Bạn biết không, Việt Nam chúng ta trải dài từ Bắc vào Nam là vô vàn vùng đất thiêng liêng gắn liền với biết bao ngôi chùa, đền thờ sở hữu một nét đẹp văn hóa - lịch sử vô cùng đặc biệt mà các Phật tử gần xa nên ghé thăm một lần. Không chỉ để tâm mình bình an, lòng mình thanh thản mà bạn còn có thể tìm hiểu về kiến trúc độc đáo của mỗi ngôi chùa nữa đấy. Không biết bạn đã từng viếng thăm những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam nào rồi? Video này, xin mời bạn hãy cùng theo chân Blog Travel Việt khám phá 20 ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất nhì Việt Nam thu hút bao Phật tử gần xa tới chiêm bái.
1. Chùa Bái Đính
- Địa chỉ: Núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính là một trung tâm tôn giáo quan trọng và điểm đến hành hương cho người dân và du khách nổi tiếng Việt Nam. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi, trải qua nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, chùa Bái Đính được xây dựng theo kiến trúc truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa lịch sử Đất Việt.
Với diện tích khuôn viên vô cùng rộng lớn, chùa có rất nhiều điểm tham quan nổi bật về cả yếu tố tâm linh lẫn nghệ thuật, có thể kể đến như: Hang Sáng, Động Tối, Giếng Ngọc, Đền thờ Thần Cao Sơn, Tháp Chuông, Hành lang La Hán, Điện Quan Âm, Tượng đồng Di Lặc, Tòa Bảo Tháp,...
Ngoài ra, Chùa Bái Đính cũng là ngôi chùa xác lập được nhiều kỷ lục tại Việt Nam và châu Á như: Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á, bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam,...
<<<Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hạ Long, Tham Quan Chùa Ba Vàng Chi Tiết Từng “ Centimet”
2. Chùa Trấn Quốc
- Địa chỉ: 46 đường Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Với tuổi đời lên tới hơn 1500 năm, Chùa Trấn Quốc có vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vào thời Lý - Trần.
Đây là nơi được nhiều triều đại Vua và quan chọn làm điểm đặt vãn cảnh, ngự giá đến cúng lễ vào các dịp đặc điểm trong năm như lễ, Tết. Kiến trúc Chùa Trấn Quốc được xây dựng theo nguyên tắc khắt khe đặc trưng của đạo Phật gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công truyền thống (工). Khi đi vào sâu ngôi chùa, bạn sẽ được tham quan khung cảnh chùa như Nhà Bia - nơi lữu giữu đến 14 tấm bia cổ từ thế kỷ XVIII, XIX, một số ngôi tháp mộ cổ có từ thế kỷ XVIII đời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng…
Đặc biệt là trong chùa Trấn Quốc có một Bảo tháp lục độ đài sen xây vào năm 1998. Tháp cao 15m, gồm tất cả 11 tầng. Trên đỉnh tháp, người ta có đặt một đài sen chín tầng bằng đá quý, nên được gọi là “Cửu phẩm liên hoa”.
3. Đền Quán Thánh
- Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Với giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc, Đền Quán Thánh là một điểm đến nổi tiếng cho những ai quan tâm đến văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long, và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đền có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ ngõ phía bắc của Kinh thành Thăng Long khi xưa. Với hơn 1000 năm lịch sử, đền Quán Thánh thu hút hầu hết khách du lịch thập phương bởi kiến trúc cổ kính, tinh xảo bởi những cột gỗ và hoành phi được sơn son thiếp vàng.
Nơi này còn có pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được thi công và thành lập từ năm 1677. Bức tượng phật phật cao 3,96 m, khắc họa đúng đắn vẻ uy phong, lẫm liệt của Huyền Thiên Trấn Vũ. Toàn bộ pho tượng được đúc từ đồng đen và đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Bàn tay trái của thánh Trấn Vũ đặt trước ngực bắt ấn huyền pháp, tay phải đặt lên thanh kiếm có rắn quấn quanh, thanh kiếm lại được chống lên một con rùa. Cả hai linh vật phong thủy ý nghĩa này gắn liền với thần thoại về Huyền Thiên Trấn Vũ.
4. Chùa Long Quang
- Địa chỉ: 902 Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Đây là một ngôi chùa độc đáo và thu hút nhiều sự quan tâm của người dân địa phương và du khách khi mang đậm nét kiến trúc giống các ngôi chùa truyền thống ở Bhutan, Nepal hay Tây Tạng. Chùa Long Quang có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Chùa theo pháp môn Mật tông Kim Cang thừa - đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Chùa có diện tích 7.000 m2, được xây dựng theo kiến trúc mandala mang ý nghĩa nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hoà bình, nhân dân được an lạc. Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà Tổ. Bảo Tháp nằm giữa tạo nên điểm nhấn bề thế khi nhìn từ ngoài vào. Bên cạnh đó, những dải cờ nhiều màu sặc sỡ được giăng khắp nơi không chỉ tô điểm phong cách kiến trúc khác lạ cho ngôi chùa này mà còn làm du khách nhớ đến hình ảnh thường thấy ở những ngôi chùa ở Tây Tạng.
Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “ngựa gió”. Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật. Ngoài ra, chùa cũng có khuôn viên rộng rãi trồng nhiều cây bưởi sum suê trái. Hoa bưởi nở thành từng chùm, toả hương thơm dịu, làm nhẹ lòng du khách đến chiêm bái.
5. Chùa Linh Ẩn
- Địa chỉ: Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.
Chùa Linh Ẩn còn có tên gọi khác là chùa Chùa Linh Ứng ở Đà Lạt, được xây dựng vào những năm 1993, Chùa Linh Ẩn mang nét kiến trúc độc đáo và là một điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất nhì Việt Nam. Toạ lạc ở vị trí đắc địa với độ cao 3.000m, nằm cạnh thác Voi đầy hùng vĩ, Chùa Linh Ẩn Tự là nơi du khách có thể cảm nhận được sự giao thoa giữa vẻ đẹp thanh bình chốn chùa thiêng cùng không gian rừng núi đầy hoang sơ, tĩnh lặng.
Đặc biệt, Chùa Linh Ẩn mới xây thêm một bức tượng Phật Quan Âm lộ thiên với chiều cao 71m. Đây được xem là tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam. Tượng được thiết kế tọa lạc trên một tòa sen lớn, có hướng nhìn ra cổng chính, bên trong bức tượng có 250 bậc thang để đi lên trên. Bên cạnh đó, chùa còn có bức tượng Phật Di Lạc trắng cao 12,5m, rộng 6,5m và có chiều ngang dài 9m. Bức tượng được ghi nhận là bức tượng Phật Di Lạc cao nhất ở Lâm Đồng. Ngoài ra, khu vườn Tịnh Thánh của chùa còn đặt gần 500 bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, giống nhau 100%. Mỗi bức tượng đều có chiều cao 3m và đặt trên một bục đá.
<<<Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Chùa Hộ Quốc
6. Chùa Dâu Bắc Ninh
- Địa chỉ: Lạc Long Quân, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh
Nhắc đến những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng nhất nhì Việt Nam sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua chùa Dâu Bắc Ninh. Nằm ở huyện Thuận Thành, Chùa Dâu được xây dựng từ khoảng những năm 187, tính đến này chùa đã có 1752 tuổi. Trải qua rất nhiều những năm tháng thăng trầm của lịch sử đặc biệt là sự bào mòn của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, chùa Dâu đã được tu sửa khá nhiều nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi vốn có. Tại đây, du khách có thể tham quan kiến trúc cổ kính, chiêm ngưỡng các bức tượng Phật và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đặc biệt, chùa thờ nữ thần mây Pháp Vân trong hệ Tứ pháp gồm: Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp) - một trong những điểm thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu.
Ngoài ra, trước bái đường của chùa còn có tháp Hòa Phong - nơi được khách du lịch Chùa Dâu ưa thích chụp ảnh và tham quan nhất. Tháp Hòa Phong cao hơn 17 mét gồm 9 tầng, dù có tuổi thọ lâu nhưng là phần mà thường phải tu sửa lại nhiều nhất, hiển nhiên diện mạo ban đầu cũng không được như cũ. Tuy nhiên tháp vẫn được coi là tinh thần của chùa Dâu với kiến trúc khá ấn tượng.
7. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
- Địa chỉ: Vườn Lâm Tỳ Ni, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một ngôi chùa nổi tiếng nằm trên đỉnh núi Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Sở hữu vị trí đắc địa, tạo ra một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ đỉnh núi, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, bãi biển Mỹ Khê và cảnh quan biển xanh bao quanh. Chùa được xây dựng vào năm 2004 với diện tích khoảng 20ha cùng lối kiến trúc là sự kết hợp tinh tế, độc đáo giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Chùa có các hạng mục gồm: Chính Điện, nhà Tổ, Tăng đường, vườn tượng các vị La Hán, thư viện và nhà ăn… Trong đó, Chính Điện với kiểu mái uốn cong hình rồng lợp bằng ngói, các trụ cột bao quanh bởi những con rồng uốn lượn. Điện có sức chứa rộng lớn và cũng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất.
Một điểm nhấn đặc biệt của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 67 mét, là tượng Phật cao nhất Việt Nam. Tượng Phật này mang ý nghĩa biểu trưng tình thương và sự giúp đỡ cho con người. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng có 21 bệ thờ tượng Phật với hình dáng và sắc thái khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Bất kỳ du khách nào khi đến với ngôi chùa đều muốn khám phá bên trong 17 tầng của tượng Phật Quan Thế Âm.
8. Chùa Quan Thế Âm Ngũ Giác Đài Sen Ngọc
- Địa chỉ: 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Chùa Quan Thế Âm là một ngôi chùa lịch sử và có giá trị văn hóa lớn, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan và chiêm bái. Tới thăm ngôi chùa nổi tiếng này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ uy nghiêm của chùa, tìm hiểu về những giá trị Phật giáo, tâm linh. Khuôn viên chùa bao gồm nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, có thể kể tới như: Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên được làm từ chất liệu pha lê, có chiều cao lên tới 25m.
Bức tượng xây dựng dựa theo giấc mơ ly kì của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự nhiệm mầu, linh thiêng ấy mà bất kỳ ai đến chùa Quan Thế Âm đều ngưỡng mộ và một lòng kính tin. Bên cạnh đó, du khách sẽ được tham quan Pháp Hội Đường - nơi lưu giữ các hiện vật cổ quý hiếm của Phật giáo và khám phá động Quan Âm kỳ bí trong lòng ngôi chùa. Động Quan Âm kỳ vĩ, huyền bí và mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn. Trong động có nhiều thạch nhũ với màu sắc khác nhau, càng đi vào sâu du khách sẽ càng cảm nhận thấy bầu không khí mát lạnh lan tỏa ra. Ngoài ra, chùa Quan Thế Âm ở Đà Nẵng còn có cảnh quan hữu tình, thanh tịnh mang đến cảm giác bình an cho du khách khi sở hữu khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò xanh mát.
<<<Xem thêm: KINH NGHIỆM Đi Chùa Cái Bầu Khi Đi Du Lịch Hạ Long Quảng Ninh
9. Chùa Nôm
- Địa chỉ: Thôn Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên
Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Việt Nam thì không thể không kể đến Chùa Nôm - ngôi chùa được mệnh danh là “báu vật cổ” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Chùa Nôm còn được gọi là chùa Linh Thông cổ tự, được xây dựng vào những năm 1680 dưới thời Hậu Lê, gắn liền với thời hoàng Kim của Phật Giáo Việt Nam. Toạ lạc trong quần thể di tích làng Nôm nổi tiếng với vẻ đẹp làng quê thanh tịnh, dân dã. Chùa Nôm mang đầy đủ những nét kiến trúc văn hóa từ thế kỉ XVIII. Tổng diện tích khuôn viên chùa rộng 8ha bao gồm các công trình với lối kiến trúc độc đáo như: vườn tháp cổ và lầu Quan Â,... Chùa Nôm còn lưu giữ được rất nhiều tượng cổ được làm bằng đồng. Được yêu thích nhất là tượng đức Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản rất đẹp và tinh xảo.
Ngoài ra, chùa còn giữ nhiều bài khấn nôm cổ mang giá trị lịch sử, nghiên cứu cao. Bên cạnh đó, điểm thu hút nhất của ngôi đại tự này là có lẽ cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng với tuổi đời 200 năm, tọa lạc dưới con sông Nguyệt Đức. Cây cầu mang đậm dáng dấp uy nghi, hiện diện cùng bao thăng trầm lịch sử ngàn năm văn hiến. Ngoài ra, nơi được khách du lịch check-in nhiều nhất là cổng tam quan - nơi được đánh giá và thẩm định là cánh công lớn và tốt nhất nhì Đông Nam Á.
10. Chùa Ông Hưng Yên
- Địa chỉ: Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên
Ngôi cổ tự nổi tiếng của xứ nhãn Hưng Yên - Chùa Ông hay có tên gọi khác là Bản Tịch tự, được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông đến nay đã gần 1000 năm tuổi. Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng, tại đây phụng thờ Đại thánh Từ Đạo Hạnh tôn giả. Chùa Ông có lối kiến trúc đậm phong cách nhà Lý, tam quan hình chữ Quốc và các thiết kế Long Ly Quy Phượng mĩ miều. Toàn bộ khung, cột của chùa đều được làm bằng gỗ lim rắn chắc, kết hợp với kiến trúc cổ chạm khắc công phu tạo cho tòa tiền đường một thế vững chắc, vừa mang tính nghệ thuật cao. Điều đặc biệt, dù đã được xây dựng từ rất lâu đời nhưng từ đó cho đến năm 2007 chùa chưa hề có sư trụ trì. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn được nhân dân địa phương gìn giữ, bảo vệ rất tốt. Từ năm 2007 đến nay, Đại đức Thích Minh Hậu đã về trụ trì, ngôi chùa cũng đã được trùng tu tôn tạo khang trang hơn nhiều. Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống và các nghi thức tôn giáo thường được tổ chức tại chùa cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương.
<<<Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Tham Quan Tượng Chúa Dang Tay Ở Vũng Tàu Mới Nhất
Bên cạnh những ngôi chùa đã được liệt kê ở trên, còn nhiều ngôi chùa đẹp khác trên khắp Việt Nam mà nếu có cơ hội bạn hãy viếng thăm một lần nha:
11. Chùa Đồng Yên Tử
- Địa chỉ: Đỉnh Yên Tử, Yên Tử, Nam Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh.
12. Chùa Tam Chúc
- Thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
13. Chùa Ba Vàng
- Địa chỉ: Tổ 17B khu 5A, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.
14. Chùa Một Cột
- Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
15. Chùa Thiên Mụ
- Địa chỉ: Số 140-142 đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
16. Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Địa chỉ: Đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
17. Chùa Hương
- Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
18. Chùa Cầu
- Địa chỉ: đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.
19. Chùa Bà Châu Đốc
- Địa chỉ: Chân Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang.
20. Chùa Lá Sen
- Địa chỉ: Xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
Trên đây là danh sách 20 những ngôi đền chùa nổi tiếng nhất nhì Việt Nam mà Blog Travel Việt muốn giới thiệu tới các bạn. Mỗi ngôi chùa mang trong mình những nét độc đáo và giá trị tâm linh riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng về nền văn hóa và tôn giáo của đất nước ta. Hy vọng bạn sẽ có chuyến hành hương tìm về chốn yên bình ý nghĩa, đáng nhớ nhất.
VIDEO Top 20 Chùa, Đền Nổi Tiếng Nhất Nhì Việt Nam