Trước khi bày lễ vật cúng thì gia chủ cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ, lau tượng ông Thần Tài, ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
Mâm cúng ngày Thần Tài thường có thịt quay và có thêm mâm cỗ “Tam Sên” gồm: 1 miếng thịt lợn luộc, trứng luộc và tôm hoặc cua luộc.
Trong miền Nam, người dân thường thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên mâm cúng còn có thêm cá lóc nướng.
Khi chuẩn bị lễ cúng ngày vía Thần Tài thì còn phải có thêm bình hoa và trái cây. Hoa cần phải tươi và thơm chứ không nên dùng hoa giả. Khi chọn trái cây, người ta thường chọn loại quả có tên, màu may mắn như quả cam, quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…
Lễ vật cúng Thần Tài
Ngoài những lễ vật cúng vía Thần Tài kể trên thì mâm cúng còn gồm các món sau:
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
- Bát nhang: Đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- 5 củ tỏi: Nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ. Tỏi mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
- Tượng Ông Cóc: Gia chủ nên đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc.
Ban ngày thì nên quay tượng ra ngoài, tối thì quay vào trong.
Một số nơi lễ vật cúng còn có thêm xôi, chè trôi nước với mong muốn việc làm ăn, buôn bán được trôi chảy.