Tổng quan về bệnh gút
Bệnh gút (Gout) hay thống phong là một dạng viêm khớp, xuất phát từ sự rối loạn trong quá trình dung nạp nhiều thực phẩm giàu purin, tăng tổng hợp và giảm bài tiết axit uric ở thận, gây gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Trong điều kiện bình thường, axit uric được loại bỏ một cách tự nhiên thông qua nước tiểu và phân. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh gút, axit uric tích tụ dần trong máu. Khi lượng axit này vượt quá mức cho phép, bắt đầu kết tủa thành các tinh thể nhỏ, gây ra các triệu chứng viêm, sưng và đau ở các khớp.
Đặc điểm nổi bật của bệnh gút chính là những cơn đột ngột và dữ dội vào ban đêm. Những đợt viêm cấp thường xảy ra ở các khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể lan tới các khớp khác trên chân như đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Trong một số trường hợp hiếm hơn, các khớp ở tay như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí, cột sống cũng không nằm ngoài khả năng bị tác động bởi bệnh gút.
Bệnh gút có chữa được không?
Không ít người thắc mắc có cách trị bệnh gút dứt điểm hay không. Đáng tiếc, khi phải nói rằng hiện vẫn chưa tìm ra cách trị dứt điểm bệnh gút. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định, tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả. Bệnh gút có thể phân thành 2 loại cấp tính và mãn tính, mỗi giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt:
- Giai đoạn gút cấp tính: Ở giai đoạn này các tinh thể urat mắc kẹt và gây ra viêm nhiễm, sưng đau khớp. Một số yếu tố như căng thẳng, uống nhiều rượu hoặc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đạm cũng có thể gây ra cơn đau này. Điều trị bệnh gút giai đoạn cấp tính bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát vẫn còn nên người bệnh cần phải kiểm tra và giữ nồng độ axit uric trong máu ở mức ổn định.
- Giai đoạn gút mãn tính: Trong giai đoạn này, các hạt tophi bắt đầu hình thành xung quanh khớp và thậm chí cả trong các cơ quan như thận. Điều trị bệnh gút mãn tính chủ yếu tập trung vào việc duy trì nồng độ axit uric ở ngưỡng an toàn, nhằm ngăn chặn sự hình thành và phát triển của hạt tophi. Điều này đòi hỏi sự kiên trì và liên tục trong việc theo dõi và điều trị.
Hướng dẫn cách chữa bệnh gút ngay tại nhà hiệu quả cao
1. Điều trị bệnh gút bằng thuốc
Cách trị bệnh gút bằng thuốc giảm đau và chống viêm như ibuprofen hoặc naproxen sodium cũng giúp giảm bớt cơn đau và sưng viêm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không vượt quá liều lượng được chỉ định và luôn tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi muốn sử dụng hoặc thay đổi thuốc điều trị bệnh gout, để đảm bảo không gặp phải các phản ứng phụ khi kết hợp với các loại thuốc đang dùng khác.
2. Uống nhiều nước hỗ trợ đào thải acid uric
Uống đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gút. Việc cung cấp nước đủ cho cơ thể giúp thận loại trừ acid uric dễ dàng hơn và có thể giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Mặc dù đây không phải là giải pháp giảm đau ngay lập tức, nhưng nó là một biện pháp phòng ngừa hữu ích. Ngoài uống đủ nước lọc, người bệnh gút cần hạn chế đến mức tối đa nước ngọt, đồ uống có ga, rượu trong chế độ ăn uống hàng ngày.
3. Chườm lạnh
Chườm lạnh được xem xét là một cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản và hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng bệnh. Chườm lạnh giúp thu hẹp các mạch máu, giảm sự lưu thông của máu và cắt đứt tín hiệu đau truyền lên não, giúp bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong các cơn đau.
Trong trường hợp gặp phải triệu chứng sưng và nóng ở các khớp, chườm lạnh cũng có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời. Đối với những trường hợp bệnh gút kéo dài, bạn nên tìm kiếm các biện pháp điều trị dài hạn hơn.
4. Nghỉ ngơi, thư giãn các khớp
Hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn các khớp khi cơn đau do bệnh gút tấn công. Cách chữa bệnh gút đơn giản này sẽ giữ các khớp ở trạng thái nghỉ ngơi, không phải chịu tác động ngoại lực. Tuy nhiên, nghỉ ngơi chỉ là bước đầu tiên, bạn nên kết hợp thêm các giải pháp khác sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh gút tốt hơn.
5. Bảo vệ xương khớp khi bệnh gút
Khi bị gút, người bệnh phải đối mặt với các cơn đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Tệ hơn, các tinh thể urat do acid uric tạo thành ở xung quanh và trong khớp có thể bào mòn sụn và xương dưới sụn, lâu ngày dẫn đến viêm hoặc thoái hóa khớp. Do đó, ngoài liệu trình điều trị gút, người bệnh nên bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp hỗ trợ phục hồi và tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn từ sâu bên trong như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm JEX thế hệ mới. Từ đó, giúp giảm đau, hạn chế tổn thương xương khớp do gút và bảo vệ xương khớp tốt hơn.
6. Giảm căng thẳng mệt mỏi
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn làm tăng nồng độ acid uric, gây khó khăn cho việc điều trị gút. Bạn có thể hạn chế và giảm căng thẳng bằng cách:
- Tập thể dục nhẹ nhàng, lựa chọn các bài tập không gây đau cho khớp.
- Thực hiện thiền, chánh niệm.
- Làm những việc mà bạn yêu thích như viết nhật ký, đọc sách, nghe nhạc.
- Đảm bảo bạn dành đủ thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày.
7. Hạn chế chất kích thích, rượu bia
Rượu bia đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các cơn đau gút, đặc biệt ở nam giới. Tiêu thụ rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị gút lên mức đáng lo ngại. Vì vậy, nếu bạn muốn kiểm soát và ngăn chặn bệnh gút, nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc tiêu thụ rượu và các chất kích thích khác.
8. Nâng cao các khớp bị ảnh hưởng
Khi bạn thấy sưng và đau ở ngón chân hoặc bàn chân do bệnh gút, hãy giữ chúng ở vị trí cao hơn có thể giúp giảm sưng và đau. Đây là cách trị bệnh gút giúp khuyến khích máu và chất lỏng di chuyển ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng và trở về tim, giảm tiến trình viêm nhiễm.
9. Thăm khám thường xuyên
Bệnh gút có thể biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên thăm khám định kỳ. Các chỉ số quan trọng như acid uric và creatinine trong máu cần được kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao như người lớn tuổi hay thường xuyên tiêu thụ rượu bia cần thăm khám đều đặn hơn.
Xem thêm: Những biến chứng bệnh Gout thường gặp
10. Phẫu thuật
Tophi là những hạt kết tủa từ tinh thể urat, thường xuất hiện sau nhiều năm mắc bệnh gút. Khi chúng phát triển quá lớn hoặc gây nhiễm trùng, lở loét - đặc biệt là khi bị vỡ, hay gây biến dạng khớp và ảnh hưởng tới khả năng vận động, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị. Trong trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng bởi tophi, phẫu thuật thay thế khớp có thể là lựa chọn tối ưu để giữ khả năng vận động cho người bệnh.
Một số bài thuốc dân gian trị bệnh gout tại nhà
1. Chữa bệnh gút bằng đậu xanh
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm - tác nhân chính tạo ra purin và gây tăng axit uric. Đậu xanh cũng có tính mát, giúp thanh nhiệt và đào thải axit uric ở thận. Đây là một trong những cách chữa bệnh gút tại nhà giúp hạn chế các tác động tiêu cực của gút đối với người bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 150g đậu xanh, ngâm cho mềm rồi rửa sạch.
- Ninh đậu xanh với nước cho đến khi đậu mềm, tắt bếp.
- Không thêm gia vị, ăn khi còn ấm.
- Ăn hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.
- Nên duy trì khoảng 20 - 30 ngày để thấy hiệu quả.
2. Chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Lá tía tô là một vị thuốc truyền thống, có khả năng làm giảm viêm, giảm đau. Các nghiên cứu cho thấy lá tía tô chứa nhiều tinh dầu giúp ức chế hoạt động của enzyme Xanthine oxidase, gây ra tăng axit uric trong máu.
Cách thực hiện:
- Uống nước sắc từ lá tía tô hàng ngày.
- Đắp lá tía tô giã nát lên những vị trí bị sưng và đau, sau đó rửa sạch.
- Ngâm chân trong nước nóng có lá tía tô mỗi tối.
- Có thể ăn trực tiếp lá tía tô hoặc dùng bột tía tô.
3. Cải thiện gút bằng gừng
Gừng có chất chống viêm gingerols và shogaols, giúp giảm viêm và đau từ gout. Cách chữa bệnh gút bằng gừng khá đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Cách thực hiện:
- Pha 1 - 2 lát gừng vào trà nóng hoặc nước mật ong để uống hàng ngày.
- Ngâm chân trong nước ấm có gừng và muối mỗi tối.
- Đắp gừng giã nát và muối (được bọc trong khăn) lên chỗ viêm. Tránh đặt lên vết thương hở.
- Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, hãy tiêu thụ một cách điều độ vì gừng có tính ấm, dễ tăng nhiệt cho cơ thể.
4. Dùng lá vối chữa bệnh gút
Lá vối trong y học cổ truyền được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Lá vối cũng chứa hợp chất kháng sinh có lợi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 - 5 lá vối (tươi hoặc khô) rửa sạch, thêm vào 2 lít nước.
- Đun sôi khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Uống nước lá vối thay cho nước lọc hàng ngày.
- Bạn cũng có thể ủ trà từ lá vối thay vì sắc uống.
- Thực hiện liên tục trong 1 - 2 tháng để thấy hiệu quả.
5. Chữa bệnh gút với lá lốt
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm và rất hữu ích cho người mắc bệnh xương khớp và gout. Chữa bệnh gút bằng lá lốt là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì dễ thực hiện
Cách thực hiện:
- Lấy một bó lá lốt cả thân rễ, rửa sạch và đun với nước nóng khoảng 10 phút.
- Sử dụng nước đun từ lá lốt để ngâm chân khi nước còn ở khoảng 50 độ
- Nên ngâm khoảng 15 - 20 phút trước khi ngủ.
- Bạn cũng có thể sắc uống nước lá lốt thay trà mỗi ngày, uống khi nước còn ấm.
- Giã lá lốt với chút muối, sao nóng và đặt lên vùng khớp bị sưng viêm.
6. Rau cần tây cải thiện bệnh gút
Cần tây giúp trung hòa axit trong máu, giảm nồng độ axit uric và giảm các triệu chứng gout. Luteolin từ hạt cần tây có tác dụng ức chế xanthine oxidase - enzyme sản xuất purin, nguyên nhân tạo ra acid uric.
Cách thực hiện:
- Lấy 150g cần tây, rửa sạch và cắt nhỏ.
- Ép lấy nước cần tây, có thể thêm mật ong hoặc đường mạch nha để tăng hương vị.
- Uống mỗi ngày vào buổi sáng.
- Bạn cũng có thể thêm cần tây vào các món ăn hàng ngày. Lưu ý, không nên kết hợp cần tây với thực phẩm giàu purin.
7. Cây dây gắm trị bệnh gút
Dây gắm (Gnetum montanum Markgr Gnetaceae) là một loại dây leo phổ biến ở các vùng núi cao Việt Nam. Cao gắm có khả năng kiểm soát lượng acid uric trong máu, giúp giảm viêm và đau ở các bệnh nhân mắc bệnh gout. Đây là cách chữa bệnh gút dân gian được áp dụng từ lâu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g dây gắm khô.
- Hãm dây gắm với 150ml nước sôi và uống hằng ngày.
8. Lá trầu không chữa gút
Trầu không là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Lá trầu không chứa nhiều tinh chất giúp chống viêm, phục hồi khớp và cải thiện sự chuyển hóa trong cơ thể. Khi kết hợp với nước dừa, hoạt chất của lá trầu sẽ được tiết ra một cách hiệu quả, giúp điều trị bệnh gút hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g lá trầu không tươi, thái nhỏ.
- Ngâm lá trầu trong nước của một quả dừa.
- Đậy nắp và ủ trong 30 phút.
- Uống nước dừa đã ngâm lá trầu trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị gút dân gian trên chỉ có thể giúp giảm đau, hỗ trợ cải thiện bệnh, không thay thế cho phác đồ chữa trị từ bác bác sĩ chuyên khoa. Hơn hết, các bài thuốc này chưa được kiểm chứng khoa học về mức độ an toàn và hiệu quả. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút
Gút là bệnh lý chuyển hóa, liên quan đến sự tăng lượng acid uric trong máu, gây viêm và đau ở các khớp. Theo đó, tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cách chữa bệnh gút và ngăn chặn các cơn đau tái phát hiệu quả. Sau đây là các thực phẩm nên và không nên ăn mà người bệnh gút cần lưu ý:
Thực phẩm nên ăn:
- Hoa quả chứa vitamin C: Các loại quả như cam, quýt, dứa, dâu, kiwi,…hỗ trợ thận loại bỏ axit uric.
- Các loại rau củ: Cải xanh, dưa chuột, rau cần, súp lơ, bí xanh, cà rốt…
- Thực phẩm chứa ít purin: Các loại thịt trắng như cá sông, lườn gà, khoai tây, bún, gạo, ngũ cốc…
- Dầu thực vật: Dầu vừng, dầu hạt hướng dương, dầu ô liu giúp giảm lượng chất béo bão hòa.
- Thực phẩm hấp, luộc: Các món hấp luộc được giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hạn chế dầu mỡ.
Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh:
- Thực phẩm giàu purin: Các loại thịt đỏ như heo bò, nội tạng (gan, lòng, thận…), hải sản (ghẹ, tôm, cua), ốc, hến,…
- Rượu bia: Gây tăng axit uric trong máu.
- Thực phẩm lên men: Nhóm thực phẩm này có khả năng làm tăng axit uric.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thịt mỡ, thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, da gà…
- Các gia vị cay và nóng: Hạt tiêu, ớt, gia vị cay khác…
Bài liên quan: Bệnh Gout nên ăn gì kiêng gì?
Áp dụng các cách điều trị gút tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát, nhưng chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải là phương pháp chữa trị bệnh. Do đó, khi gặp triệu chứng của bệnh gút, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn, đánh giá và điều trị kịp thời. Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất chính là người bệnh nên chủ động thay đổi lối sống và chế độ ăn lành mạnh.