Để ủ tóc, bạn dùng một loại kem có chứa dưỡng chất làm mềm tóc và nuôi dưỡng tóc, sau đó ủ tóc để kem lưu lại trên tóc trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó làm sạch tóc. Quá trình ủ tóc tưởng chừng đơn giản nhưng bạn cần biết cách ủ mới phát huy được tác dụng của kem ủ. Trong quy trình chăm sóc tóc cơ bản bằng 3 bước gồm gội đầu, xả tóc và ủ tóc, nếu bạn thắc mắc nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Lợi ích của việc ủ tóc là gì?
Mái tóc của chúng ta thường tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây hại như bụi bẩn, hóa chất, ánh nắng mặt trời,… Ngoài ra, việc uốn tóc, nhuộm tóc hoặc sử dụng nhiệt để tạo kiểu tóc thường xuyên đôi khi khiến mái tóc trở nên hư tổn, dễ gãy rụng hơn. Để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, ủ tóc là một cách hiệu quả trong các giải pháp chăm sóc tóc.
Ủ tóc có tác dụng cung cấp dưỡng chất, khắc phục những phần hư tổn trên thân tóc, hơn nữa còn tạo lớp màng bảo vệ cho tóc chống lại những tác hại từ môi trường bên ngoài. Bạn có thể lựa chọn sử dụng những loại kem ủ bán sẵn hay kem được làm từ nguyên liệu tự nhiên để nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt và làm đẹp tóc mỗi ngày.
Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu trong quá trình chăm sóc tóc?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ tác dụng chính của việc gội đầu và ủ tóc. Trong khi gội đầu làm sạch da đầu và tóc thì ủ tóc lại cung cấp dưỡng chất để phục hồi tóc bị hư tổn và nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe hơn. Vì vậy, trong quy trình chăm sóc tóc, cả hai bước gội đầu và ủ tóc đều không thể thiếu.
Về thứ tự, bạn nên gội đầu trước sau đó mới đến ủ tóc sau. Việc chăm sóc tóc cũng giống như bạn chăm sóc da hàng ngày. Bạn cần làm sạch tóc và da đầu trước khi cung cấp dưỡng chất cho tóc. Nếu bạn ủ tóc trước khi gội đầu, mái tóc sẽ không thể hấp thu tối đa dưỡng chất từ kem ủ do chứa nhiều bụi bẩn, cặn bã. Vì vậy, bạn cần gội đầu để làm sạch bề mặt sợi tóc và da dầu, sau đó mới sử dụng kem xả hoặc kem ủ để nuôi dưỡng mái tóc óng mượt, chắc khỏe.
Cách ủ tóc tại nhà đơn giản, dễ làm
Trái với chu kỳ chăm sóc da mặt bao gồm nhiều bước phức tạp thì quy trình chăm sóc tóc lại đơn giản hơn, chỉ gồm ba bước gội đầu, xả tóc và ủ tóc. Vì vậy, mọi người không nên bỏ qua bước nào để có được một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe. Các chị em phụ nữ cần thực hiện theo những bước sau để việc ủ tóc đạt được hiệu quả tối ưu:
Chuẩn bị kem ủ tóc hoặc mặt nạ ủ tóc
Hiện nay, bạn có thể tìm được rất nhiều các loại kem ủ tóc dành cho tóc khô, tóc chẻ ngọn, tóc gãy rụng, tóc nhiều gàu,… Vì vậy, để lựa chọn loại kem ủ tóc phù hợp nhất, bạn nên dựa vào tình trạng tóc của mình hoặc tự làm mặt nạ ủ tóc từ nguyên liệu thiên nhiên để chăm sóc mái tóc tại nhà.
Gội đầu
Để giải đáp cho thắc mắc nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, bạn nên lưu ý rằng mái tóc có nhiều bụi bẩn thì không thể hấp thu tối đa những dưỡng chất có trong kem ủ tóc, thậm chí còn xảy ra tình trạng tóc bết dính hay tóc bị đổ dầu nhiều hơn.
Thoa lên tóc kem ủ hoặc mặt nạ ủ
Cách ủ tóc hiệu quả là bạn có thể chia tóc thành nhiều phần nhỏ, sau đó bôi kem ủ lên từ chân tóc đến ngọn tóc, chú ý ở phần ngọn tóc cần bôi kỹ hơn, bởi vì tóc ở vị trí này dễ bị hư tổn do nhận được ít dưỡng chất hơn. Nếu da đầu của bạn là da dầu, da nhạy cảm thì nên hạn chế bôi trực tiếp kem ủ, mặt nạ ủ lên da đầu.
Vậy còn dầu xả thì sao? Ngay sau khi gội đầu sạch, bạn hãy dùng dầu xả. Bởi vì nếu dùng dầu xả trước, tóc có thể bị nhờn rít, dẫn đến không thể thẩm thấu dưỡng chất có trong kem ủ vào tóc được. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua bước sử dụng dầu xả nếu bạn muốn ủ tóc.
Tuân thủ thời gian ủ tóc
Sau khi thoa kem hoặc mặt nạ ủ tóc, bạn dùng khăn bông hoặc sử dụng mũ ủ tóc chuyên dụng để quấn toàn bộ tóc lại. Làm như vậy sẽ làm giãn nở lớp biểu bì trên mái tóc, giúp dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng vào sâu bên trong để nuôi dưỡng tóc.
Bạn cần ghi nhớ ủ tóc thường mất từ 15 - 30 phút, việc ủ tóc theo đúng thời gian quy định giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu ủ quá nhanh, dưỡng chất chưa kịp hấp thu vào tóc hoặc trường hợp ủ quá lâu sẽ khiến tóc bị nhờn dính.
Xả tóc sạch và hong tóc khô
Sau khi ủ tóc xong, bạn hãy xả tóc lại với nước sạch và hong khô tóc như bình thường.
Khi ủ tóc cần lưu ý
Các bước ủ tóc rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần ủ tóc đúng cách mới đạt hiệu quả. Sau đây là những điều cần lưu ý:
Không nên lạm dụng ủ tóc
Nếu ủ tóc quá nhiều dễ làm tóc rụng nhiều hơn, nhanh bám bẩn hơn nên đầu càng dễ bị bết dính. Ngoài ra, ủ tóc thường xuyên còn làm cho kem ủ thấm vào da dầu, nếu không gội đầu sạch sẽ dễ bị nổi mụn hoặc viêm nhiễm da đầu.
Không ủ khi tóc còn nhiều nước
Trước khi bôi kem ủ, bạn nhớ thấm bớt nước trên tóc vì tóc ướt sẽ dễ làm cho tóc yếu và rụng nhiều hơn. Sau khi gội đầu, cách tốt nhất là dùng khăn bông khô mềm lau nhẹ sao cho tóc chỉ còn ẩm khoảng 70% rồi mới bôi kem ủ lên tóc. Điều này sẽ giúp kem ủ thấm sâu vào trong từng sợi tóc.
Sau khi ủ, cần xả tóc thật sạch
Sau khi ủ tóc, chỉ nên xả tóc lại bằng nước cho sạch, không nên dùng thêm dầu xả tóc, vì tóc đang yếu nên cần có thời gian mới hấp thu hết các dưỡng chất có trong dầu ủ.
Hạn chế sấy tóc
Sau khi đã hoàn tất các bước gội, xả, ủ tóc, nếu muốn có được mái tóc khỏe và mềm, bạn chỉ nên lau tóc bằng khăn bông mềm rồi để tóc khô tự nhiên, cố gắng hạn chế sấy tóc vì nếu dùng máy sấy nhiều, tóc sẽ rất dễ bị khô xơ, gãy hoặc chẻ ngọn. Nếu cần phải sấy, bạn nên chỉnh máy sấy ở chế độ mát hoặc ở mức nhiệt thấp nhất.
Với những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về tác dụng của việc ủ tóc và biết nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu. Bạn cũng nên chú ý đến cách ủ tóc đúng vì nếu ủ tóc sai cách sẽ gây tác dụng ngược khiến tóc dễ bị tổn thương nhiều hơn.