Làm cách nào để chuột không vào nhà? Tình trạng chuột phá phách trong nhà, phòng trọ không những ảnh hưởng đến sinh hoạt trong gia đình, an toàn cho trẻ em mà còn gây thiệt hại về tài sản và tiềm ẩn các mối nguy do dịch bệnh. Những mẹo đuổi chuột vĩnh viễn hiệu quả dưới đây áp dụng đa dạng chủng loại chuột nhắt, cống nhum,... chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho bạn lúc này.
1. Cách đuổi chuột bằng ớt đơn giản không tốn chi phí
Làm cách nào để đuổi chuột ra khỏi nhà? Ớt là loại gia vị có độ cay nồng đặc biệt. Do đó, khi chuột lỡ hít phải các loại ớt bột chúng sẽ chảy nước mắt và bỏ đi ngay và không dám bén mảng quay trở lại nữa.
Cách thực hiện: Bạn hãy rải bột ớt ở cạnh tường, góc bếp và những nơi chuột hay đi tới; hoặc bạn cũng có thể pha ớt bột với nước để xịt quanh sân vườn. Nếu gia đình bạn đang có con nhỏ và bạn không thể sử dụng các loại bột, chất hóa học thì cách đuổi chuột khỏi phòng dân gian bằng ớt này chính là giải pháp phù hợp nhất đó. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm 33 cách diệt chuột tại nhà hiệu quả và đầy sáng tạo.
2. Cách đuổi chuột bằng tỏi
Chuột kỵ nhất mùi gì? Củ tỏi phát ra mùi cay nồng mà không con vật nào thích. Điều này càng đặc biệt hơn với loài chuột bởi chúng có khứu giác rất nhạy cảm. Mùi tỏi sẽ khiến chuột rất sợ hãi và tránh xa. Vì vậy, bạn hãy áp dụng ngay mẹo đuổi chuột ra khỏi nhà hiệu quả an toàn bằng tỏi theo các bước dưới đây:
Cách thực hiện
- ✦
- ✦
- ✦
3. Sử dụng âm thanh từ máy đuổi chuột
Đuổi chuột bằng sóng siêu âm có hiệu quả không và nguyên lý hoạt động như thế nào? Dựa vào các nghiên cứu tập tính sống của loài chuột, các nhà khoa học tìm hiểu ra một điều hết sức thú vị đó là chúng sẽ rất khó chịu khi nghe được các âm thanh có tần số từ 20000hz - 21500hz. Thế nhưng, đây là loại siêu âm thanh nên vượt ngoài ngưỡng nghe của con người. Vì thế, chúng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Dựa trên nguyên lý này, các loại máy đuổi chuột cài đặt âm thanh có tần số từ 20000hz - 21500hz để xua đuổi và ngăn chuột vào nhà. Đặc biệt, đối với lũ chuột hay leo trèo trên trần nhà mà mà chúng ta khó tiếp cận để tiêu diệt thì cách đuổi chuột bằng âm thanh này khá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các loại máy đuổi chuột như: Pest Reject, XCAT AT, Pestfree, Riddex... và mua về sử dụng nhé!
4. Dùng bột xà phòng
Có nhiều sản phẩm diệt chuột chuyên dụng trên thị trường. Một số người chọn cách diệt chuột tận gốc, trong khi một số người khác chọn cách nhân đạo hơn là bẫy và thả chúng ra. Có một hỗn hợp đơn giản, rẻ tiền được làm từ bột giặt để đuổi chuột theo cách nhân đạo như thế.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cho vài muỗng canh tương ớt cùng với xà phòng giặt đồ và nước vào một chiếc mình. Sau đó, lắc nhẹ cho hỗn hợp hòa tan và đem xịt ở nơi chuột thường đi lại. Bột giặt như một chất keo giúp ớt bám dính lâu hơn, khiến chuột không dám đến gần nhà bạn.
5. Cách đuổi chuột và gián bằng băng phiến, long não
Long não là gì? Băng phiến (còn gọi là long não) tương tự như một loại thuốc hóa học và là chất khử mùi. Vây dùng băng phiến đuổi chuột có hiệu quả không? Bạn hãy đặt băng phiến ở góc nhà và nơi chuột thường đi qua. Chuột rất sợ mùi của băng phiến. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có con nhỏ hoặc vật nuôi, hãy thật cẩn thận khi sử dụng chúng vì bọn trẻ có thể ăn phải hoặc chạm vào nó.
6. Các đuổi chuột dân gian bằng đinh hương
Cách chống chuột vào nhà hiệu quả như thế nào? Đinh hương là một loại thảo mộc được dùng làm gia vị chế biến món ăn. Thế nhưng, ít người biết rằng mùi cay nồng của đinh hương lại là kẻ thù của chuột.
Cách thực hiện: Bạn hãy đặt một nắm đinh hương trong miếng vải mỏng và treo chúng ở những nơi chuột hay xuất hiện. Hoặc cũng có thể rắc bột đinh hương ở hang ổ, nơi chuột thường "ghé thăm". Khi ngửi thấy mùi đinh hương, chuột sẽ lập tức bỏ đi ngay.
7. Cách đuổi chuột trong nhà bằng mỡ trăn
Nói đến các phương pháp đuổi chuột vĩnh viễn hiệu quả thì không thể thiếu mỡ trăn. Bạn có biết vì sao mỡ trăn lại có thể đuổi chuột trong nhà đi hết không? Bởi vì trăn là động vật ăn thịt chuột và đương nhiên là chuột rất sợ chúng.
Cách thực hiện: Bạn hãy đổ thẳng mỡ trăn vào nơi ẩn nấp của chuột hoặc bôi lên những nơi chuột hay lui tới. Chắc chắn chúng sẽ rất sợ và vội tìm cách chạy ra khỏi nhà bạn ngay.
8. Đuổi chuột bằng hành tây
Không chỉ bạn mà ngay cả lũ chuột cũng rất ghét mùi hăng của hành tây. Nhưng thủ thuật này hơi khó vì hành tây thối nhanh và có thể gây ảnh hưởng cho những vật nuôi khác. Ngoài ra, bạn còn sẽ phải thay hành tây mới hai ngày một lần.
9. Mẹo đuổi chuột bằng quế
Quế có một mùi rất thơm, vị ngọt nhưng lại có mùi cay nồng mà chuột cực kỳ ghét. Vì vậy, chúng cũng là một mẹo dân gian trong cách đuổi chuột khỏi nhà rất hiệu quả. Đặc biệt cách này có ưu điểm là, khi đặt bột quế khắp nơi để đuổi chuột, mùi thơm của quế không những không gây ra mùi khó chịu mà còn có thể giúp quần áo, nhà cửa của bạn thơm tho hơn. Thật tiện lợi phải không! Đây cũng được xem là một cách diệt chuột tận gốc đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà bạn nên thử. Nếu lũ chuột hống hách trên trần nhà, bạn đọc thêm 7 cách đuổi chúng đi theo bài này xem sao nhé.
10. Cách đuổi chuột bằng lá bạc hà
Chuột không thích mùi bạc hà. Bạn có thể giã nhuyễn lá bạc hà, thấm vào bông gòn và đặt chúng ở các lối vào và ngóc ngách khác - những nơi mà bạn nghĩ là nơi ẩn nấp ấm cúng của loài sinh vật gặm nhấm này.
Tuy nhiên, bạn hãy thường xuyên thay mới miếng bông gòn thấm lá bạc hà này nhé. Và một ưu điểm tuyệt vời không thể không kể đến là ngôi nhà và phòng trọ của bạn cũng sẽ được lá bạc hà khử mùi và trở nên thơm tho hơn!
Tại sao chuột sợ mùi bạc hà? Chuột khi hít phải các phân tử mùi cay cay sẽ khiến thần kinh của chúng bị choáng và tê liệt. Bởi vậy các loại cây trồng đuổi chuột như bạc hà tỏa ra mùi hương nồng cay có tác dụng cực kỳ hiệu quả khiến chúng không dám bén mảng gần tới.
11. Cách đuổi chuột cống bằng sầu riêng
Một số người không thể ngửi được mùi sầu riêng nên không có gì là quá khó hiểu khi sầu riêng cũng là "khắc tinh" chuột. Vì vậy, sau khi ăn, bạn có thể tận dụng vỏ sầu riêng và cất chúng ở nơi chuột thường xuyên ghé đến như dưới gầm bàn, sau tủ lạnh, gần rãnh cống.
12. Mẹo đuổi chuột bằng giấm
Có thể bạn không biết nhưng chuột cũng rất ghét mùi giấm chua. Việc của bạn là hãy thấm giấm vào những cục bông và để vào những nơi chuột hay tụ tập. Vì giấm nhanh bay mùi nên bạn cần thường xuyên thay cục bông mới. Sau vài ngày sau bạn sẽ chẳng còn nghe tiếng phá phách của lũ chuột nữa.
13. Mẹo đuổi chuột bằng thuốc xịt muỗi
Ngoài việc tiêu diệt muỗi thì thuốc xịt muỗi còn có hiệu quả không ngờ khi đuổi chuột rất hiệu quả. Mùi hóa học từ loại thuốc này sẽ làm khứu giác của những con chuột tê liệt và từ đó chúng sẽ chẳng dám vào nhà bạn nữa. Đọc thêm 4 lưu ý sử dụng các loại thuốc diệt chuột an toàn tránh làm ảnh hướng tới sức khỏe cả gia đình.
14. Dùng chai xịt đuổi chuột
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại xịt đuổi chuột hiệu quả như: ASA Rat Repell, RAT OFF ANTI RAT SPRAY, Rodent Repellent Coating... Với công thức đặc chế, các thành phần trong chai xịt đuổi chuột có khả năng đuổi chuột nhanh chóng. Đây được xem là mẹo đuổi chuột chui ra khỏi nhà khá hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên mặc đồ bảo hộ và đeo găng tay để đảm bảo an toàn. Tham khảo thêm top 7 thuốc diệt chuột tận gốc hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay.
15. Sử dụng các loại tinh dầu thơm
Tinh dầu là khắc tinh của những loài bò sát, côn trùng. Thế nên bạn hãy sắm ngay cho mình máy phun hơi tinh dầu và các loại tinh dầu như: bạc hà, sả, quế, oải hương... để khuếch tán hương thơm ra khắp nơi để đuổi chuột ra khỏi nhà. Hay với một cách đơn giản hơn là bạn hãy thấm tinh dầu vào những miếng bông. Sau đó, đặt chúng ở hang ổ của chuột và những nơi chuột hay lui tới.
16. Dùng điện thoại mở tiếng mèo kêu
Nếu nhà bạn không thể nuôi thì cách đơn giản nhất là hãy mở những video có tiếng mèo kêu dọa chuột trên YouTube với âm lượng đủ lớn để chúng nghe thấy. Hãy áp dụng thử xem, tuy cách đuổi chuột trên trần nhà này đơn giản là vậy nhưng có khi lại giúp lũ chúng biến mất không sót một con nào đấy.
17. Đuổi chuột khỏi nhà bằng cách chặn các nguồn thức ăn của chúng
Buộc chặt các túi đựng thức ăn
Khi không xâm nhập được vào nguồn chứa thức ăn, loài gặm nhấm này sẽ không có gì để ăn cả. Do đó, hãy đảm bảo rằng tất cả các túi đựng thức ăn đều được buộc kín. Bạn có thể cho thức ăn vào trong hộp nhựa có nắp đậy và cho vào tủ lạnh hay tủ bếp. Đừng để thức ăn qua đêm trên mặt bàn và để bát đũa chưa rửa qua đêm trong bồn rửa bát.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Trong quá trình ăn uống hay nấu ăn bạn lỡ làm vụn thức ăn rơi vãi trong nhà thì đây chính là thứ đang dẫn những con chuột vào nhà bạn. Dọn dẹp nhà cửa là cách rất tốt để đuổi chuột ra khỏi nhà bạn. Sử dụng máy hút bụi để làm sạch vụn bánh mì và thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân thu hút các loài vật gặm nhấm.
Buộc kín túi đựng rác: Bất kể túi đựng rác nào cũng cần bịt kín hoặc đậy nắp lại và đổ rác hàng ngày. Trữ rác trong nhà cũng là nguy cơ dụ dỗ chuột. Bịt kín những nơi có thể là cách đuổi chuột khỏi nhà hiệu quả. Bên cạnh việc bịt kín túi rác, chúng ta cũng nên đổ rác thường xuyên.
18. Cách đuổi chuột ra khỏi phòng bằng mèo
Mèo đương nhiên rất thích săn chuột. Thậm chí, một số con chó cũng có sở thích tương tự. Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy để chúng săn bắt chuột. Rất nhiều gia đình Việt đã chọn cách mèo kêu dọa chuột để kiểm soát chuột và bảo vệ tài sản của mình. Quả thật, cách đuổi chuột vĩnh viễn này quá đơn giản với những người yêu thích động vật.
19. Bịt kín các khe hở và nơi chuột có thể xâm nhập
Kiểm tra các lỗ hổng, kẽ hở quanh nhà. Đây là nơi chuột cống có thể đi vào nhà. Hãy bịt kín những lỗ hổng này bằng các vật cứng. Lưu ý rằng không nên bịt bằng băng dính hoặc túi nilon vì nó không đủ chắc chắn. Nếu bạn nhận ra trong tường có chuột, có thể để một vài lỗ hổng để chuột chui ra ngoài và lấp lại lỗ hổng ngay sau đó để chuột không thể quay vào lại.
20. Mẹo đuổi chuột bằng baking soda
Trong baking soda có muối natri bicarbonat (NaHCO3). Chất này khi tiếp xúc với axit trong dạ dày của chuột sẽ tạo ra khí CO2. Chuột không thể tự đào thải khí CO2 nên sẽ bị tắc đường ruột và bị chết. Để thực hiện, bạn trộn bột baking soda với bột mì, đường hoặc socola mịn với nhau. Sau đó đặt chúng ở nơi chuột thường chạy qua.
21. Cách đuổi chuột cống ra khỏi nhà hiệu quả bằng keo dính
Keo dính hay keo dính chuột luôn là phương pháp nhanh nhất để bắt những con chuột phá phách. Phương pháp bẫy chuột này thực sự đem lại hiệu quả cao. Chuột thường chạy men theo chân tường, ẩn nấp sau kệ tủ và gầm tủ. Để bắt được chúng, bạn cần phải đặt miếng dính chuột ở những nơi chúng thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên, bạn cần phải mua miếng dán có uy tín và chất lượng cao nếu không bạn sẽ gặp tình huống dở khóc dở cười chính là những con chuột sẽ tha tấm keo dính theo để chạy trốn hoặc chất keo trên tấm dính sẽ bị khô qua một thời gian dài.
22. Cách đuổi chuột xạ ra khỏi nhà hiệu quả bằng Amoniac
Amoniac có mùi giống với nước tiểu của loài động vật ăn thịt nên khi ngửi thấy mùi khai, chuột sẽ lầm tưởng đây là dấu vết của mèo, khiến chúng trở nên lo sợ và mau chóng chạy đi. Dù không biết được chuột sợ nhất mùi gì nhưng đây cũng được xem là một cách đuổi chuột trong nhà hiệu quả. Bạn có thể xịt Amoniac vào những nơi mà chuột xuất hiện và bạn nên chọn những hốc tối hoặc góc tường. Ngoài ra, bạn có thể cho Amoniac vào bông gòn rồi để gần nơi chúng đang ẩn nấp hoặc tham khảo cách tự làm bẫy chuột bằng xô đơn giản này.
23. Cách đuổi chuột bằng khoai tây ra khỏi nhà
Nghe có vẻ khá kì lạ phải không, nhưng đừng ngạc nhiên bởi vì Cleanipedia luôn tìm thấy những phương pháp tối ưu và tốt nhất dành cho bạn. Thật ra, trong khoai tây có thành phần natri, nếu cho chuột ăn khoai tây và khi chúng uống nước, hàm lượng natri sẽ nở ra và gây quá tải cho hệ thống ruột của chuột khiến chúng lăn ra chết. Cách làm này sẽ tốn ít chi phí, dễ tìm và cũng dễ thực hiện. Bạn chỉ cần đem khoai tây đã nghiền và một ít nước đặt ngay trước cửa hang của chúng là được.
24. Mẹo đuổi chuột vĩnh viễn bằng hạt tiêu đen
Tiêu đen có mùi cay nồng hơn ớt, nên sử dụng tiêu đen diệt chuột tận gốc cũng là một cách hay mà bạn cần biết. Rắc hạt tiêu xung quanh ổ chuột và nơi chúng thường xuyên qua lại. Hàm lượng mùi của hạt tiêu sẽ khiến chúng bị ngạt cho đến chết.
25. Mẹo đuổi chuột dân gian bằng dầu gió
Chuột cũng giống như những loài gặm nhấm khác, rất sợ các mùi hương cay nồng tự nhiên. Vậy nên, bằng cách đổ dầu gió tại những vị trí bạn nghi ngờ là đường chúng hay qua lại hoặc tại cổng chính sẽ ngăn ngừa không dám bén mảng.
26. Cách đuổi chuột bằng giấy bạc bao xì
Giấy nhôm hay còn gọi là bao bì giấy bạc được cấu tạo từ một màng nhôm được cán mỏng sáng lấp lánh đặc trưng. Bạn chỉ cần vo viên đặt vào các vị trí tường có lỗ, chẳng mấy chốc mà nhà mình sạch bong không còn bóng dáng con chuột nào bén mảng tới nữa rồi.
27. Mẹo đuổi chuột chũi vĩnh viễn không tốn kém
Lấp lại các “đường hầm” đất và ụ đất: Để đuổi chuột hiệu quả trước tiên bạn nên dùng chân hoặc xẻng lấp lại các “đường hầm” và ụ đất do chuột chũi gây ra. Điều này khiến chuột chũi khó di chuyển trong lòng đất.
Xây hầm: Xây hầm rộng 20-30cm, sâu 60-90cm xung quanh khu vực trong vườn mà bạn muốn bảo vệ. Lấp sỏi để chuột chũi không thể đào qua được.
Xối nước vào trong “đường hầm”: Cắm ống nước vào trong đường hầm. Sau đó bạn xối nước để chuột chũi phải chui ra, hoặc làm nó chết đuối.
28. Xịt dung dịch đuổi chuột
Đuổi chuột bằng cách nào hiệu quả? Pha một dung dịch gồm dầu ăn, hạt tiêu, dầu castor và nước rửa chén như Sunlight. Hoà tan các nguyên liệu đó trong nước ấm và xịt xung quanh “đường hầm” của chuột chũi. Dung dịch này sẽ giúp xua đuổi chuột chũi hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc diệt chuột. Tuy nhiên, thuốc diệt chuột có hàm lượng hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên suy nghĩ thật kỹ rằng có nên dùng thuốc diệt chuột không.
29. App đuổi chuột cho iphone
Một trong những cách đuổi chuột nhanh nhất lại đơn giản là cài đặt các ứng dụng phần mềm âm thanh trên điện thoại di động. Đây cũng là biện pháp đơn giản, dễ dàng khiến lũ chuột biến mất trong hòa bình, ít có đổ máu như các loại bẫy khác như keo dính, thuốc bả, bẫy sập. Các app đuổi chuột cho iPhone tốt nhất bao gồm Rat And Mouse Sound Repeller tích hợp 15 loại âm thanh như tiếng mèo kêu, chó sủa, rắn rít khiến chúng hoảng sợ, tạo cảm giác nơi trú ẩn này đầy những động vật săn mồi nguy hiểm và phải bỏ đi nơi khác. Cách sử dụng khác tiện lợi khi bạn vừa có thể ra ngoài trong thời gian dài và cài đặt chế độ phát ra âm thanh đuổi chuột từ 30 phút tới 2 tiếng. Hiện trên app store, Rat And Mouse Sound Repeller được bán với mức giá là 22.000đ.
Một app đuổi chuột cho iSO khác cũng hiệu quả không kém là Ultrasound Anti Rat Repellent. Phần mềm này có cách thức hoạt động là tạo ra các sóng âm thanh gây cảm giác khó chịu, ức chế căng thẳng làm giảm ham muốn giao phối của chuột vừa đủ để không làm ảnh hưởng tới các vật nuôi khác trong gia đình.
30. Âm thanh đuổi chuột android
Đặc điểm sinh học của loài chuột chù dài từ 6-24cm, có mũi dài hàm răng sắc nhọn thích cắn phá vật dụng gia đình, đường dây điện, làm ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi nồng nặc cực kỳ khó chịu. Nhưng chúng lại là loài thiên địch của bà con nông dân, giúp tiêu diệt các côn trùng phá hoại mùa màng. Bởi vậy, bạn chỉ cần đuổi chuột chù ra khỏi nhà bằng cách sử dụng sóng âm thanh cho smartphone là được.
Ứng dụng âm thanh đuổi chuột android Anti Mouse Repeller được đánh giá 4,4 sao, dung lượng nhẹ 2,9MB, có tần số bước sóng lan tỏa trong phạm vi 18-23kHZ, thao tác bật tắt đơn giản nhưng đã khiến lũ chuột khó chịu mà phải tháo chạy thoát thân ra khỏi nhà.
Nếu diện tích nhà ở của bạn rộng thì có thể cài app đuổi chuột Mouse Repellent Sound có cao tần từ 8-22kHZ, giao diện dễ sử dụng, hoàn toàn miễn phí, dung lượng 4.1MB khá nhẹ, đánh giá 3.8 sao và không làm ảnh hưởng tới gia súc hay vật nuôi khác.
31. Cách đuổi chuột không cần bẫy
Phải làm sao để đuổi chuột trên mái nhà triệt để nhất? Khi gác mái hay ban công là khu vực khó trèo nguy hiểm, việc xác định hướng di chuyển cũng không hề đơn giản dễ dàng và hơn nữa là dùng bả diệt chuột thì sau sẽ rất khó tìm xử lý xác của chúng. Các loài chuột khôn cực tinh ranh khi phát hiện đồng bọn lọt bẫy lồng, bẫy keo dính sẽ né tránh vị trí đó. Bởi vậy cách đuổi chuột không cần bẫy tốt nhất áp dụng trên trần nhà, gác mái là sử dụng những âm thanh ức chế thần kinh của chúng hoặc những mùi hương nồng vốn là nỗi ám ảnh kinh hoàng như ớt bột, bột xà phòng.
32. Máy đuổi chuột công nghiệp
Gọi là công nghiệp vì chỉ nên áp dụng tại kho, cửa hàng rộng rãi, người điếc hoặc khiếm thính. Máy sẽ phát ra một loại tiếng kêu định kỳ 15 giây/lần dù không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có thể gây khó chịu cho những người thích sự yên tĩnh. Cách thức hoạt động của máy đuổi chuột công nghiệp phát ra một dải tần số 22-65KHz khuếch đại trong phạm vi 50-100m2 thông qua 4 chiếc loa. Dễ dàng sử dụng, nếu bật liên tục 1 tháng thì mức hao tốn ít năng lượng chỉ bằng 1/3 quạt cóc thông thường. Nhược điểm lớn nhất của máy là chỉ tác động mạnh lên chuột nhắt nhỏ khoảng 500 gram và không có hiệu quả mấy với các loài chuột cống loại to.
33. Cách đuổi chuột khỏi vườn rau
Tại sao chuột thường phá hoại rau màu? Do nơi đây thường gần nguồn nước, nguồn thức ăn, đất mềm cao, cách ly các loài vật ăn thịt nên khá lý tưởng để chuột đào hang làm tổ và sinh sản. Cách đuổi chuột cắn rau khá đơn giản, bạn có thể áp dụng bẫy keo dính, bẫy lồng, thiết bị âm thanh hay trồng xen kẽ các loại cây khiến chúng e ngại khi tới gần như bạc hà, tỏi, húng quế.
34. Cách đuổi chuột khỏi xe máy
Chuột hay chui vào xe máy cắn đứt dây điện, dây dẫn xăng gây nên những vụ cháy nổ nguy hiểm. Nếu phát hiện thấy khu vực sinh sống có quá nhiều chuột, thậm chí có thể nhìn thấy chúng ngang nhiên đi lại lởn vởn vào ban ngày. Giải pháp xua đuổi chuột khỏi xe máy gồm đặt long não xung quanh, đặt bẫy dính ở dưới hoặc lấy mỡ bò bôi xung quanh thân xe. Ngoài ra, đặt bẫy sập hay lồng bắt chuột cũng là cách diệt chuột có hiệu quả ngay vì lúc này, bạn đã biết được hướng di chuyển thói quen của chúng là gần chiếc xe máy của mình rồi mà.
35. Cách đuổi chuột ra khỏi điều hòa
Chuột chui vào điều hòa sẽ cắn đứt các linh kiện thiết bị, tha rác bẩn làm tổ, gây chập mạch điện đe dọa tới sự an toàn của người dùng và môi trường sống ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Cách đuổi chuột tốt nhất ra khỏi điều hòa là bạn nên gọi thợ đến vừa để sửa chữa hỏng hóc vừa đánh động để chúng chạy khỏi nhà bạn.
Muốn biết cách bẫy nào tốt cần tham khảo thêm các thông tin sau
Tại sao chuột không vào bẫy?
Có 5 lý do khiến chiếc bẫy chuột hoạt động không hiệu quả bao gồm:
- ✦
- ✦
- ✦
- ✦
- ✦
Tại sao chuột chù có mùi hôi?
Loài chuột chù có tuyến mùi hôi tiết ra từ 2 bên hông rất đặc trưng và gây khó chịu với đại đa số người cũng như loài vật khác. Nhưng đối với chúng, đây là hương thơm dễ chịu giúp nhận ra đồng loại của nhau một cách dễ dàng. Ngoài ra, loại mùi chuột chù này sẽ ngày càng nồng nặc và khuếch tán rộng hơn vào thời gian sinh sản của chúng.
Tại sao mèo ghét chuột?
Có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay phim hoạt hình đề cập tới mối quan hệ giữa mèo và chuột. Nhưng thật ra, mèo về bản chất nguyên thủy là loài động vật săn mồi đứng trên loài chuột trong chuỗi thức ăn. Nên trừ khi là mèo nhà thuần chủng được nuông chiều mất đi bản năng sinh tồn thì chúng sẽ có xu hướng thờ ơ thậm chí là nhát như cáy. Còn ở trong môi trường tự nhiên hoang dã, chuột đối đầu với mèo sẽ không có cơ hội sống sót đâu.
Tại sao chuột thích ăn phô mai?
Thật ra đây chỉ là cách truyền thông về độ thơm ngậy của phô mai trong các bộ phim hoạt hình dễ thương mà thôi. Nghiên cứu của đại học Birmingham Anh quốc đã làm rõ rằng món ăn khoái khẩu của hầu hết tất cả các loài chuột lại là ngũ cốc vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp chúng mài mòn hàm răng tăng trưởng không ngừng. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của loài chuột trưởng thành có ít chất enzyme lactase tiêu hóa phô mai nên đây hoàn toàn không hẳn là món ăn khoái khẩu của chúng. Bởi vậy, để các cách đuổi chuột hiệu quả nhất thì bạn cần sử dụng những loại mồi bẫy chuột thơm tự nhiên và cứng giòn một chút nhé.
Hy vọng những cách đuổi chuột xạ, chuột cống, chuột nhắt trên đây sẽ giúp bạn đuổi được loài gặm nhấm đáng ghét ra khỏi nhà. Đồng thời, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống, hãy theo dõi Cleanipedia thường xuyên, bạn nhé.
>>> Xem thêm:
- ✦
- ✦
- ✦
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.