Tuy nhiên, để ước tính bệnh u não sống được bao lâu cho từng trường hợp cụ thể, bác sĩ phải nắm rõ tình trạng sức khỏe chung, độ tuổi của người bệnh khi được chẩn đoán có khối u não, cấp độ, loại và vị trí của khối u cũng như cách khối u phản ứng với việc điều trị. Bệnh u não lành tính thường sẽ có tiên lượng sống tốt hơn.
Theo đó, với câu hỏi người bị u não sống được bao lâu, thông thường bác sĩ điều trị không thể nói cho một cá nhân biết liệu khối u có rút ngắn tuổi thọ của họ hay không hoặc rút ngắn bao nhiêu. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo những số liệu thống kê về tiên lượng bệnh nói chung ở các nhóm người mắc cùng một căn bệnh u não, bao gồm cả các giai đoạn cụ thể của bệnh. Một cách chung chung, theo ước tính, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm (đây là mốc chung thường được các nhà khoa học sử dụng, không có nghĩa người bệnh chỉ sống được 5 năm) đối với khối u não/hệ thần kinh trung ương là gần 36%. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm là trên 30%.
Nhìn chung, tỷ lệ ước tính bị u não sống được bao lâu được thống kê một cách tương đối tùy độ tuổi. Ví dụ, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với những người bệnh dưới 15 tuổi là khoảng 75%. Đối với những người bệnh từ 15 đến 39 tuổi, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm là gần 72%. Trong khi đó, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với những người từ 40 tuổi trở lên là 21%.
Tiên lượng sống của người bệnh u não còn phụ thuộc vào kết quả điều trị. Các tiến bộ mới trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh có thể giúp người bệnh được điều trị hiệu quả tăng cao, từ đó tăng tuổi thọ đáng kể.
1. U não lành tính sống được bao lâu?
Để biết bệnh u não sống được bao lâu, các nhà khoa học phân loại khối u não theo tính chất, tốc độ phát triển và khả năng khối u phát triển trở lại sau điều trị. Vậy bị u não sống được bao lâu nếu khối u não đó là lành tính (không gây ung thư)?
U não lành tính là khối u phát triển bất thường trong não nhưng không xâm lấn vào mô não xung quanh hoặc lan đến tủy sống. Các khối u não không phải ung thư có xu hướng không lan rộng và được điều trị thành công. U não lành tính (cấp 1 và 2) phát triển chậm, ít có khả năng tái phát sau khi điều trị. Tuy nhiên, loại khối u này vẫn có thể đe dọa tính mạng.
Người bệnh u não sống được bao lâu nếu bị u não lành tính? Theo ước tính của một số nghiên cứu, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống bị u màng não lành tính có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là trên 96%. Đối với những người trong độ tuổi từ 15 đến 39 tuổi, tỷ lệ này là 97% và trên 40 tuổi là 87%.
2. U não ác tính sống được bao lâu?
Bị u não sống được bao lâu nếu là u não ác tính? U não ác tính (ung thư) là loại u não cấp độ cao (độ 3 hoặc 4). Nó có thể bắt đầu khởi phát trong não (khối u nguyên phát) hoặc lan vào não từ nơi khác (khối u thứ phát). U não ác tính có nhiều khả năng phát triển trở lại sau điều trị. (2)
Để giải đáp cụ thể hơn thắc mắc bệnh u não sống được bao lâu nếu là khối u ác tính, bạn có thể tham khảo số liệu thống kê dưới đây:
- Oligodendroglioma: U thần kinh đệm ít nhánh độ 3 còn được gọi là u thần kinh đệm ít nhánh thoái hóa. Theo các nhà Thần kinh học thế giới, có khoảng 30 - 38% số người mắc u thần kinh đệm ít nhánh thoái hóa sống từ 5 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.
- U màng não:
- Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với u màng não ác tính là 67%. Tỷ lệ sống sót tương đối 10 năm đối với u màng não ác tính là 60%. Với khối u màng não ác tính, người bệnh u não sống được bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố: giai đoạn và cấp độ khối u, độ tuổi và sức khỏe chung của người bệnh, hiệu quả của kế hoạch điều trị…
- Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với u màng não ác tính là 79% ở trẻ em từ 0 đến 14 tuổi và hơn 84% ở những người từ 15 đến 39 tuổi. Đối với người lớn từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm là khoảng 65%.
- U nguyên bào thần kinh đệm: (3)
- Người bệnh có khối u não sống được bao lâu nếu mắc u thần kinh đệm ác tính? Thời gian sống só t trung bình của người bị u nguyên bào thần kinh đệm là 12 - 18 tháng. Khoảng 25% người bệnh sống sót sau hơn 1 năm. Chỉ 5% người bệnh sống sót sau hơn 5 năm. Chỉ có khoảng 7.5% những người mắc căn bệnh này sống sót sau 2 năm. (4)
- Những số liệu liệt kê ở trên được đưa ra trong khoảng thời gian 1 và 5 năm vì các bác sĩ sử dụng những khoảng thời gian này cho mục đích nghiên cứu/đo lường. Một người bệnh sống sót sau 5 năm có thể sống lâu như bất kỳ người khỏe mạnh nào khác, tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ.
- U Ependymoma/anaplastic ependymoma (u màng não thất/u màng não thất chưa biệt hóa): Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là cao đối với những người được điều trị u màng não thất. Tỷ lệ này thấp hơn một chút đối với người bệnh dưới 19 tuổi. (5)
- U tế bào hình sao thoái hóa: Khoảng 58% số người bệnh u tế bào hình sao thoái hóa có độ tuổi từ 20 - 44 tuổi. Khoảng 29% người bệnh có độ tuổi từ 45 - 54 tuổi và 15% người bệnh từ 55 - 64 tuổi. Những người bệnh u não sống được bao lâu nếu là u tế bào hình sao thoái hóa? Với khối u độ 3, thời gian sống trung bình khoảng 3 - 5 năm. Với khối u độ 4, thời gian sống trung bình là 15 tháng. (6)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người bệnh u não
Bệnh u não sống được bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót khi bị u não như độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, loại u não, khả năng đáp ứng điều trị… Đáp án cho thắc mắc bị bệnh u não sống được bao lâu chỉ là con số ước chừng. (7)
Ví dụ, tỷ lệ sống sót chung sau 5 năm hay tỷ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm được chẩn đoán đối với tất cả các loại khối u não nguyên phát (khối u bắt nguồn từ não) là khoảng 36%. Tuy nhiên, con số đó cao hơn khoảng 70% ở những người bệnh từ 40 tuổi trở xuống.
Loại u não cũng góp phần quyết định người bệnh u não sống được bao lâu. Tỷ lệ sống sót có thể rất khác nhau tùy thuộc vào loại u não cụ thể. Ví dụ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với u màng não (thường là khối u lành tính phát triển trên màng não, lớp bảo vệ xung quanh não) là khoảng 85%. Trong khi tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với u nguyên bào thần kinh đệm (một loại u não ác tính) là khoảng 5%. Các khối u não thứ cấp có nguồn gốc từ nơi khác trong cơ thể và lan đến não (khối u não di căn) có thể khó điều trị hơn.
Tỷ lệ sống sót chỉ là số liệu thống kê chung và không thể dự đoán chính xác một người bị u não sống được bao lâu. Một số người bị u não có thể sống lâu hơn dự kiến. Trong khi những người bệnh khác có thể có thời gian sống ngắn hơn.
Để tiên lượng người bệnh u não sống được bao lâu, bác sĩ cần xem xét đến khả năng đáp ứng điều trị. Việc phát hiện sớm và điều trị u não kịp thời (dù là áp dụng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay kết hợp chúng) đều có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, gia tăng cơ hội sống sót.
Ngoài ra, các yếu tố như sức khỏe tổng thể và khả năng chịu đựng điều trị đều có thể ảnh hưởng đến tiên lượng người có khối u não sống được bao lâu. Người bệnh và gia đình phải luôn trao đổi với bác sĩ, hai bên cùng phối hợp với nhau để đạt được kết quả điều trị tối ưu.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh u não?
Bên cạnh băn khoăn bệnh u não sống được bao lâu, người bệnh và gia đình cũng muốn tìm hiểu thêm về cách kéo dài tuổi thọ khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Người bệnh u não trải qua một loạt thay đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự độc lập và chất lượng cuộc sống… Người bệnh và gia đình nên tìm cách kiểm soát bệnh bằng nhiều cách khác nhau.
- Tích cực điều trị: Các phương pháp, kỹ thuật điều trị hiện đại có thể giúp tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Nhiều trường hợp thậm chí được điều trị thành công và có thể trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh viện Tâm Anh ứng dụng các kỹ thuật hiện đại bậc nhất giúp điều trị các loại u não thành công ngoạn mục như robot mổ não ứng dụng trí tuệ nhân tạo Modus V Synaptive hiện đại bậc nhất, hệ thống định vị dẫn đường thần kinh Neuro-Navigation Ai hiện đại bậc nhất, kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D thế hệ mới nhất…
- Chăm sóc theo dõi: Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ giúp theo dõi tiến trình điều trị và có thể phát hiện bất kỳ khả năng tái phát nào của khối u. Điều này có thể liên quan đến phương pháp nghiên cứu hình ảnh định kỳ, xét nghiệm máu và các đánh giá khác.
- Chăm sóc hỗ trợ: Ngoài việc điều trị khối u, chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng, bổ sung dinh dưỡng và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng rất quan trọng. Trong đó, việc điều trị liên chuyên khoa dinh dưỡng, vật lý trị liệu, tâm lý… giúp người bệnh lạc quan, sống lâu hơn.
- Chăm sóc bản thân: Điều này có nghĩa là bản thân người bệnh phải duy trì lối sống khoa học, bao gồm việc ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và tham gia tập thể dục thường xuyên cũng như thực hiện các hoạt động mang lại niềm vui.
- Hỗ trợ về mặt cảm xúc và tâm lý: Nhận chẩn đoán u não là trải nghiệm căng thẳng, tác động tiêu cực đến cảm xúc. Điều quan trọng là người bệnh phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm lý. Các nhóm hỗ trợ, tư vấn và những nguồn lực khác luôn sẵn sàng giúp người bệnh đối phó với thách thức khi sống chung với khối u não.
Ngay cả khi khối u não không thể chữa khỏi thì việc chăm sóc giảm nhẹ, tập trung vào những phương pháp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh cũng có vai trò rất quan trọng. Tập thể dục giúp người bệnh u não, ung thư não sống lâu hơn. Một số nhà nghiên cứu và bác sĩ điều trị cho biết, với những người bệnh u não, chức năng thùy trán của não thường xuyên bị ảnh hưởng. Việc tập thể dục có khả năng “khởi động lại” hoặc khôi phục chức năng não của người bệnh ung thư sau phẫu thuật. Một lượng tế bào của người bệnh có thể tái tạo sau cuộc phẫu thuật não hay sau cơn đột quỵ, sức khỏe cải thiện rõ khi tập thể dục.
Bất kỳ người bệnh nào phải đối mặt với một khối u não cũng không nên quá bi quan, hoảng loạn, bị ám ảnh bởi câu hỏi bị bệnh u não sống được bao lâu. Điều bạn cần làm là lập kế hoạch cho việc điều trị tích cực, thăm khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh u não
Chế độ ăn uống cũng góp phần quyết định người bệnh u não sống được bao lâu. Người bệnh u não phải ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến, có chứa màu/hương vị nhân tạo. Vì những hóa chất này có thể khiến khối u phát triển nhanh hơn. (8)
Khi được chẩn đoán có khối u não hoặc đang điều trị u não, người bệnh có thể gặp triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, táo bón… Lúc này, người bệnh cần ăn nhiều bữa nhỏ (6 - 8 bữa nhỏ trong ngày). Để đối phó với chứng buồn nôn/tiêu chảy, bạn hãy ăn sữa chua, bánh mì nướng, chuối, sốt táo, trứng luộc, khoai tây…
Nếu phải đối mặt với tình trạng chán ăn, người bệnh hãy ăn sữa chua đầy đủ chất béo, protein, thanh protein/sữa lắc, uống nhiều nước (uống từng ngụm trong ngày), ăn theo lịch trình định sẵn. Tránh dùng các thực phẩm tạo khí như đậu, bông cải xanh, súp lơ, hành, tỏi… Nếu bị táo bón, người bệnh nên tránh dùng các loại nước ép có tính axit (cà chua, cam), thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ. Bạn hãy thử ăn bánh quy giòn, bánh quy xoắn, chuối và dùng đồ uống thể thao.
Thay vì cô lập các chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung vitamin hoặc một nhóm thực phẩm cụ thể, người bệnh hãy dung nạp thực phẩm cân bằng để nhận được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm hữu ích để nhận được nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ có lợi cho cơ thể như: protein, bột đường, chất lỏng, chất béo tốt…
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, để giải đáp câu hỏi bệnh u não sống được bao lâu, bác sĩ phải biết người bệnh mắc loại u não nào, giai đoạn bệnh, hoàn cảnh sống, khả năng đáp ứng điều trị… Bác sĩ cũng không thể khẳng định chắc chắn bệnh u não sống được bao lâu. Điều quan trọng là người bệnh cần điều trị hiệu quả, tuân thủ phác đồ điều trị, sống lạc quan, vui vẻ… để nâng cao tiên lượng bệnh.