Đau dạ dày là một căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến với những triệu chứng đa dạng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ngay những cách giảm đau dạ dày đơn giản và hiệu quả qua bài viết này!
1Uống nhiều nước
Cơ thể con người cần nước để có thể hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ đồ ăn và thức uống. Cơ thể bị thiếu nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và có nguy cơ dẫn tới cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, uống nước còn giúp giảm ợ nóng.
Vì vậy, đảm bảo cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và giảm sự xuất hiện của cơn đau dạ dày.
Khoảng 20% nước cơ thể hấp thu sẽ đến từ đồ ăn và lượng còn lại thì đến từ thức uống. Đối với hầu hết mọi người, số cốc nước lý tưởng nên uống mỗi ngày là trên 8 cốc. Trẻ em sẽ cần ít nước hơn người lớn:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 4 cốc nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 5 cốc nước mỗi ngày
- Trẻ trên 8 tuổi: 7 - 8 cốc nước mỗi ngày.
Đối với những người có vấn đề đường tiêu hóa, việc giữ cho cơ thể đủ nước là rất quan trọng. Nôn và tiêu chảy có thể nhanh chóng khiến cơ thể bạn mất nước. Vì vậy, nếu mắc phải các triệu chứng như đau thượng vị, chán ăn, buồn nôn, ợ hơi do cơn đau dạ dày, bạn nên uống thêm nước.
Đảm bảo cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và giảm sự xuất hiện của cơn đau dạ dày
2Nằm nghiêng sang bên trái
Nằm xuống ngay sau khi ăn hoặc khi đau dạ dày có thể làm bạn tiêu hóa kém hơn và làm tình trạng các cơn đau dạ dày tệ hơn. Nguyên nhân là vì khi bạn nằm xuống, acid trong dạ dày sẽ di chuyển theo chiều ngang, làm bạn đau hơn và có nguy cơ gây nên ợ nóng. Vì vậy, người bệnh bị đau dạ dày nên tránh nằm xuống ngay khi đau.
Người bệnh bị đau dạ dày nên tránh nằm xuống ngay khi đau
3Dùng gừng đúng cách
Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của người bị đau dạ dày. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn, gừng là một giải pháp tốt để giúp bạn giảm ngay sự khó chịu này.
Bạn có thể phối hợp gừng trong bữa ăn của mình hoặc đơn giản là uống một ly trà gừng.
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn, gừng là một giải pháp tốt
4Duy trì chế độ ăn BRAT
Khi cơn đau dạ dày diễn tiến tới tiêu chảy, các bác sĩ có thể gợi ý bạn nên phối hợp theo chế độ ăn BRAT. BRAT là viết tắt của Bananas (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo), và Toast (bánh mì). Đây là những loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm tiêu chảy.
Nguyên nhân là vì chúng không chứa những hợp chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột. Bên cạnh đó, chúng còn giàu kali và magie giúp bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng chế độ ăn này không thích hợp để sử dụng lâu dài vì có thể gây thiếu chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn BRAT sẽ giúp bạn giảm tiêu chảy
5Tránh hút thuốc và đồ uống có cồn
Hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, đau dạ dày và các vấn đề khác về đường tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày (GERD).
Tuy việc cai hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể khó khăn, việc từ bỏ chúng sẽ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của bạn đáng kể và tăng chất lượng cuộc sống của bạn.
Hút thuốc và uống đồ uống có cồn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa
6Tránh thức ăn khó tiêu hóa
Một số loại thực phẩm sau đây có thể gây nên cơn đau dạ dày hoặc khiến tình trạng sức khỏe tiêu hóa của bạn ngày càng tệ hơn:
- Thực phẩm nhiều acid và dầu mỡ.
- Thực phẩm làm từ lúa mì.
- Thức ăn cay nóng.
Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn này. Điều đó có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt sự khó chịu và đau đớn.
Một số loại thực phẩm có thể gây nên cơn đau dạ dày
7Uống nước chanh đúng cách
Bạn có thể pha nước cốt chanh với baking soda có thể làm giảm chứng ợ nóng và khó tiêu và những cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, mùi vị của chúng không dễ chịu nên việc bạn chú ý liều lượng phù hợp để pha sẽ giúp dễ uống hơn.
Pha nước cốt chanh với baking soda có thể làm giảm chứng ợ nóng và khó tiêu
8Dùng quả sung
Quả sung có chứa các hoạt chất đặc biệt giúp nhuận tràng, giảm táo bón và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chúng cung có các hợp chất giúp giảm chứng khó tiêu.
Bạn có thể bổ sung quả sung vào bữa ăn của mình để làm giảm cơn đau dạ dày.
Bạn có thể bổ sung quả sung vào bữa ăn của mình để làm giảm cơn đau dạ dày
9Uống nước ép lô hội
Nha đam có công dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Việc uống nước ép lô hội còn giúp giảm đầy hơi, buồn nôn, ói mửa.
Vì vậy, uống nước ép lô hội có thể là một lựa chọn tốt để giảm đau dạ dày. Lưu ý việc sử dụng nha đam nhiều có thể gây tiêu chảy.
Uống nước ép lô hội có thể là một lựa chọn tốt để giảm cơn đau dạ dày
10Dùng húng quế
Húng quế có chứa hàm lượng acid linoleic cao, giúp chống viêm, giảm đầy hơi và các cơn đau dạ dày. Bạn có thể kết hợp húng quế với các món ăn hàng ngày để bổ sung chất xơ đồng thời cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Húng quế giúp làm giảm đau dạ dày
11Dùng cam thảo
Các sản phẩm có chứa rễ cam thảo có thể giúp làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng tiêu hóa. Người bị đau dạ dày có thể thử uống trà rễ cam thảo nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng của họ được cải thiện.
Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp hoặc bệnh thận, bệnh tim không nên uống trà cam thảo vì chúng có nguy cơ gây tăng huyết áp và giảm nồng độ kali.
Các sản phẩm có chứa rễ cam thảo có thể giúp làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng tiêu hóa
12Ăn cơm từ gạo tẻ
Gạo tẻ rất có lợi cho đường tiêu hóa vì chúng có nhiều dưỡng chất hữu ích, cũng như giúp no lâu mà không gây kích ứng đường tiêu hóa. Gạo tẻ cũng là một phần của chế độ ăn kiêng BRAT. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị đau dạ dày, hãy ăn cơm từ gạo tẻ.
Gạo tẻ rất có lợi cho đường tiêu hóa
13Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa nhiều chất giảm viêm, giúp cơ bụng thư giãn và làm dịu cơn đau ở vùng bụng khá hiệu quả. Một tách trà hoa cúc ấm có thể giúp bạn xoa dịu ngay cơn đau dạ dày của mình.
Một tách trà hoa cúc nóng có thể giúp bạn xoa dịu ngay cơn đau dạ dày của mình
14Dùng bạc hà
Bạc hà được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng hữu ích trong việc giảm nôn, buồn nôn và làm dịu đau dạ dày nhờ hợp chất menthol. Hợp chất này còn được gọi là chất giảm đau tự nhiên.
Khi đau dạ dày, bạn có thể thử sử dụng bạc hà bằng các cách sau để giảm ngay cơn đau của mình:
- Uống trà bạc hà.
- Hít tinh dầu bạc hà.
- Ăn kẹo bạc hà.
- Nhai lá bạc hà.
Menthol trong bạc hà là một chất giảm đau tự nhiên
15Dùng giấm táo
Acid trong giấm táo là một thành phần hiệu quả để làm giảm quá trình tiêu hóa và phân hủy tinh bột. Từ đó, giúp cho tinh bột đi trực tiếp vào ruột và giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Vì vậy, nếu thường xuyên đau dạ dày, bạn có thể thử thêm giấm táo vào chế độ ăn của mình để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho việc tiêu hóa hiệu quả hơn.
Giấm táo giúp tiêu hóa hiệu quả hơn
16Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh đau dạ dày.
Các xét nghiệm bệnh đau dạ dày
- Chụp X-quang nuốt Bari: xét nghiệm này dùng chất cản quang để đánh giá vùng hầu họng và thực quản.
- Nội soi (EGD): xét nghiệm EGD giúp kiểm tra niêm mạc của thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).
- Sinh thiết nội soi: sinh thiết được sử dụng để lấy mẫu tế bào hoặc mô trong dạ dày để kiểm tra các tổn thương bên trong dạ dày.
Xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng đau dạ dày của bệnh nhân
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh đau dạ dày
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh đau dạ dày, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn chuyên khoa dạ dày như:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý Tiêu hóa Doctor Check, Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare,...
- Tại Hà Nội: Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E đa khoa Hà Nội,...
Trên đây là 15 cách giảm đau dạ dày đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của bạn ngay nhé!
Nguồn: Healthline, Medical News Today