Phương pháp học tốt môn địa lí bạn đã biết hay chưa? Địa lí là một môn học hấp dẫn và bổ ích, tuy nhiên lượng kiến thúc khá nhiều khiến cho nhiều bạn khó có thể học tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết điều đó, cùng xem nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Phương pháp học tốt môn địa lí
Địa lí là một môn học có nhiều kiến thức bắt buộc bạn phải nắm rõ, tuy nhiên để học hết bạn cần có một phương pháp rõ ràng. Dưới đây là phương pháp học tốt môn địa lí mà bạn cần hiểu rõ.
Đầu tiên, để có thể nắm được hết những kiến thức cơ bản của môn địa lí thì bạn cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi có phương pháp học tập thì điều đó sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Cách học tốt môn địa lí đó là vẽ sơ đồ cấu trúc dạng xương cá. Có nhiều kiến thức nhưng chúng được chia ra 3 phần chính đó là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài có từng ý lớn,sau khi vẽ khung của toàn chương trình thì bạn có thể hình dung được những gì mình cần học và tiến hành ôn bài thôi.
>> Nếu được mỗi bạn nên mua bản đồ việt nam khổ lớn để treo ở nhà. Qua đó bạn sẽ có thể ghi chú, trang trí phòng học và tự ôn bài địa lý khi nhìn vào tấm bản đồ này đấy!
Trong mô địa lí sẽ có atlat để nhìn và đọc bản đồ, vậy cách học địa lí bằng atlat sẽ như thế nào đây. Nhiều bạn chưa có kỹ năng đọc bản đồ hoặc không biết sử dụng atlat khiến cho nhiều trường hợp có atlat mà cũng “vô dụng”.
Để có thể khai thác tốt bản đồ atlat, đầu tiên bạn cần nắm dược nội dung của bản đồ, xem xét cẩn thận trang này có những đối tượng địa lí gì, ngoài bản đồ chính nó còn có biểu đồ, sơ đồ gì không, nắm vững được các ký hiệu nằm ở trang bìa. Xem bảng chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu… nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?
Bạn nên dùng bản đồ atlat như là một phương tiện làm dẫn chứng, điều quan trọng là các bạn phải nắm được kiến thức cơ bản và từ đó lấy dẫn chứng của atlat đem vào bài viết. Phương pháp này rất hữu ích giúp bạn có thể học nhanh thuộc bài môn địa lí.
Ví dụ khi học về vị trí địa lý các bạn có thể mở trang vị trí địa lý, kết hợp những kiến thức trong sách giáo khoa với hình ảnh trên bản đồ atlat sẽ giúp các bạn nhớ bài tốt hơn và nắm được cốt lõi của vấn đề. Các bạn nhìn thấy ngay trên bản đồ là nước ta tiếp giáp với những nước nào? Ở phía nào? Có những quần đảo nào,…
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ sách giáo khao). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch…
Ngoài ra các bài thực hành vẽ biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền là dạng bài thực hành mà chúng ta rất dễ lấy điểm, nhưng điều quan trọng là bạn làm sao để có thể nhận dạnh đúng loại bản đồ cần vẽ.
Một mẹo nhỏ cho bạn đó là trong yêu cầu vẽ biểu đồ thì thường thường đã có gợi ý về dạng biểu đồ. Nếu đề bài có từ “thể hiện cơ cấu” thì các bạn nên nghĩ tới biểu đồ tròn và biểu đồ miền (dưới ba năm là biểu đồ tròn, trên ba năm là biểu đồ miền). Nếu có từ “diễn biến” hay “tốc độ tăng trưởng” thì các bạn nên nghĩ đến biểu đồ đường.
Để có thể đạt điểm tốt trong bài thực hành vẽ biểu đồ, các bạn cần bảo đảm đầy đủ các yếu tố như: tên đơn vị trên trục tung (nghìn người, nghìn ha…); bảng chú thích; tên biểu đồ (biểu đồ thể hiện,…).
Khi nhận xét về biểu đồ đã vẽ thì bạn nên căn cứ vào biểu đồ đã vẽ, các só liệu cần tính toán. Nên nhận xét chung trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể. Đối với một giai đoạn nhiều năm có thể chia thành từng giai đoạn để nhận xét. Chú ý các thời điểm có sự diễn biến đột ngột của đối tượng. Giải thích cần vận dụng tổng hợp các nhân tố (tự nhiên, xã hội) để giải thích cho vấn đề.
1.1 Phương pháp học tập môn địa lí
Phương pháp học tập môn địa lí đó là gì? Mông địa lí người ta nói là môn học thuộc lòng, nhưng sự thật là không phải như thế. Bạn có thể hệ thống các bài học bằng các sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống,… Làm bằng cách nào thì bạn cũng phải hệ thống hóa lại các bài học, như vậy sẽ rõ ràng và giúp các em học tốt hơn.
Sau khi hệ thống các bạn đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài hệ thống lại các ý chính và ý phụ, dùng bút màu tô đậm để có thể nhớ kỹ. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. Có thể ghi riêng mỗi bài ra theo từng tờ giấy riêng sau đó tập hợp lại để học.
Với môn địa lí, nhiều bạn sợ nhất đó là số liệu. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải nhớ hết số liệu, mỗi ý chúng ta chỉ cần một dẫn chứng. Nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn,… Ví dụ như nước ta có 2.360 con sông dài trên 10km thì các em có thể nhớ là hơn 2.000 con sông…
1.2 Phương pháp ôn thi môn địa lí
Phương pháp ôn thi môn địa lí chuẩn nhất đó chính là bán chuẩn kiến thức và sách giáo khoa.
Môn Địa lí hơi khác với những môn khác bởi nó đan xen giữa kiến thức tự nhiên và cả kinh tế xã hội. Vì thế mà có những mảng kiến thức tương đối ổn định nhưng những vấn đề kinh tế - xã hội lại thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nó bị tác động và chi phối của nhiều yếu tố.
Tiếp theo, để ôn thi tốt bạn nên phân chia nó thành 3 mảng đó là: kiến thức từ SGK, từ atlat và bài thực hành.
Tiếp theo, để học tốt bạn nên chú ý nghe giảng của thầy cô giáo ở trên lớp, nên nắm được các quy luật, hệ thống, các mối liên hệ nguyên nhân kết quả, và sử dụng nhịp nhàng giữa atlat với SGK.
Trong học địa lý thì thực hành là mảng rất quan trọng, nó giúp cho bạn khắc sâu lại kiến thức lí thuyết hơn.
>> Cách tính tỉ lệ bản đồ là một trong những việc cần làm khi bạn học địa lý do đó hãy tham khảo ngay bài viết của Bandovietnamtreotuong.com để việc học trở nên thật thú vị và hiệu quả hơn.
2. Để học tốt môn địa lý Việt Nam các em cần làm gì?
Học địa lý các bạn không nên học theo kiểu học tủ, học vẹt vì rất dễ bị “tủ đè”, tâm lý luôn lo lắng, hoang mang, không biết có ra đề trúng tủ hay không? Từ đó các bạn không đủ tự tin và bình tĩnh để hoàn thành tốt bài thi.
Để học tốt môn địa lý Việt Nam các em cần làm gì? Các em nên đọc bài khoảng 1 tới 2 lần để nắm được cấu trúc của bài, ghi nhận được dàn bài. Để kiểm tra xem mình học được khoảng bao nhiêu thì các em có thể thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học bằng cách ghi ra giấy hoặc vẽ bản đồ tư duy.
Nên rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Khi vẽ biểu đồ thì cần đọc kỹ để xác định phải vẽ biểu đồ nào đúng với yêu cầu đề bài. Cần cẩn thận khi ghi kí hiệu trên biểu đò, tránh làm xấu làm rối biểu đồ. Nên nhận xét chung, xuống dòng cho mỗi ý.
2.1 Học địa lí Việt Nam như thế nào?
Học địa lí Việt Nam như thế nào? Học địa lí Việt Nam không khó nếu bạn biết cách học.
Về lí thuyết: Để có thể nắm chắc kiến thức, bạn nên phân loại nội dung cần học từ tồng quát đến chi tiết và ngược lại. Trước khi học bạn cần xác định được nội dung chính và phụ của từng bài, từng chương.
Để không bị quên kiến thức bạn hãy tập cho mình lối tư duy đồng tâm khái quát. Về phần địa lí Việt Nam thường có các yếu tố tự nhiên - xã lội và đặc biệt là các ngành ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp. Sau đó các thành phần tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Bạn không nên tách rời hai phần này mà nên nắm chắc cả hai phần vì chúng có thể bổ sung cho nhau. Phần 1 bổ sung cho phần 2 và ngược lại phần 2 chính là những minh chứng cụ thể cho phần 1.
Trong nhiều trường hợp, khi làm bài thi không nhất thiết phải viết nguyên văn diễn đạt trong sách giáo khoa mà chúng ta nên dựa trên cách hiểu của mình, mình nên làm chủ ngòi bút, vận dụng uyển chuyển cũng cùng một nội dung kiến thức cho nhiều dạng đề khác nhau để có thể ghi điểm trong mắt các giáo viên.
2.2 Cách học tốt địa lý 8
Địa lí lớp 8 còn khá dễ dàng, tuy nhiên chúng cùng phân thành nhiều mục. Cách học tốt địa lí lớp 8 là các em cố gắng lên lớp nghe giảng bài từ các thầy cô, nếu còn thắc mắc điều gì thì nên học hỏi ngay.
Sau đó về nhà các em làm bài tập đầy đủ, hệ thống hóa kiến thức bằng các bản đồ tư duy để có thể nhớ lâu hơn.
Ghi các ý chính ra giấy để học sẽ giúp các em học tốt hơn. Về phần biểu đồ thì trong đề bài thường có gợi ý giúp các em phân biệt được các loại bản đồ cần vẽ.
SGK và Atlat là hai tài liệu không tách rời nhau, khi vào bài nào, cần lập sơ đồ hóa cho bài học, bài đó có mấy vấn đề, mỗi vấn đề lại được chia thành các ý như thế nào, có mấy vấn đề liên quan đến atlat, mấy vấn đề liên quan đến mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, có vấn đề nào học thuộc theo ý,…
2.3 Sơ đồ tư duy môn địa lí 12
Để có thể nắm vững các kiến thức, bạn cần vẽ sơ đồ tư duy môn địa lí 12. Mục lục của SGK là phần vô cùng quan trọng để bạn có thể học và hệ thống lại kiến thức một cách nhanh nhất. Sử dụng mục lục SGK để vẽ sơ đồ tư duy vô cùng hiệu quả.
Sách Địa Lý 12 có 3 phần chính là Địa lý tự nhiện, Địa lý dân cư và Địa lý kinh tế thì ba phần này sẽ là ba nhánh lớn. Nội dung trung tâm phải đặt ở giữa các bạn có thể chú thích thêm hình ảnh để tăng phần sinh động cho sơ đồ tư duy. Sau khi viết các phần lớn thì các bạn viết các bài thuộc các phần đó vào giấy. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn Địa lý sẽ giúp bạn tránh được cách học vẹt truyền thống.
Bạn đọc sách giáo khoa và ghi nội dung vào sơ đồ, vừa đọc vừa lấy bút lướt theo từng dòng để tránh bị nhầm lẫn và ghi vào sơ đồ tư duy, nên ghi ngắn gọn nhất có thể nhé. Vẽ sơ đồ tư duy là cách học địa lí nhanh thuộc, nó sẽ giúp bạn nhớ được kiến thức rất lâu và cảm thấy có hứng thú học rất là nhiều.
Mong rằng với bài viết về phương pháp học tốt môn địa lí như trên đã giúp bạn hiểu rõ về cách học và nó sẽ khiến bạn thích thú với môn địa lí hơn. Chúc bạn học tốt.
Công Ty TNHH Thiết Kế Thiên Ân
Trụ Sở Chính : 166 Võ Văn Tần , Phường 8, Quận 3, TPHCM.
Email: [email protected]
HotLine: 0932.232.292
Nguồn: https://bandovietnamtreotuong.com/phuong-phap-hoc-tot-mon-dia-li-ban-nen-biet/#muc-luc-bai-viet
- Google +