1Chườm mát
Đắp một miếng vải đã ngâm trong nước lạnh lên những vùng da đặc biệt đau hoặc ngứa và để nguyên trong vài phút đến một giờ. Cách này có thể làm dịu sự khó chịu và giảm cảm giác ngứa.
Lưu ý không nên gãi các vết mụn nước vì sẽ làm rách da gây sẹo và phát tán vi rút sang vùng da khác.
2Tắm nước mát
Tắm bằng nước mát có thêm các thành phần như muối nở và bột yến mạch có thể giúp giảm ngứa do bệnh thủy đậu.
Chườm mát và tắm nước mát có thể hiệu quả nhất để giảm ngứa khi chúng được thực hiện sau mỗi ba đến bốn giờ trong vài ngày đầu khi có các triệu chứng thủy đậu.
3Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, có nhiều axit
Các vết loét nằm trong miệng trong bệnh thủy đậu có thể đặc biệt khó chịu và gây khó khăn cho việc ăn uống.
Người bệnh có thể làm giảm thiểu cảm giác khó chịu này bằng việc ăn những món ăn không quá nóng, dễ nhai nuốt và không gây kích ứng miệng. Tốt nhất nên tránh thức ăn cay, mặn và chứa nhiều axit.
4Dùng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin ức chế tác dụng của histamin - một chất góp phần tạo ra phản ứng dị ứng của cơ thể. Nhóm thuốc này có thể hữu ích khi các biện pháp vật lý như chườm mát, tắm nước mát không đủ để làm giảm ngứa.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ em dùng thuốc kháng histamin để đảm bảo không dùng quá liều khuyến cáo.
5Dùng thuốc bôi chứa calamine, nano bạc
Dùng sản phẩm bôi có chứa thành phần Calamine, Nano bạc có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn, tái tạo làn da bị tổn thương và hạn chế để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
6Dùng thuốc có thành phần paracetamol để hạ sốt và giảm đau.
Paracetamol (Acetaminophen) được sử dụng để điều trị giảm đau và hạ sốt. Đây là hoạt chất được khuyên dùng cho bệnh thủy đậu.[1]
Lưu ý không dùng aspirin khi bị thủy đậu. Sử dụng aspirin có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye, ảnh hưởng đến não và gan. Hội chứng Reye có thể gây tử vong ở trẻ em. [2].
Mặc dù một số ít nghiên cứu cho rằng không có mối liên hệ giữa ibuprofen và hội chứng Reye, người bệnh cũng không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) nào khi bị thủy đậu mà không được tư vấn bởi bác sĩ. [3]
Sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID (ví dụ như ibuprofen) có thể dẫn đến nhiễm trùng da thứ cấp hoặc gây tổn thương mô. Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm vi rút varicella, nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng về da ở nhóm bệnh nhân sử dụng NSAID nhiều hơn nhóm sử dụng paracetamol. [4]
Chế phẩm có chứa paracetamol dùng giảm đau, hạ sốt
7Dùng vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng đề kháng
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu do virus[1], vì vậy việc tăng cường sức đề kháng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự khỏi bệnh.
Vitamin có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày hoặc có thể bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng. Đừng quên bổ sung vitamin mỗi ngày khi bị thủy đậu bạn nhé.
8Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Người bệnh nên liên hệ bác sĩ ngay khi gặp các trường hợp sau:
- Da xung quanh mụn nước thủy đậu nóng, đau và đỏ.
- Bị mất nước.
- Các triệu chứng bệnh thủy đậu đột nhiên trở nên tồi tệ hơn.
- Phụ nữ có thai và chưa mắc bệnh thủy đậu trước đây và đã ở gần một người bị bệnh thủy đậu.
- Người bị suy giảm miễn dịch và đã ở gần một người bị bệnh thủy đậu.
- Trẻ em sơ sinh bị thủy đậu.
Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thủy đậu. Việc sử dụng thuốc cần được bắt đầu trong vòng 24 giờ kể từ khi các vết mụn nước xuất hiện.
Các bệnh viện điều trị bệnh thủy đậu uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Y Học Cổ truyền TP.HCM,...
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,...
Xem thêm:
- Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu hiệu quả, không để lại sẹo
- Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Thủy đậu kiêng gì? 3 loại thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị thủy đậu