Khối K là một trong những khối thi dành cho thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Vậy khối K gồm những môn nào? Thí sinh có nhu cầu liên thông Đại học hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu thông tin về khối K qua bài viết dưới đây.
Khối K gồm những môn nào?
Khối K được biết đến là khối liên thông lên Đại học dành cho những thí sinh liên thông kỹ thuật. Không giống với các khối thi phổ biến như khối A, khối B, khối C hay khối D theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối K áp dụng đối với thí sinh thuộc một trong hai đối tượng sau:
- Thí sinh có bằng TCCN hoặc Trung học nghề đúng với ngành dự thi
- Thí sinh có bằng THPT đồng thời có bằng nghề bậc 3/7 của các nghề thuộc ngành dự thi.
Vậy khối K thi môn gì? Môn thi khối K không có các khối con như nhiều tổ hơp môn các khối thi Đại học. Tổ hợp môn khối K chỉ gồm có 3 môn: Toán học, Vật lý và môn chuyên ngành đã học tại trường Trung cấp chuyên nghiệp hay Cao đẳng.
Hồ sơ tuyển sinh của khối K dùng chung mẫu với hồ sơ tuyển sinh Đại học, Cao đằng do Bộ ban hành. Tuy nhiên khi nộp thí sinh cần nộp kèm các bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT, bằng nghề, bằng TCCN hay bằng trung học nghề.
Khối K gồm những ngành nào?
Các ngành nghề của khối K hiện nay rất da dạng, có nhiều ngành triển vọng, dễ có công việc ổn định trong tương lai. Dưới đây Ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn chia sẻ thông tin các ngành học tiểu biểu khối K:
Tên ngành Tên ngànhĐồ họa
Hội họa
Mỹ thuật
Sư phạm Mỹ thuật
Thiết kế thời trang
Mỹ thuật Công nghiệp (Đồ họa vi tính)
Mỹ thuật ứng dụng (Đồ họa ứng dụng, Đồ họa đa phương tiện, Trang trí nội thất)
Nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh quảng cáo
Sư phạm Họa - Kinh tế gia đình
Điêu khắc
Thiết kế Nội - Ngoại thất
Công nghệ Chế tạo máy
Kỹ thuật Cơ khí động lực
Công nghệ Hàn
Kỹ thuật điện
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
Công nghệ Kỹ thuật ô tô
Công nghệ Thông tin
Điện tử
Tin học ứng dụng
Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Công nghệ dệt may
Điện công nghiệp
Cơ khí chế tạo máy
Cơ khí động lực
Công nghệ may
Sư phạm Họa - Giáo dục công dân
Sư phạm Họa
Sư phạm Mỹ thuật - Công tác đội
Sư phạm Mỹ thuật - Giáo dục công dân
Dựa theo sở thích cùng năng lực mỗi người, thí sinh chọn cho mình con đường nghề nghiệp phù hợp nhất. Hiện các ngành khối K được lựa chọn học nhiều nhất đó là:
- Ngành Cơ khí chế tạo máy: Sinh viên theo học được ứng dụng các nguyên vật lý tạo ra những máy móc, thiết bị hữu ích,… Khi ra trường đảm nhận các công việc như giám sát thi công, lập trình gia công CNC,…
- Ngành Điện - Điện tử: Ngành nghề này tay nghề càng càng mức lương và đãi ngộ càng tốt. Thường sẽ thực hiện các công việc như cải tiến nâng cấp hệ thống, thiết bị điện tử của các công ty, doanh nghiệp,…
- Ngành Công nghệ thông tin: Nhu cầu nhân sự ngành học này hiện rất cao. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc như lập trình viên, kỹ sư hệ thống phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kết thông tin,… Làm việc tại nhiều công ty thiết kế website, hay công ty phát triển phầm mềm,…
- Ngành Thiết kế đồ họa: Xu hướng nền công nghiệp quảng cáo truyền thông kéo theo cơn khát nhân lực nghề này. Sinh viên tốt nghiệp có thể thiết kế website, làm đồ họa 3D, đồ họa đa phương tiện cho các công ty truyền thông hay thuộc lĩnh vực quảng cáo,…
- Ngành An toàn thông tin: Sinh viên ra trường có đầy đủ kiến thức cơ bản về mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, an ninh mạng,… Với điều kiện phát triển 4.0 thời điểm này cần một lượng lớn nhân lực phát triển vận hành các hệ thống và bảo mật, cơ hội việc làm ngành nghề này vô cùng lớn.
Danh sách trường Đại học tuyển sinh khối K
Các thí sinh cũng cần tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo uy tín để thuận lợi hơn trong quá trình làm hồ sơ xét tuyển. Một số gợi ý các ngôi trường Đại học tuyển sinh khối K:
Khu vực phía Bắc
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Giao thông Vận tải
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Trường Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Đại Nam
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Khu vực phía Trung
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
- Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
- Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế
- Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Khu vực phía Nam
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Trường Đại học Tài chính - Marketing
- Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
- Trường Đại học Nông lâm TPHCM
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Trên đên là thông tin về khối K dành cho những thí sinh có mong muốn thực hiện ước mơ Đại học. Hy vọng thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về khối K cùng các trường tuyển sinh đào tạo, để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân phát triển trong tương lai.
Các bài viết liên quan:
- Khối M Gồm Những Môn Nào, Ngành Nào?
- Khối N Gồm Những Môn Gì? Cách Thức Đăng Ký Dự Thi Khối N