Cũng tương tự như điện thoại, laptop. Giờ đây, việc bắt wifi cho máy tính bàn đã trở nên vô cùng đơn giản mà không cần bất kỳ dây cáp nào. Cụ thể với cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản và nhanh chóng nhất sẽ được Techcare Đà Nẵng hướng dẫn chi tiết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tải phần mềm cập nhật driver wifi tại đây: https://drive.google.com/file/d/1zvuayzh7LpewD8oGvWWcdXnriz1hPUdS/view?usp=sharing
Máy tính bàn không vào được mạng là do nguyên nhân gì?
Trong quá trình sử dụng máy tính bàn, bạn đang phải đối mặt với tình trạng không mong muốn khi kết nối WiFi bất ngờ bị gián đoạn. Sự ngắt kết nối này đã tạo ra rắc rối đáng kể và làm gián đoạn quá trình làm việc của bạn. Để giải quyết vấn đề này, quan trọng nhất là phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến máy tính bàn không thể kết nối với mạng WiFi kèm theo một số cách xử lý hiệu quả:
Phát wifi bằng laptop Sửa card wifi laptop Wifi bị gạch chéo đỏ Cách chia sẻ dữ liệu qua mạng LAN Win 10
Máy tính không kết nối được wifi
Đặt sai địa chỉ DNS và IP wifi khiến wifi bị chấm than
Trong trường hợp máy tính bàn không thể kết nối WiFi, lỗi đầu tiên có thể xuất phát từ việc bạn đã cấu hình địa chỉ IP WiFi không đúng. Mặc dù có nhiều cách để thiết lập modem WiFi, tuy nhiên, người ta thường để chế độ mặc định là IP động. Nếu bạn chọn cấu hình IP WiFi tĩnh, máy tính sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối với mạng.
Cần xem xét khía cạnh khác, đó là khả năng xuất hiện một loại DNS cụ thể, với địa chỉ IP động trong phạm vi từ lớp A đến lớp C. Nếu bạn cấu hình wifi chính xác trong khoảng địa chỉ mạng từ lớp A đến lớp C, máy tính sẽ kết nối mạng thành công; ngược lại, cấu hình không đúng có thể gây sự cố kết nối mạng. Điều này là một vấn đề quan trọng cần hiểu rõ trước khi tìm cách khắc phục. Hiểu đúng về cấu trúc địa chỉ IP và tương tác với loại DNS giúp bạn xác định, khắc phục vấn đề máy tính bàn không kết nối được WiFi. Điều này bao gồm kiểm tra cấu hình DNS, xác nhận phạm vi địa chỉ IP và thực hiện các bước điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất với mạng.
Một nguyên nhân khác có thể là wifi bị ẩn. Do chủ mạng wifi đã tắt chế độ hiển thị hoặc bạn đã vô tình thực hiện thao tác làm ẩn wifi. Điều này có thể làm cho wifi trở nên không thể tìm thấy, gây khó khăn trong quá trình kết nối. Việc xác định được nguyên nhân chính xác sẽ giúp bạn thực hiện các bước khắc phục một cách hiệu quả.
Cách kết nối wifi cho máy tính bàn
Wifi trên laptop chỉ hiện lên 1 vạch duy nhất
Đây cũng là một tình trạng lỗi phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Thường là do việc cấu hình thiết bị wifi không đúng cách hoặc đặt nó ở xa quá, đặc biệt là trong những khu vực có vách ngăn. Điều này gây trì trệ trong quá trình kết nối của máy tính với wifi.
Lỗi có wifi nhưng không vào được mạng
Hiển nhiên, bạn có thể thấy wifi đang phát sóng nhưng không thể kết nối vào mạng, mặc dù bạn đã thử nhiều phương pháp từ việc cài đặt IP tĩnh đến IP động.
Vừa rồi là một số nguyên nhân khiến máy tính bàn không thể kết nối wifi. Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân, các bạn cần áp dụng giải pháp phù hợp để sửa lỗi thành công.
Hướng dẫn cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản nhất
Bắt wifi cho máy tính bàn tại thanh tác vụ
Bước 1: Bạn nhấn vào biểu tượng Wifi nằm ở vị trí góc dưới bên phải thanh tác vụ trên máy tính.
Bước 2: Sau đó, bạn chọn mạng internet muốn kết nối >> Nhấn nút Connect.
Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần nhập mật khẩ của Wifi để quá trình kết nối wifi cho máy bàn được hoàn tất.
Kết nối máy bàn với wifi qua Settings PC
Bước 1: Bạn mở cửa sổ Cài đặt bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I. Sau đó, chọn mục Network & Internet.
Bước 2: Tại giao diện mới hiển thị, bạn chọn vào mục Wifi. Tiếp theo, chọn Hiển thị mạng gần tôi (Show available networks) như hình bên dưới:
Bước 3: Cuối cùng, bạn chọn wifi muốn kết nối và nhập chính xác mật khẩu vào là xong.
Cách cài wifi cho máy tính bàn qua Control Panel
Bước 1: Bạn truy cập vào Control Panel rồi chọn vào mục Network and Internet.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn vào tùy chọn Network and Sharing Center.
Bước 3: Cuối cùng, bạn chọn Connect to a network để hoàn tất.
Cách bắt Wifi cho máy tính bàn bằng Command Prompt
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó, nhập vào lệnh cmd và nhấn phím Enter để cửa sổ Command Prompt được khởi động.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập vào lệnh netsh wlan show profile và nhấn phím Enter.
Bước 3: Lúc này, hãy tiến hành xác nhận cấu hình wifi.
Bước 4: Sau đó, nhập vào lệnh netsh wlan connect ssid=YOUR-WIFI-SSID name=PROFILE-NAME để có thể kết nối với wifi >> Nhấn Enter để kết nối.
Lưu ý: Các bạn hãy nhập đúng tên ssid và ssid name như hình bên dưới:
Sửa lỗi PC không kết nối được WiFi hiệu quả
Đối với những trường hợp PC không kết nối được wifi, các bạn có thể khắc phục bằng cách giải pháp được Techcare hướng dẫn chi tiết sau đây:
1. Cài wifi cho máy tính bàn với lỗi sai địa chỉ DNS và IP
Với lỗi đầu tiên này, các bạn có thể khắc phục theo những cách sau:
Tắt tường lửa trên máy tính
Bạn thực hiện theo những lệnh sau:
Đầu tiên, bạn truy cập vào Control Panel. Sau đó, lần lượt chọn System and Security >> Chọn Windows Firewall.
Tiếp theo, hãy đặt lại chế độ tường lửa bằng cách Restore defaults.
Nếu đã thử những lệnh này nhưng lỗi vẫn không được xử lý thì bạn nên tắt hẳn tưởng lửa đi và khởi động lại nhé.
Khởi động lại Wireless Zero Configuration
Để khởi động lại Wireless Zero Configuration trên máy tính, các bạn chỉ cần thực hiện theo các lệnh sau:
Nhấn vào biểu tượng Start -> Chọn Control Panel -> Chọn Administrative Tools >> Chọn Services.
Sau đó, bạn tìm kiếm và chọn vào dòng Wireless Zero Configuration để khởi động lại trong trường hợp bạn thấy mục này chưa khởi động.
Tạo một địa chỉ IP mới
Để tạo địa chỉ IP mới, bạn chỉ cần tiến hành theo các thao tác đơn giản như sau:
- Mở cửa sổ cmd trên máy tính. Sau đó, bạn nhập lệnh Ipconfig/flushdns vào và chờ lệnh này khởi chạy xong.
- Gõ ipconfig/release và tiếp tục chờ lệnh khởi chạy hoàn tất.
- Sau khi thực hiện hoàn tất các thao tác trên, nếu máy tính bàn của bạn vẫn chưa kết nối được wifi. Lúc này, bạn vào internet và gõ Ipconfig/renew.
Như vậy là bạn đã tạo địa chỉ IP mới cho máy tính thành công. Bây giờ, hãy kiểm tra xem máy tính bàn kết nối wifi được hay chưa nhé!
2. Cách bắt wifi cho máy tính bàn khi lỗi không tìm thấy mạng wifi
Đối với trường hợp wifi bị ẩn, bạn không tìm thấy mạng. Lúc này, bạn hãy chọn vào biểu tượng mạng nằm ở vị trí góc dưới bên phải màn hình máy tính. Sau đó, bạn chọn vào mục Open Network and Sharing Center.
Tiếp theo, bạn lần lượt chọn Set up a new connection or network >> Chọn Manually connect to a wireless network.
Cuối cùng, bạn chỉ cần nhập vào những thông tin khi hộp thoại mới xuất hiện. Ví dụ như tên wifi mà bạn muốn kết nối, mật khẩu,…
3. Cách kết nối mạng cho máy tính bàn với lỗi wifi chỉ xuất hiện 1 vạch duy nhất
Như đã được chia sẻ ở trên, wifi chỉ xuất hiện một vạch có thể là do Modem Wifi chưa được đặt đúng vị trí. Có thể là được đặt ở quá xa máy tính hoặc có những vách ngăn. Nếu bạn đang ở tầng cao, đặc biệt là tầng 2 trở lên và wifi được đặt ở tầng dưới.
Lúc này, bạn nên xem xét việc mua thêm cục phát wifi hoặc bộ kích sóng wifi để gia tăng khả năng bắt sóng wifi. Như vậy sẽ đảm bảo kết nối mạnh mẽ và ổn định hơn cho thiết bị của bạn.
Cách đổi tên Wifi Viettel, VNPT, FPT chi tiết nhất
Khi bạn thay đổi mật khẩu wifi và đổi tên modem wifi, điều này có thể tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị wifi trong gia đình hoặc công ty. Việc thực hiện điều này giúp hạn chế số lượng người sử dụng. Từ đó, giảm nguy cơ quá tải và tránh tình trạng giật lag của mạng wifi. Techcare sẽ hướng dẫn chi tiết đến các bạn về cách đổi tên Wifi Viettel, VNPT, FPT chi tiết nhất. Hãy theo dõi và áp dụng nhé!
Cách đổi tên modem Wifi TP Link, Huawei, Tenda, Totolink, GPON cho nhà mạng Viettel, VNPT, FPT
Các dòng Modem Wifi phổ biến nhất hiện nay bao gồm Tp-link, TotoLink, wifi Tenda, Huawei và GPON từ những nhà mạng như Viettel, VNPT, FPT. Trong bài viết này, Techcare sẽ chia sẻ cách đơn giản nhất để bạn có thể đổi tên wifi cho các thiết bị như Viettel, FPT hay Tp-link.
Trước khi thực hiện đổi tên Modem Wifi, bạn hãy lưu ý thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy kết nối với thiết bị modem thông qua mang LAN hay wifi.
Bước 2: Để thay đổi tên và mật khẩu wifi, bạn cần biết thông tin đăng nhập vào modem. Thông thường, tài khoản và mật khẩu đăng nhập được ghi sau modem. Hãy lật ngược modem để lấy thông tin đăng nhập, bao gồm username và password để tiến hành đăng nhập.
Cách đổi tên modem Wifi TP Link, Huawei, Tenda, Totolink, GPON cho nhà mạng Viettel, VNPT, FPT
Cách đổi tên Wifi cho mỗi loại Modem đơn giản nhất
Cách đổi tên Wifi TP Link
Bước 1: Sau khi đã lấy được username và password sau modem. Bạn tiến hành truy cập vào địa chỉ như sau: 192.168.1.1
Bước 2: Khi đã đăng nhập vào thành công, bạn chọn vào phần Wireless nằm ở phần khung phía bên trái.
Bước 3: Tiếp theo, bạn lần lượt chọn vào Wireless Setings >> Wireless-Network Name để thực hiện đổi tên Wifi cho Modem. Tại đây, bạn cũng được phép thay đổi mật khẩu wifi tp link nếu muốn.
Bước 4: Cho đến khi bạn đã đổi tên và đổi mk tp link xong, bạn chỉ cần nhấn Save để lưu lại.
Trong bước này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn thực hiện việc khởi động lại thiết bị để áp dụng những thay đổi vừa thực hiện. Hoặc, bạn cũng có thể điều này bằng cách chọn vào mục "System Tools" ở cuối menu cài đặt. Sau đó, bạn chọn "Reboot" tại phần menu icon phụ và tiến hành khởi động lại thiết bị Modem.
Cách đổi tên wifi Modem Tenda
Bước 1: Tương tự như trên, bạn sẽ cần lấy thông tin đăng nhập của Modem, bao gồm username và password. Sau đó, truy cập vào địa chỉ 192.168.0.1 để thực hiện quá trình đăng nhập.
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tiếp theo bạn truy cập vào phần cài đặt wifi của Tenda. Chọn vào mục "Advanced " để thực hiện các thiết lập nâng cao cho thiết bị modem Tenda.
Bước 3: Đến đây, bạn chọn lần lượt vào mục Wireless >> Wireless Basic Settings. Nhập tên của thiết bị Modem vào mục SSID.
Bước 4: Cuối cùng, nhấn nút "Ok" để lưu lại những thay đổi. Tại đây, bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu mặc định của Tenda nếu cần. Sau đó, hãy khởi động lại Modem để áp dụng các thay đổi và sử dụng bình thường.
Cách đổi tên wifi Totolink
Bước 1: Bạn vào địa chi 192.168.1.1 và nhập username và password lần lượt là admin/admin.
Bước 2: Tiếp theo, bạn lần lượt chọn vào mục Wireless >> Basic Settings. Tại mục SSID, bạn tiến hành đổi tên wifi totolink là xong.
Cách đổi tên Wifi GPON cho nhà mạng Viettel, FPT và VNPT
Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ IP với username và password mặc định lần lượt là admin/admin.
Bước 2: Sau đó, bạn chọn vào Network và chọn Wifi ở phía dưới như hình.
Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần đổi tên wifi ở mục SSID Name. Lưu lại và tiến hành khởi động thiết bị và sử dụng nhé!
Cách đổi mật khẩu Wifi Viettel tại nhà trên máy tính và điện thoại
Việc đổi mật khẩu Wifi không chỉ giúp cải thiện tốc độ truyền mạng mà còn giúp bạn ngăn chặn nhiều người sử dụng không ủy quyền truy cập vào mạng wifi của bạn. Trong bài viết này, Techcare - Sửa chữa laptop Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn cách đổi mật khẩu Wifi Viettel tại nhà trên máy tính và điện thoại một cách đơn giản nhất. Hãy theo dõi ngay nhé!
Cách đổi mật khẩu Wifi Viettel tại nhà trên máy tính
Dưới đây là cách đổi mật khẩu Wifi Viettel tại nhà được thực hiện trên laptop chạy hệ điều hành Windows 10. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách này cho những thiết bị khác như hệ điều hành Mac, iOS hoặc Android. Thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào phần quản trị Modern. Sau đó, bạn gõ vào trình duyệt 192.168.1.1 rồi chọn Enter.
Tùy vào mỗi thiết bị mà địa chỉ 192.168.1.1 này có thể bị thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chăn, bạn hãy tìm địa chỉ này ngay vị trí bên dưới của Modem Viettel.
Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành đăng nhập tài khoản vào.
• Trường hợp 1: Thường thì tài khoản sẽ được mặc định là admin/admin hay user/user lần lượt vào ô user/password.
• Trường hợp 2: Khi login không thành công, bạn hãy lật modem wifi lên để xem password nằm bên dưới.
• Trường hợp 3: Nếu bạn vẫn không thể nào đăng nhập vào được. Bạn hãy nhanh chóng liên hệ trực tiếp đến tổng đài kỹ thuật qua số hotline 1800.8119 để được hướng dẫn chi tiết và lấy user, password nhé!
Bước 3: Lúc này, bạn lần lượt chọn vào các tùy chọn như sau: Basic Settings >> Wireless Lan >> SSID Setting.
Bước 4: Bạn thay đổi mật khẩu và cấu hình mạng. Sau đó, bạn vào mục Apply Config để lưu lại những thay đổi.
Vậy là bạn đã thành công trong việc đổi mật khẩu wifi Viettel tại nhà qua máy tính. Tiếp theo, hãy cùng Techcare - Sửa chữa laptop Đà Nẵng tìm hiểu cách đổi mật khẩu wifi Viettel tại nhà bằng điện thoại như thế nào nhé!
Hướng dẫn cách đổi mật khẩu wifi viettel tại nhà bằng điện thoại
Bước 1: Bạn cập nhật hoặc tải về điện thoại ứng dụng My Viettel với phiên bản mới nhất.
Bước 2: Sau đó, bạn truy cập vào ứng dụng My Viettel. Bạn chọn mục Đăng nhập rồi chọn vào thẻ Internet/TV/PSTN để tiếp tục.
Bước 3: Bạn chọn vào hợp đồng Internet mà bạn đang đăng ký sử dụng cần đổi mật khẩu wifi.
Bước 4: Cuối cùng, bạn chọn vào tùy chọn Quản lý Modem Wifi và nhấn Đổi mật khẩu để kết thúc cách đổi mật khẩu wifi viettel tại nhà bằng điện thoại.
Đó là toàn bộ cách kết nối wifi cho máy tính bàn đơn giản và nhanh chóng nhất mà Techcare Đà Nẵng đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng đây là những thông tin chia sẻ hữu ích giúp các bạn kết nối wifi cho máy tính bàn dễ dàng nhé!