Trái cây là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Trong đó ổi là loại quả đặc biệt bổ dưỡng và thơm ngon. Vậy để biết người bệnh tiểu đường ăn ổi được không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường, nguyên nhân do thiếu bài tiết insulin hoặc kháng insulin, hoặc cả hai 2, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường chủ yếu được phân thành ba loại:
- Tiểu đường type 1: do tế bào beta tuyến tuỵ bị phá huỷ dẫn đến bài tiết insulin giảm đáng kể hoặc không tiết insulin.
- Tiểu đường type 2: do insulin bị đề kháng, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.
- Tiểu đường thai kỳ: thường xảy ra từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ, do rối loạn chuyển hoá khi phụ nữ đang mang thai.
Bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi lượng đường huyết luôn cao hơn so với bình thường.
2Giá trị dinh dưỡng của ổi
Ổi là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng, trong 100 g quả ổi có chứa: [1]
- Calo: 68g.
- Tổng lượng carbohydrate: 14g.
- Đường: 9g.
- Chất xơ: 5g.
- Chất đạm: 2,6g.
- Chất béo: 1g
- Chất béo bão hòa: 0,3g
- Natri: 2mg
- Kali: 417mg
- Vitamin C: 228,3mg
Hàm lượng chất béo trong ổi rất nhỏ nhưng lại giàu chất xơ và protein. Không chỉ vậy, trong ổi còn có các thành phần khác như vitamin B, niacin, thiamin và một lượng nhỏ vitamin A, vitamin K.
Ngoài ra, ổi còn chứa một lượng đáng kể mangan, phốt pho, magie và một số khoáng chất khác như kẽm, canxi, sắt với lượng nhỏ.
Ổi có hàm lượng chất béo rất nhỏ và rất giàu chất xơ và protein.
3Đái tháo đường ăn ổi được không?
Những loại trái cây lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường là những loại có chỉ số và tải lượng đường huyết thấp. Ổi là loại trái cây đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên do đó bệnh nhân tiểu đường cũng có thể ăn ổi, cụ thể:
- Chỉ số đường huyết (GI): từ 12 - 24 thuộc nhóm trái cây có mức GI thấp.
- Tải lượng đường huyết (GL): từ 1,3 - 5 là thấp và phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn ổi có thể đem lại nhiều lợi ích.
4Đái tháo đường thai kỳ nên ăn ổi không?
Dựa trên tác dụng đã được nghiên cứu của ổi đối với bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn ổi. Bởi loại quả này có nhiều tác dụng tích cực hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
Chất xơ trong ổi giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết. Đồng thời, quả ổi còn có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và ổn định lượng đường huyết ở mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin A, C và các khoáng chất thiết yếu có trong ổi cũng góp phần mang lại một thai kỳ khỏe mạnh.
Ổi rất giàu axit folic rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó giúp phát triển hệ thần kinh của bé và góp phần bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật bẩm sinh. (Xem thêm các sản phẩm axit folic giúp bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng).
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều ổi. Ăn nhiều ổi có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nên sử dụng 2 quả ổi nhỏ (khoảng 140g) cho mỗi khẩu phần.
Ổi có nhiều tác dụng tích cực hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
5Lợi ích của ổi đối với bệnh đái tháo đường
Ổn định chỉ số đường huyết
Ổi có tác dụng hạ đường huyết. Hàm lượng chất xơ trong ổi giúp kiểm soát lượng đường trong máu không tăng đột biến. Bên cạnh đó, chỉ số GI của ổi cũng hạn chế tăng đường huyết.
Một số nghiên cứu đã chứng minh cho thấy bổ sung ổi trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường có hiệu quả trong điều hòa đường huyết và ngăn ngừa rối loạn lipid máu. [2]
Ổi có tác dụng hạ đường huyết.
Giàu chất xơ
Ổi là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường muốn điều chỉnh lượng đường trong máu vì chúng có nhiều chất xơ.
Chất xơ này mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và giúp làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường có thể tránh được tình trạng tăng hay hạ đường huyết quá mức, do ổi được tiêu hóa dần dần theo thời gian.
Ổi là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
Hàm lượng calo thấp
Ổi là món ăn vặt ngon, giúp no lâu trong khi hàm lượng calo thấp. Nhờ những điều này mà ổi có thể hỗ trợ người bệnh tiểu đường trong việc giảm cân hay kiểm soát cân nặng.
Ổi có hàm lượng calo thấp và đồng thời giúp no lâu.
Hàm lượng kali cao
Ổi có hàm lượng kali cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng huyết áp và góp phần cải thiện sức khoẻ của tim mạch.
Hàm lượng kali cao trong ổi góp phần cải thiện sức khoẻ của tim mạch.
Hàm lượng natri thấp
Hàm lượng natri thấp trong ổi giúp cải thiện chỉ số huyết áp, lặp lại cân bằng natri và kali trong cơ thể đối với người mắc bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp.
Hàm lượng natri thấp trong ổi giúp cải thiện chỉ số đường huyết.
Hàm lượng vitamin C cao
Ổi là một nguồn vitamin C phong phú, chứa gấp đôi lượng vitamin C có trong cam. Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và bảo vệ khỏi các biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường. [3]
Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hấp thu sắt, do đó duy trì mức độ miễn dịch của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng và mầm bệnh thông thường và giúp cơ thể người bệnh tiểu đường khỏe mạnh hơn.
Hàm lượng vitamin C cao bảo vệ khỏi các biến chứng nhiễm trùng của .bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, bệnh tim mạch
Ổi chứa một lượng lớn kali và natri thấp, giúp điều chỉnh huyết áp cao ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp và kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu đã chứng minh ổi không vỏ có hiệu quả hơn trong việc giảm lượng đường huyết, hạ huyết áp cũng như cholesterol toàn phần và tăng lượng cholesterol “tốt”. Tất cả những yếu tố này góp phần ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường và tim mạch. [4]
Ổi giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, bệnh tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì
Ổi là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn giảm cân vì nó giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và đảm bảo lượng protein, chất xơ và vitamin không bị ảnh hưởng.
Do hàm lượng calo thấp, ổi có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, một yếu tố quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Cân nặng quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chất xơ trong ổi có thể hỗ trợ giảm cân.
Ổi hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong ổi giúp làm mềm phân và làm giảm táo bón và tiêu chảy. Một quả ổi chứa 12% lượng chất xơ rất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và nhu động ruột khỏe mạnh.
Một nghiên cứu cho thấy ổi có thể làm giảm cường độ hoặc thời gian bị tiêu chảy. Một nghiên cứu khác cho thấy ổi có khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy có hại trong ruột. [5] [6]
Ổi giúp hỗ trợ tiêu hoá.
6Mẹo chế biến ổi cho người tiểu đường
Nước ép ổi
Nước ép ổi là đồ uống giải khát tuyệt vời, vị nước ép chua ngọt cùng với hương thơm của ổi làm tăng độ ngon của nước ép. Nước ép ổi có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, ổn định đường huyết và huyết áp.
Nước ép ổi giúp ổn định đường huyết.
Sinh tố ổi
Tương tự như nước ép ổi, sinh tố từ ổi là một lựa chọn tốt dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý nguyên liệu nên dùng đường và sữa dành cho người tiểu đường nhằm tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức.
Có thể kết hợp ổi với các nguyên liệu tốt dành cho người tiểu đường như sữa chua, táo, dâu,… nhằm tăng sự thơm ngon và tăng hiệu quả tác dụng của sinh tố.
Sinh tố ổi có thể kết hợp ổi với các nguyên liệu khác nhằm tăng hiệu quả tác dụng.
Salad ổi
Món salad ổi là sự kết hợp giữa ổi và các nguyên liệu khác tuỳ theo sở thích của mỗi người, tốt nhất nên kết hợp với thực phẩm tốt dành cho người tiểu đường như rau xanh, bơ, các loại hạt, dầu oliu,…
Salad ổi nên kết hợp với thực phẩm tốt dành cho người tiểu đường.
Mứt ổi
Mứt ổi dẻo, mềm, ngọt có thể là lựa chọn dành cho người tiểu đường, có thể dùng ăn vặt khi buồn miệng và cần lưu ý nguyên liệu làm mứt nên dùng đường dành cho người tiểu đường.
Mứt ổi có thể dùng ăn vặt khi buồn miệng.
Trà ổi
Dùng lá ổi làm trà đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường, lá ổi chứa nhiều lycopen có đặc tính chống ung thư, cải thiện chỉ số đường huyết và huyết áp, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá và giảm một số triệu chứng như đầy hơi, đau bụng.
Trà ổi cải thiện chỉ số đường huyết và huyết áp.
Ổi lắc
Thay vì ăn ổi bình thường, có thể làm ổi lắc để gia tăng hương vị, kích thích thèm ăn của người bệnh tiểu đường.
Nguyên liệu dùng để làm cần lượng vừa đủ tránh quá mặn có thể làm tăng huyết áp, quá ngọt ảnh hưởng đến đường huyết, quá cay hoặc chua có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá của người bệnh.
Ổi lắc có thể kích thích thèm ăn của người bệnh tiểu đường.
Gỏi ổi
Tương tự như salad ổi, có thể kết hợp ổi với các nguyên liệu để làm gỏi như cá, trứng, cà rốt,… Hạn chế trộn ổi với các loại thịt mỡ, tôm vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân, hàm lượng cholesterol cao trong thịt mỡ hoặc tôm có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch, mạch máu.
Gỏi ổi có thể kết hợp ổi với các nguyên liệu như cá, trứng, cà rốt.
7Các lưu ý khi ăn ổi cho người bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường nên ăn bao nhiêu quả ổi trong ngày
Ổi là loại trái cây có vị ngọt tự nhiên. 100g ổi chứa một lượng đường tương đương khoảng 10g đường. Vì vậy, ăn quá nhiều ổi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu.
Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên dùng khoảng 280g ổi (khoảng 4 quả ổi nhỏ) mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều quả cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.
Trong vỏ ổi sống có hàm lượng magie cao, hỗ trợ cho sự hấp thu glucose ở các mô ngoại biên như cơ xương, mô mỡ hay mô tim, từ đó giúp làm giảm đường trong máu. Do đó, khi ăn ổi sống thì người bệnh tiểu đường không nên loại bỏ vỏ.
Nên ăn ổi với lượng vừa đủ.
Thời điểm thích hợp ăn ổi
Thời điểm tốt nhất để ăn ổi là khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Điều này là do nếu ăn quá nhiều ngay trước bữa ăn, bệnh nhân vẫn cảm thấy no, làm giảm sự hấp dẫn và thèm ăn. Ngoài ra, sử dụng ổi trong những thời điểm khuyến cáo có thể tối đa hóa sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của ổi.
Ổi nên được tiêu thụ như một bữa ăn nhẹ, khoảng thời gian giữa hai bữa ăn nhẹ có chứa ổi là 6 giờ. Do năng lượng dự trữ của bệnh nhân tiểu đường rất thấp nên nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh tích tụ đường nhằm ổn định lượng đường trong máu.
Thời điểm tốt nhất để ăn ổi là khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Sai lầm khi ăn ổi của người bệnh đái tháo đường
Uống nước ép ổi hàng ngày:
- Nước ép ổi làm giảm lượng chất xơ vì thế cần dùng nhiều ổi hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nước ép ổi hàng ngày có thể làm tăng lượng đường huyết và làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.
- Vì vậy, người bệnh nên dùng ổi với liều lượng thích hợp, dùng cả quả sẽ tốt hơn uống nước ép. Tuy nhiên nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống thì lựa chọn tốt nhất là uống nước ép.
Ăn ổi ngay trước hoặc sau bữa ăn chính
Nếu dùng ổi ngay trước hoặc sau bữa ăn chính, cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong ổi và sẽ bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, lợi ích của ổi trong việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ không được phát huy tối đa.
Dùng quá nhiều ổi
Ổi cũng là loại trái cây chứa lượng đường nhỏ (100 g ổi chứa khoảng 10 g đường). Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều ổi, đường sẽ tích tụ và lượng đường trong máu có thể tăng đột biến làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Dùng quá nhiều ổi có thể tăng đột biến lượng đường trong máu.
Ổi là loại trái cây bổ dưỡng và có nhiều công dụng tốt trong điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên cần dùng với lượng vừa phải tránh lạm dụng ổi quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng cho người bệnh. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!