Kết quả của xét nghiệm PCR đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA mang ý nghĩa nhằm xác định chính xác thời điểm nên thực hiện việc sử dụng thuốc ức chế virus điều trị bệnh viêm gan B.
1. Xét nghiệm HBV-DNA PCR định lượng
Xét nghiệm PCR định lượng HBV-DNA còn được gọi là đo tải lượng virus viêm gan B có trong máu - đây là một kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhằm mục đích xác định chính xác số lượng cũng như nồng độ chủng víu có trong mỗi đơn vị thể tích huyết thanh/huyết tương, áp dụng với đơn vị đo IU/ml hoặc copies/ml (trong đó 1IU sẽ tương đương với 5-6 copies). Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ virus đang nhân lên trong tế bào gan. Nồng độ chủng virus cao là khi con số này đạt trên 10.000 IU/ml, đạt mức trung bình là khoảng 2000 đến 10.000 IU/ml, đạt mức thấp là dưới 2000 IU/ml.
Theo dõi, kiểm tra mức độ HBV-DNA xuất hiện trong máu định kỳ tháng, và định kỳ năm là yếu tố quan trọng nhằm quản lý tình trạng bệnh. Dựa vào đó xác định đúng thời điểm có thể điều trị và theo dõi các đáp ứng của cơ thể bệnh nhân, sau đánh giá kỹ thuật cũng như thời gian ngưng điều trị.
Hiện nay, xét nghiệm PCR định lượng HBV-DNA được áp dụng kỹ thuật hiện đại Realtime-PCR tự động hoàn toàn từ bước tách chiết các phần tử DNA cho tới giai đoạn tiến hành phản ứng PCR, kết quả cho ra nhanh chóng, đạt chính xác cao, độ nhạy đạt 99%, độ đặc hiệu lên tới 99%.Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt các trường hợp khác nhau:
- (1) Không thấy xuất hiện HBV-DNA trong bệnh phẩm mẫu máu
- (2) Nồng độ HBV-DNA đạt dưới ngưỡng được phát hiện (khoảng 20 IU/ml)
- (3) Đo được nồng độ HBV-DNA cụ thể.
Xét nghiệm HBV-DNA bằng kỹ thuật PCR hay còn gọi là HBV định lượng Realtime - PCR là một trong nhiều hạng mục giúp ta đánh giá được hiệu quả điều trị virus viêm gan B và cân nhắc có nên điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus không. Đối với những bệnh nhân mắc viêm gan B dùng thuốc kháng virus viêm gan B khoảng 1 đến 3 tháng mà số lượng virus giảm 100 lần, thì có thể đánh giá là thuốc kháng virus hiệu quả.Khi men ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan với bất kể ALT ở mức nào. Các trường hợp xảy ra khi đo tải lượng virus viêm gan B bằng phương pháp PCR:
- HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+)
- HBV-DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-).
2. Đo tải lượng virus viêm gan B
Đối với những bệnh nhân viêm gan B có định lượng HBV-DNA cao, nếu bệnh tình cứ tiến triển như vậy trong một thời gian dài, thì tỉ lệ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan tương đối cao.
Vì vậy, người bệnh cần theo dõi thêm một số chỉ số chức năng gan, kết quả siêu âm để đánh giá tình trạng bệnh tình và có phương án điều trị chuẩn xác, từ đó làm giảm nguy hiểm của bệnh viêm gan B mãn tính.
Thông thường, giá trị trung bình của HBV-DNA:
- Từ 10^3 - 10^5 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép chưa mạnh
- Từ 10^5 - 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh
- Từ vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.
Hàm lượng virus trong máu người bệnh càng cao thì nguy cơ gan tổn thương cũng như biến chứng xơ gan và ung thư gan càng lớn. Bên cạnh đó, càng dễ lây nhiễm cho người khác.
Nếu như đo tải lượng HBV-DNA cao, chức năng gan có bất thường, kết quả siêu âm thấy gan bị tổn thương, thêm vào đó, người bệnh có xuất hiện thêm một số triệu chứng như mệt mỏi, đau hạ sườn phải, buồn nôn... thì tức là bệnh nhân đang ở giai đoạn miễn dịch đào thải (khi hệ miễn dịch chống lại và ức chế virus). Lúc này cần điều trị kháng virus kết hợp với điều trị tái tạo và hỗ trợ lá gan ngay. Bởi vì, lúc này không điều trị càng kéo dài thì hệ miễn dịch phá huỷ những tế bào nhiễm virus viêm gan B càng nhiều, từ đó sẽ làm quá trình xơ gan xảy ra nhanh hơn.
Kết quả của xét nghiệm PCR đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA mang ý nghĩa để xác định chính xác thời điểm nên thực hiện việc sử dụng thuốc ức chế virus điều trị bệnh viêm gan B.
Trong toàn quá trình tiến hành điều trị bệnh nhân cần được đo định lượng víu liên tục và định kỳ nhằm mục đích đánh giá đúng hiệu quả việc điều trị trên cơ sở sự biến đổi về tải lượng chủng virus trên mỗi lần kiểm tra. Trường hợp tải lượng chủng virus đã có chiều hướng giảm dần, sau đó lại gia tăng mạnh mẽ ở lượt kiểm tra kế, thì nguy cơ cao tình trạng chủng virus viêm gan B đã kháng thuốc. Lúc đó, cần có chỉ định thay đổi trong phác đồ trị liệu để kịp ứng phó với những bất thường dễ gặp của bệnh nhân.
3. Cách lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản khi đo tải lượng virus viêm gan B bằng PCR
3.1. Cách lấy mẫu
- Huyết tương/huyết thanh có khả năng chống đông bởi EDTA
- Dung lượng: 4ml
3.2. Bảo quản
Ly tâm tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ huyết tương/huyết thanh bảo quản trong 6 giờ đồng hồ, sau thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm. Chuyển huyết tương/huyết thanh vào ống vô trùng có nắp đậy và lưu trữ tủ đông.
4. Cách đọc kết quả PCR đo tải lượng virus viêm gan B
Đọc hiểu các chỉ số trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là điều vô cùng cần thiết, không chỉ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn là yếu tố quyết định đến phác đồ điều trị. Trong các chỉ số xét nghiệm, người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới những chỉ số sau:
- HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.
- HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mạn dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.
- HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các tế bào HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (+)) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.
- Các chỉ số men gan: Như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.
4.1. Xác định trường hợp không cần dùng thuốc
Khi HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 copies/ml, chỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/ml, siêu âm thấy gan chưa bị hoại tử là lúc này virus không hoạt động nên không cần điều trị bằng thuốc.
4.2. Xác định trường hợp nghiêm trọng phải điều trị bằng thuốc
Khi xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và kháng nguyên nội sinh HBeAg (+), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^5 copies/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải... thì kết quả này cho biết virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc ngay. Thuốc sẽ được kê đơn sao cho thích hợp nhất với mức độ bệnh tình và thể trạng của người bệnh.
Ngoài ra, trường hợp HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 copies/ml tuy virus chưa hoạt động nhưng men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ. Điều này cho biết người bệnh đã từng mắc viêm gan B mạn tính, virus đã hoạt động nhưng sau đó không hoạt động nữa. Trường hợp này cần dùng thuốc giảm triệu chứng, giảm men gan chứ không cần dùng thuốc ức chế sự nhân lên của virus.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR
- Ống lấy mẫu bệnh phẩm nếu có chất Heparin chống đông có thể khiến mẫu bệnh phẩm bị ức chế với phản ứng PCR.
- Nên tiến hành phân tích ngay sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm vì trong thời gian bảo quản lâu mà có một chút sai sót kỹ thuật cũng sẽ dẫn đến việc sai số trong kết quả PCR. Trường hợp chưa thể phân tích xét nghiệm ngay lập tức nên bảo quản mẫu bệnh phẩm bằng tủ âm mục đích tránh sự ức chế PCR.
Dựa trên kết quả phân tích PCR đo tải lượng virus viêm gan B, người bệnh có thể nắm được tình hình sức khoẻ của bản thân và bác sĩ sẽ có cơ sở để xác định đâu là trường hợp không cần sử dụng thuốc hay cần sử dụng thuốc ức chế virus. Tuy nhiên, phương pháp đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA PCR vẫn có thể sai số trong điều kiện lấy mẫu và bảo quản không đúng cách và quy trình, vậy nên bác sĩ cần lưu ý để có kết quả phân tích bệnh chính xác cho bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.