1. Cận thị 1.5 độ là gì?
Cận thị có nhiều mức độ khác nhau và dựa vào độ cận để đánh giá tình trạng cận nặng, nhẹ.
1.1 Cận thị 1.5 độ là gì?
Cận thị 1.5 độ là độ cận thị nhẹ. Nhắc đến độ cận thị là nói đến thuật ngữ diop. Đây là đơn vị độ cong của thấu kính. Khi sử dụng thấu kính này, mắt sẽ nhìn được mọi vật rõ nét hơn.
Diop có giá trị càng lớn thì tình trạng cận thị (độ cận của mắt) càng nặng. Và độ dày của kính càng tăng lên hay cặp kính mà người cận thị đeo sẽ có độ dày tỷ lệ thuận với độ cận của mắt.
Như vậy, khi bị cận thị 1.5 độ tức là người bệnh cần đeo loại kính 1.5 Diop. Đây là mức độ cận thị nhẹ, cặp kính sẽ mỏng hơn so với những người bị cận nặng hơn.
Cận thị 1.5 độ là mức cận thị nhẹ
1.2 Phân loại mức độ cận thị
Dựa vào độ cận (diop) người ta phân ra các mức độ cận sau:
-
Cận thị nhẹ: Là mắt bị cận từ 0,25-3,00 diop.
-
Cận thị trung bình: Là mức độ cận từ 3,25-6,00 diop.
-
Cận thị nặng: Có độ cận là từ 6,25-10,00 diop.
-
Cận thị cực đoan: Là có mức độ cận > 10 diop.
Tùy theo các mức độ cận thị mà người bệnh đeo loại kính và có cách chăm sóc cho phù hợp.
2. Cận thị 1.5 độ có biểu hiện như thế nào?
Cận thị 1.5 độ là mức cận nhẹ, những biểu hiện thường thấy ở mức độ cận này là:
-
Chớp mắt liên tục: Do mắt phải điều tiết quá nhiều, nhanh bị mỏi và phải chớp mắt liên tục.
-
Mở to mắt và hướng người về phía trước khi nhìn, xem: Do không nhìn rõ những vật ở xa nên mắt thường có xu hướng mở to và hướng lại gần để nhìn rõ hơn.
-
Không nhìn rõ vật ở xa: Những vật cách xa trên 1m nhìn bị mờ nhưng lại gần thì nhìn rõ hơn. Đó chính là dấu hiệu của cận thị.
-
Ngại tham gia hoạt động ngoài trời: Do không nhìn rõ nên người bị cận thị 1.5 độ thường có xu hướng không muốn tham gia các hoạt động người trời vì không mang lại hiệu quả như ý.
-
Dụi mắt: Khi động tác dịu mắt lặp đi lặp lại nhiều lần, đó là dấu hiệu của mắt nhìn mờ, ngứa, hoặc khô mắt. Một biểu hiện cho thấy có thể mắt bị cận thị 1.5 độ.
-
Chảy nước mắt: Vì cận thị gây khó chịu cho mắt nên mắt trẻ có thể bị chảy nước mắt thường xuyên.
Đối với người lớn, việc phát hiện những dấu hiệu của cận thị 1.5 độ có thể dễ nhận thấy. Nhưng với trẻ nhỏ, vì hiếu động và không nhận thức rõ các biểu hiện của cận thị nên thường không tự phát hiện ra bệnh. Do đó, người lớn cần quan tâm, thường xuyên để ý các biểu hiện của trẻ để phát hiện tật cận thị ở mắt sớm. Qua đó, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, dễ dàng và tốn ít chi phí hơn.
Dụi mắt là một trong những biểu hiện của tật cận thị
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của mắt cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?
3. Cận thị 1.5 độ có nên đeo kính?
Cận thị 1.5 độ là mức độ cận nhẹ, mắt có khả năng nhìn với một khoảng cách nhất định. Nên nhiều người vẫn còn đắn đo việc có nên đeo kính hay không.
Song câu trả lời là CÓ nên đeo kính khi bị cận 1.5 độ. Bởi đeo kính sẽ giúp mắt hạn chế phải điều tiết khi nhìn xa, tránh cho mắt bị mỏi. Khi những triệu chứng này được giảm thiểu thì sẽ giúp mắt kéo dài thời gian tăng độ.
Ngoài đeo kính thì người bị cận 1.5 độ nên kết hợp với chăm sóc mắt để bảo vệ và giúp tránh tăng độ cận hiệu quả. Hãy theo dõi phần tiếp theo sau đây để biết cách cách chăm sóc mắt tốt nhất.
Bị cận 1.5 độ có nên đeo kính để bảo vệ mắt hiệu quả
4. Chăm sóc mắt cận 1.5 độ đúng cách
Việc chăm sóc mắt hợp lý, khoa học đóng vai trò lớn trong việc hạn chế tăng độ của mắt cận. Để chăm sóc mắt cận 1.5 độ đúng cách cần thực hiện những việc sau:
-
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Những thực phẩm giàu vitamin A, E, C và các khoáng chất thiết yếu như: cá hồi, trứng, rau bina, quả óc chó,...rất tốt cho mắt. Do đó, cần bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Các thực phẩm tốt cho mắt cần bổ sung hàng ngày.đây.
-
Ánh sáng chuẩn: Không gian học tập, làm việc, sinh hoạt cần đảm bảo nguồn sáng đúng theo tiêu chuẩn. Bởi ánh sáng này sẽ giúp cho mắt không phải điều tiết nhiều, hạn chế mỏi mắt khi phải làm việc trong một thời gian dài.
Tìm hiểu thêm: BlueSky giải pháp ánh sáng tiêu chuẩn cho mắt
-
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Cần xây dựng thói quen để cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Sau khoảng 30 phút làm việc nên để mắt được thư giãn, tránh làm việc quá sức khiến mắt nhanh mỏi.
-
Khám mắt thường xuyên: Nên khám mắt theo định kỳ khoảng 6 tháng/ lần để biết rõ tình trạng của mắt sau một thời gian. Ngoài ra, nếu mắt có những biểu hiện như mờ đột ngột, đau mắt nhiều,... thì cần đi thăm khám ngay để xử lý kịp thời.
-
Dành nhiều thời gian vui chơi bên ngoài: Ánh sáng mặt trời là nguồn sáng tự nhiên, thân thiện và tốt cho mắt nhất. Do đó, người bị cận 1.5 độ nên dành thời gian vui chơi bên ngoài để hạn chế tăng độ cận của mắt.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của ánh sáng mặt trời với mắt cận thị
Nên dành thời gian cho trẻ vui chơi bên ngoài để hạn chế cận thị
Với bài viết trên đã giúp các bạn có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc cận 1.5 độ là bao nhiêu và có cần đeo kính không. Đeo kính là việc cần thiết khi bị cận 1.5 độ và nên kết hợp với các giải pháp chăm sóc để nâng cao hiệu quả bảo vệ mắt. Chúc các bạn có một đôi mắt khỏe và kéo dài được thời gian tăng độ cận lâu nhất.