Trước khi biết mình mang thai, có thể bạn không nghĩ mình cần phải biết nhiều về những thông tin này. Nhưng với cảm xúc và niềm hân hoan đang ngập tràn, bạn bắt đầu sẽ có 1001 câu hỏi về sự thay đổi về thể chất của phụ nữ mang thai. Cùng cập nhật các kiến thức bà bầu nên biết trong bài sau nhé.
Chúng tôi cố gắng cung cấp nhiều thông tin chi tiết về quá trình mang thai nhằm thoả mãn “cơn khát” về kiến thức trong giai đoạn diệu kỳ này của cuộc đời bạn. Nhưng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nữa nhé. Biến chứng khi mang thai đôi khi có thể xảy ra, và bạn cũng nên biết những dấu hiệu để phòng ngừa.
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia về thông tin khi mang thai, đi khám thai.
Đối với nhiều phụ nữ, điều đầu tiên họ quan tâm là sức khoẻ chính mình. Điều này hoàn toàn đúng đắn. Để yên tâm, việc đầu tiên là bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và khám. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác nhận việc có thai và đưa những hướng dẫn cần thiết để bạn chuẩn bị một kế hoạch chăm sóc sức khỏe trước khi sinh con.
Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai
Thông tin về các giai đoạn của quá trình mang thai
Bạn có thể sẽ tò mò chuyện gì đang xảy ra trong bụng của mình trong lúc này. Bạn sẽ thấy thú vị hơn nếu bạn có thể quan sát sự phát triển của bé qua màn hình siêu âm. Do đó, bạn nên đăng ký đi siêu âm để bắt nhịp với bé ngày từ giai đoạn đầu. Để hiểu thêm về những giai đoạn bé phát triển như thế nào, ngoài việc đi siêu âm theo định kỳ, bạn cũng có thể đọc thêm hướng dẫn chăm sóc thai kỳ theo tuần của chúng tôi.
Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần
Cách tính ngày sinh đẻ
Hãy điền đầy đủ chi tiết để tính ngày bạn sẽ sinh như sau:
Ngày đầu tiên của kỳ kinh lần cuối cùng
Số ngày của kỳ kinh thông thường của bạn
* Lưu ý: Đây là kết quả phỏng đoán. Con của bạn sẽ ra đời khi bé sẵn sàng. Bác sĩ khám thai của bạn có thể đưa ngày sinh chính xác hơn.
Tham khảo: Công cụ Tính ngày dự sinh
Chia sẻ thông tin
Thật là thú vị khi theo dõi sự phát triển của bé, chính những bước đi nhỏ này giúp cha mẹ bắt đầu hình thành sợi dây liên kết với con. Điều này đặc biệt đúng đối với người cha vì anh ấy không có được trải nghiệm về sự thay đổi trong cơ thể và nội tiết tố như của người mẹ. Tuy vậy, người cha vẫn hoàn toàn có cảm xúc choáng ngợp trong thời điểm này. Bạn hãy chia sẻ thông tin tìm được về giai đoạn mang thai với chồng để anh cảm thấy liên quan và có trách nhiệm. Hãy nhớ việc tạo ra bé và thiên chức làm cha mẹ là do cả hai cùng “hợp tác”, bạn phải cho người cha có thông tin để cả hai cùng giảm đi nỗi lo lắng.
Cũng nên thông báo tin vui có thai với người thân trong gia đình, đặc biệt ông bà nội ngoại- những người đang rất trông đợi cháu của mình. Ông bà cũng sẽ rất phấn kích không kém bạn. Họ sẽ bắt đầu quan tâm hơn đến việc chờ bé ra đời.
Quá nhiều thông tin về việc mang thai
Bạn sẽ thấy sự mang thai của bạn sẽ mang đến hàng loạt các thông tin dồn dập bất ngờ từ tất cả mọi người, từ bạn bè, đồng nghiệp cho đến các thế hệ lớn nhỏ trong gia đình hai bên.
Không phải lúc nào bạn cũng muốn tiếp nhận hết thông tin, đặc biệt các câu chuyện từ những thế hệ lớn hơn như cô, dì, bà, v.v… Nhưng thông thường đó là cách mọi người thể hiện sự quan tâm đến thời kỳ mang thai của bạn.
Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai
Khi nào không nên thông báo tin vui?
Thông thường, mọi người sẽ rất vui khi được biết tin bạn có thai. Nhưng không phải tất cả thành viên gia đình, đồng nghiệp hoặc bạn bè đều tỏ ra nhiệt liệt chia vui với bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần để không bị thất vọng khi mọi việc không như mình mong đợi. Nhiều người cũng không thích em bé, hoặc chỉ thích em bé của họ.
Cũng nên nhớ chỗ làm việc không phải lúc nào cũng là một nơi lý tưởng nói về việc bạn đang mang thai. Đồng nghiệp bạn có thể thấy không thoải mái về những thông tin cuộc sống riêng tư của bạn và họ cũng không cần nghe quá nhiều chi tiết về điều đó.
Tham khảo: Chăm sóc bà bầu