Mụn ẩn là tình trạng da liễu rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên mặt và thường tập trung ở vùng trán. Nhiều trường hợp mụn ẩn còn lan rộng sang cả hai bên thái dương.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng mụn ẩn lại tạo cảm giác khó chịu khi mắc phải. Sau đây, hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu về mụn ẩn trên trán và cách điều trị để có một làn da sạch mụn nhé!
Mụn ẩn trên trán là gì?
Mụn ẩn (hidden acne) là loại mụn phát triển dưới da, khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường, chỉ khi sờ tay vào mới cảm nhận được. Mụn ẩn thường nằm rất sâu dưới da, mọc thành cụm và làm làn da kém mịn màng, đôi lúc gây đau và khi gặp điều kiện bất lợi có thể phát triển thành mụn viêm rất khó điều trị.
Mụn ẩn ở trán hình thành do tuyến bã nhờn, vi khuẩn hay bụi bẩn bị mắc kẹt sâu ở lỗ chân lông làm đầu mụn không ngoi lên được, ẩn sâu dưới bề mặt da.
Đặc biệt, việc điều trị mụn ẩn cần được tiến hành càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa mụn ẩn phát triển thành mụn viêm và nhằm tiết kiệm được thời gian điều trị.
Nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán
Mụn ẩn có thể xuất hiện ở mọi nơi trên gương mặt và cơ thể, từ trán, má, cằm, cho đến lưng, trong đó trán là vị trí thường xuyên bị mụn ẩn. Các nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán có thể liệt kê như sau:
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá
Theo Face Mapping (phương pháp phân tích vị trí mụn trên khuôn mặt để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn), mụn ẩn ở trán thường liên quan nhiều đến hệ tiêu hóa như ruột non yếu, khó hấp thu chất dinh dưỡng hay do ăn uống thiếu dưỡng chất.
Ngoài ra, tình trạng mụn ẩn còn liên quan đến các vấn đề về gan, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc…
Thay đổi hormone trong cơ thể
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến mụn ẩn, kể cả ở trán. Một nghiên cứu khảo sát trên 914 người bị mụn trứng cá đã cho thấy rằng trán là vùng có lượng bã nhờn tiết ra nhiều nhất. Khi có sự thay đổi hormone trong cơ thể, vùng trán sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn, từ đó dễ hình thành mụn ẩn.
Không làm sạch da kỹ
Phần trán chiếm diện tích lớn nhất trên gương mặt, nhưng nhiều người thường bỏ qua hoặc chỉ làm sạch qua loa.
Các loại mỹ phẩm chăm sóc da hay trang điểm khi bôi lên trán thường dính vào phần chân tóc hay tóc mái, điều này lại không được chú ý trong bước làm sạch da, khiến mụn ẩn phát triển, sau đó lây lan ra toàn vùng trán.
Cách chăm sóc tóc
Tóc là một trong các tác nhân gây ra tình trạng mụn ẩn ở trán. Tóc mái nhiều dầu sẽ khiến dầu dễ dính vào trán, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Đặc biệt thói quen để tóc mái dày che lấp trán sẽ làm da bị bí do mồ hôi và dầu từ tóc tiết ra, rất dễ gây ra mụn ẩn.
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc cũng có thể gián tiếp gây ra mụn. Dù sản phẩm chăm sóc tóc thường không ảnh hưởng đến lượng bã nhờn da đầu tiết ra, một số sản phẩm tạo kiểu như hair gel, wax hay sáp chứa các loại dầu tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể làm tắc nghẽn nang lông và kích thích hình thành mụn trứng cá.
Trong một vài trường hợp sử dụng dầu gội, dầu xả nhưng không làm sạch kỹ cũng rất dễ gây ra mụn ở chân tóc và vùng trán.
Tiếp xúc với nhiều đồ vật dễ bám bụi bẩn
Ít người biết rằng những vật dụng tiếp xúc trực tiếp hằng ngày với trán như vỏ gối, mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ khi chơi thể thao… cũng có thể gây mụn ẩn ở trán. Việc không vệ sinh chúng thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại mụn phát triển bao gồm cả mụn ẩn.
Vậy mụn ẩn trên trán điều trị thế nào?
Như đã nói, việc điều trị mụn ẩn cần được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mụn ẩn phát triển thành mụn viêm, cũng như tiết kiệm được thời gian và công sức điều trị.
Mụn ẩn trên trán có thể được điều trị tại nhà nếu nhẹ và phải được điều trị chuyên sâu với Bác sĩ tại các trung tâm da liễu nếu tình trạng dai dẳng, hoặc mụn đã phát triển thành mụn viêm.
Nắm vững các nguyên tắc điều trị mụn ẩn trước khi trị sẽ giúp đạt hiệu quả tối ưu và duy trì hiệu quả lâu dài sau điều trị.
Điều trị tại nhà
Trong điều trị mụn ẩn, Bác sĩ cho rằng việc quan trọng nhất là giúp đầu mụn ngoi lên trên bề mặt da, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng da bị mụn. Một số phương pháp để chăm sóc mụn ẩn tại nhà có thể áp dụng dễ dàng như:
Chườm nóng: dùng khăn hay vải mỏng, ấm, sạch, đắp lên vùng da bị mụn ẩn từ 10-15 phút, khoảng 3-4 lần một ngày cho đến khi xuất hiện nhân mụn. Nhiệt giúp làm mở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn trồi lên gần bề mặt da và hình thành đầu mụn. Đồng thời, chườm nóng còn giúp làm dịu vùng da bị mụn. Tuy nhiên, nhiệt độ sử dụng cần vừa phải để tránh bỏng da, gây viêm nhiễm nặng hơn.
Không sờ hay dùng tay nặn mụn ẩn: một thói quen xấu của rất nhiều người khi bị mụn ẩn ở trán là thường xuyên dùng tay cào hay nặn để lấy nhân mụn ra. Việc cạy, nặn mụn có thể gây ra vết thương ở vùng da bị mụn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí để lại thâm hay sẹo, vì vậy cần tuyệt đối bỏ thói quen cạy hay nặn mụn nếu có.
Tẩy tế bào da chết định kỳ: khi tế bào chết trên da quá dày sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, các chất cặn bã tồn đọng trong lỗ chân lông chính là thủ phạm gây nên mụn ẩn. Việc tẩy tế bào chết định kỳ cho da mụn là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da tại nhà. Việc này giúp loại bỏ bã nhờn, mở lỗ chân lông và hạn chế bít tắc, từ đó hạn chế sinh mụn.
Một vài loại thuốc không kê đơn và mỹ phẩm có thể sử dụng tại nhà để làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế mụn ẩn hiệu quả như:
- Sản phẩm tẩy tế bào chết acid salicylic: đây là một chất tẩy tế bào chết hóa học, có đặc tính kháng viêm, tiêu sừng giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa và điều trị mụn ẩn. Acid salicylic có nhiều dạng khác nhau bao gồm thuốc mỡ, kem, gel, dung dịch. Nên bắt đầu sử dụng acid salicylic ở nồng độ thấp (khoảng 2%) với tần suất thấp, dùng cách ngày hoặc tuần 2-3 lần. Sau khi da đã quen với sản phẩm, có thể tăng nồng độ và tần suất sử dụng lên mỗi ngày.
- Sản phẩm tẩy tế bào chết alpha hydroxy acid (AHA): AHA là một loại acid tan trong nước, có tác dụng loại bỏ những chất bẩn, tế bào chết trên bề mặt da, từ đó giúp da mịn màng hơn. AHA ít gây kích ứng cho da nên phù hợp với nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Các sản phẩm AHA mang lại hiệu quả tốt nhất khi dùng ở dạng gel, cream, lotion bởi những dạng này có khả năng thẩm thấu rất cao. AHA có nhiều nồng độ khác nhau từ 2% cho đến tận 70%, tuy nhiên, mỗi nồng độ phù hợp với từng tình trạng da, vì thế cần hiểu rõ làn da của bản thân và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Điều trị tại Phòng khám Da liễu
Khi đã áp dụng các phương pháp chăm sóc da tại nhà mà tình trạng mụn ẩn vẫn không thuyên giảm. Hoặc mụn ẩn thường xuyên viêm nhiễm, nguy cơ tiến triển thành mụn viêm, hãy đến với Bác sĩ Da liễu để được thăm khám, điều trị và tư vấn liệu trình chăm sóc da chuyên sâu, phù hợp hơn cho từng tình trạng mụn ẩn.
Sau đây là một số phương pháp thường được nhiều Bác sĩ Da liễu lựa chọn khi điều trị:
Sử dụng retinoid đường bôi
Các retinoid đường bôi như tretinoin hay adapalene thường được sử dụng trong quy trình chăm sóc da. Dùng retinoid sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa. Sau một thời gian sử dụng, nhân mụn ẩn sẽ được đẩy lên dễ dàng.
Retinoid đường bôi không chỉ giúp điều trị mụn mà còn hỗ trợ trong việc điều trị thâm, chống lão hoá, giúp làn da sáng và đều màu hơn.
Tuy nhiên, retinoid rất dễ gây kích ứng, đỏ da hoặc làm da tăng nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị sạm, tăng sắc tố… Vì thế, cần có sự chỉ định và theo dõi của Bác sĩ khi sử dụng các hoạt chất này.
>>> Xem thêm bài viết: Những lưu ý khi dùng tretinoin cho người mới bắt đầu
Lăn kim
Ngoài ra, tại các cơ sở điều trị da, lăn kim cũng là một phương pháp thường được sử dụng để trị mụn ẩn. Lăn kim là kỹ thuật thẩm mỹ sử dụng các kim nhỏ siêu bén và vô trùng xuyên qua lớp biểu bì của da, tạo ra các vết thương vi điểm có kiểm soát trên da.
Lăn kim giúp loại bỏ tế bào sừng già, trong đó có cả nhân mụn ẩn, đồng thời giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tái tạo lại làn da.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, lăn kim không đúng kỹ thuật có thể khiến da bị tổn thương và nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời nếu không chống nắng tốt sau lăn kim, làn da sẽ dễ bị nám, sạm…
Peel da hóa học
Bên cạnh lăn kim, peel da hoá học cũng là một liệu trình phù hợp để điều trị mụn ẩn. Peel da là quá trình sử dụng các acid trái cây để lấy đi lớp tế bào chết, bã nhờn, đồng thời giảm thâm nám cho da…
Phương pháp này an toàn, không quá đau, dễ thực hiện và thời gian hồi phục nhanh tùy nồng độ hoạt chất peel. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách và sản phẩm peel kém chất lượng có thể làm tổn thương làn da, ngoài ra cần chống nắng kỹ sau khi thực hiện peel da.
Lưu ý, việc sử dụng các thủ thuật xâm lấn như peel da, lăn kim hay sử dụng sản phẩm kê đơn như retinoid đều cần có sự tư vấn và giám sát của Bác sĩ Da liễu. Vì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm như đã đề cập ở trên.
Việc điều trị mụn ẩn tốt nhất nên được thực hiện tại các cơ sở da liễu uy tín như bệnh viện hay Phòng khám chuyên khoa Da liễu với Bác sĩ Da liễu.
2 cách ngăn ngừa mụn ẩn ở trán
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh
Như đã đề cập ở phía trên, hệ tiêu hoá có thể là tác nhân gây mụn ẩn ở trán. Vì vậy, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và thực phẩm tốt cho sức khỏe là một cách tốt để ngăn ngừa mụn ẩn ở trán.
Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần như ngủ đủ giấc, tránh những suy nghĩ tiêu cực là liều thuốc tốt nhất cho làn da.
Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da trán
Để phòng ngừa mụn ẩn trên trán, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da trán chính là yếu tố quan trọng nhất. Các vật dụng tiếp xúc hằng ngày với trán như các loại nón mũ, khăn mặt, vỏ gối nên được làm sạch thường xuyên để tránh vi khuẩn bám trên da khi sử dụng.
Bên cạnh đó, giữ mái tóc luôn sạch sẽ. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc an toàn từ thiên nhiên, hạn chế sản phẩm dễ gây rít hoặc chứa quá nhiều dầu cũng là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế mụn ẩn vùng trán.
Ngoài ra, nên hạn chế để tóc mái ở cả nữ và nam giới, đặc biệt không để tóc mái bám dính trên trán. Nhiều người khi trán bị mụn, tâm lý tự ti muốn che đi mụn nên thường để mái dày, điều đó làm tình trạng mụn càng tệ hơn.
Những bạn có thói quen vuốt tóc ra sau hoặc cắt kiểu tóc undercut, mụn sẽ đỡ hơn vì tóc không bết và dính vào trán, từ đó việc điều trị mụn sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Cuối cùng và quan trọng nhất, hãy tẩy trang kỹ vùng trán, đặc biệt là phần da sát chân tóc vì vùng này dễ bám bụi và mỹ phẩm.
Xem thêm các bài viết liên quan
Doctor Acnes - Phòng khám Da liễu uy tín tại TP. HCM
Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho làn da mụn? Hãy đến với Doctor Acnes - nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị mụn hiệu quả và an toàn.
Với đội ngũ Bác sĩ Da liễu dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong điều trị mụn, cùng hệ thống thiết bị máy móc chuẩn y khoa và liệu trình cá thể hóa, Phòng khám Da liễu Doctor Acnes xứng đáng là cơ sở điều trị da khách hàng tin tưởng và lựa chọn hiện nay.
✅ Phương pháp ✅ Giá ✅ Giá HSSV ⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000 550.000 ⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE 600.000 550.000 ⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE 600.000 550.000 ⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE 600.000 550.000 ⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE 800.000 700.000 ⭐Phi kim m.pen pro (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.300.000 1.200.000Tóm lại, mụn ẩn trên trán là một tình trạng da thường gặp, xuất hiện chủ yếu do các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, vệ sinh da không đúng cách, thay đổi nội tiết, tiếp xúc với bụi bẩn từ đồ vật hằng ngày, hoặc sử dụng các sản phẩm dành cho tóc gây kích ứng hệ tiêu hóa.
Dẫu vậy, với sự hiểu biết đúng đắn, mụn ẩn hoàn toàn có thể được phòng tránh và điều trị một cách hiệu quả. Việc duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với việc giữ gìn vệ sinh da, đặc biệt là vùng trán, sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện và tái phát của mụn ẩn.
Tài liệu tham khảo
- Brooke Shunatona. “Blind Pimple: How to Get Rid of Acne Under the Skin, According to Experts”. Cosmopolitan.com
- Kathryn Watson. “Warm compress treatment”, Healthline.com
- KA Hammer. “Treatment of acne with tea tree oil (melaleuca) products: A review of efficacy, tolerability and potential modes of action”. International Journal of Antimicrobial Agents. 2015;45(2),106-110
- Daniela Ginta. “Can you use manuka honey for acne treatment”. Healthline.com
- Choi WC.,Park CK.,Youn WS. “Facial sebum affects the development of acne, especially the distribution of inflammatory acne”. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology. 2011 Dec;301-306
- Kristin Hall, FNP. “Acne on forehead: Causes, types, treatments and prevention”. Forhims.com
- Kristeen Cherney. “How to Treat Acne with Benzoyl Peroxide”. Healthline.com