Thông qua việc xác định các giai đoạn của bệnh gout, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Gout là bệnh khớp viêm, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Bệnh gây đau đớn, cản trở các hoạt động hằng ngày của người bệnh. Các giai đoạn của bệnh gout sẽ có biểu hiện đặc trưng. Nếu phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp, người bệnh có thể “chung sống hòa bình” với bệnh, phòng ngừa tiến triển nặng. (1)
Cần biết gì về bệnh gút?
Bệnh gút (gout hoặc thống phong) là một bệnh khớp viêm thường gặp. Bệnh gây ra các cơn đau đột ngột, dữ dội tại những khớp ngón chân, cổ chân, khớp gối hay các khớp cổ tay, bàn tay,…đi kèm triệu chứng sưng đỏ. Thậm chí, người bệnh không thể đi lại được do đau.
Đối với người khỏe mạnh, chỉ số acid uric trong máu thường duy trì ở mức cố định:
- Nam giới: 210 - 420 umol/L
- Nữ giới: 150 - 350 umol/L.
Khi thận không đào thải được axit uric hay cơ thể tạo ra axit uric quá nhiều hay do bất thường trong chu trình chuyển hoá tạo ra axit này, đều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Nguyên nhân gây bệnh gout được chia thành:
- Nguyên nhân nguyên phát: Bệnh gout thường gắn liền với những yếu tố như di truyền, cơ địa. Đây là nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp. Người mắc bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purin nội sinh làm gia tăng axit uric quá mức. Đối tượng mắc bệnh thường là nam giới trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh.
- Nguyên nhân thứ phát: Đây là tình trạng tăng axit uric máu do các bệnh lý khác hoặc do nguyên nhân khác như mắc những bệnh lý máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, đau tủy xương, sarcoma hạch hay quá trình dùng thuốc khi điều trị những bệnh lý ác tính.
Các giai đoạn của bệnh gout thường gặp
Các giai đoạn của bệnh gout gồm:
1. Giai đoạn 1
Trong giai đoạn đầu của bệnh gút, bệnh nhân mới chỉ tăng nồng độ axit uric trong máu, chưa hình thành các tinh thể gây viêm khớp. Do đó, người bệnh cũng không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ở giai đoạn này, phần lớn trường hợp được phát hiện không cần phải điều trị. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là đã kiểm soát bệnh tốt. (2)
Trong giai đoạn 1, kiểm soát những yếu tố nguy cơ là điều rất quan trọng, giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa acid uric tiến triển thành bệnh gout.
2. Giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2, người bệnh có thể thấy các triệu chứng đã xuất hiện rõ ràng. Những tinh thể uric lắng đọng quanh khớp, gây ra tình trạng viêm cấp tính. Bệnh nhân bị đau dữ dội và khó chịu. Ở giai đoạn này, những đợt khởi phát viêm do gout thường chỉ kéo dài 3 đến 10 ngày, triệu chứng đau giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, khi người bệnh tiếp xúc với những yếu tố kích thích như rượu bia, thức uống chứa cồn, căng thẳng, thời tiết lạnh…, tình trạng đau do bệnh gout cấp sẽ càng tiến triển nặng, rõ ràng hơn.
3. Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, những đợt khởi phát viêm và các triệu chứng gout cấp sẽ ngày càng gần nhau hơn. Tình trạng này cảnh báo tinh thể uric đang lắng đọng không ngừng trong các mô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khớp.
4. Giai đoạn 4
Trong giai đoạn 4, người bệnh có thể thấy sự xuất hiện của tophi mạn tính. Đồng thời, các khớp và thận có thể đã xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn. Ngoài viêm khớp ngón chân, nhiều khớp khác trên cơ thể cũng đã bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp cổ chân, khớp ngón tay… (3)
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây bệnh gút ở tay
Ở giai đoạn này, nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng không phục hồi do gout, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp.
Các giai đoạn của bệnh gout đều có biểu hiện đặc trưng. Người bệnh nên nhận biết bệnh sớm và có hướng can thiệp kịp thời. Điều này sẽ giúp ngăn bệnh tiến triển nặng, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gout từ sớm
Ở giai đoạn đầu của bệnh gout, một số người bệnh được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không có các triệu chứng do tăng acid uric máu. Lâu dần, nồng độ axit uric tăng cao không hạ, dẫn tới tích tụ những tinh thể urat gây đau khớp. Bệnh thường xuất hiện đột ngột. Triệu chứng đau dữ dội tới âm ỉ, thường xảy ra vào ban đêm.
Trong các giai đoạn của bệnh gout, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng như:
- Khớp đau dữ dội: Tình trạng đau xuất hiện tại khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay. Ở khớp háng, khớp vai, vùng chậu, tần suất cơn đau xuất hiện ít hơn. Thời điểm cơn đau tiến triển nặng nhất là trong vòng 4 - 12 giờ đầu tiên sau khi khởi phát.
- Đau âm ỉ và kéo dài: Sau khi trải qua cơn đau dữ dội của đợt gút cấp, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ. Triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày hay vài tuần. Tần suất lần sau sẽ đau, kéo dài hơn lần trước.
- Viêm và tấy đỏ ở khớp: Những khớp bị ảnh hưởng bị sưng, nóng, đỏ.
- Giảm tầm vận động của khớp: Khi bệnh tiến triển, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cử động các khớp bị ảnh hưởng.
Điều trị bệnh gút như thế nào?
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả, an toàn. Áp dụng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình điều bệnh. Người mắc bệnh gout cần tránh bổ sung các thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, tôm, cá, thịt đỏ… Đồng thời nước ngọt, rượu bia và các thức đồ uống có cồn cũng không nên dùng.
Thực đơn ăn uống hằng ngày cần tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây. Bệnh nhân vẫn có thể ăn thịt và trứng. Tuy nhiên, lượng dùng các thực phẩm này không quá 150g/ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, uống nhiều nước mỗi ngày.
2. Dùng thuốc
Các loại thuốc điều trị bệnh gout có thể được chỉ định trong điều trị những cơn gút cấp, ngăn ngừa những đợt gút tấn công sau này. Thuốc giúp giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng (hạn chế sự phát triển của hạt tophi do lắng đọng tinh thể urat).
2.1 Thuốc điều trị cơn đau gout cấp
- Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Thuốc bao gồm những lựa chọn không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium và các loại thuốc kê đơn.
- Thuốc colchicine: Thuốc giúp giảm đau và chống viêm. Colchicine có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Người bệnh chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc corticosteroid: Một số loại thuốc như prednisone dexamethasone, solumedrol có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm và đau.
2.2 Thuốc hạ acid uric máu ngăn ngừa biến chứng bệnh gút
Thuốc hạ acid uric được chia thành 3 nhóm:
- Thuốc giảm tổng hợp acid uric (ức chế men xanhthine oxidase): Allopurinol, Febuxostat.
- Thuốc tăng đào thải axit uric: Thuốc giúp tăng uric niệu, cải thiện khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Ví dụ: Probenencid
2.3 Thuốc hủy urat như Pegloticase và Rasburicase
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này phải được kê toa bởi Bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout, bạn cần lưu ý: (4)
- Hạn chế dùng các thức uống chứa cồn, rượu bia
- Bổ sung có kiểm soát những loại thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, động vật có vỏ, nội tạng động vật…
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
- Từ bỏ thói quen hút thuốc
- Thường xuyên vận động phù hợp, nên tập thể dục ít nhất 20 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Thói quen tốt này sẽ giúp nâng cao sức khỏe toàn diện
- Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể, tăng đào thải acid uric dư thừa trong máu
- Luôn đi khám hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ khi cần sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Việc nắm rõ các giai đoạn của bệnh gout sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị. Đây không phải là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh tiến triển nặng có thể khiến người bệnh bị tàn phế. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh hoặc được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.