Nhưng nhiều bạn học sinh đang thắc mắc không biết Ngành kinh tế Quốc tế này là gì? học gì? thi khối nào? ra trường làm gì?. Cùng Edunet tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngành kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Nói một cách khác, Kinh tế quốc tế nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, mà biểu hiện cụ thể là việc Việt Nam tham gia WTO, AEC ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian gần đây như CPTPP, UVFTA, RCEP, UKVFTA…đã góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
Từ đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ lao động trẻ sở hữu kiến thức và hiểu biết sâu rộng, vững vàng về chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế…để thích nghi và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa.
Trong khi đó, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực này. Do đó, Ngành kinh tế Quốc tế hiện đang là một trong top những ngành “HOT” thuộc hệ thống các ngành đào tạo về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Ngành kinh tế quốc tế học gì?
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…
sinh viên ngành kinh tế quốc tế học gì?
Theo học ngành này, sinh viên còn được học các kiến thức về luật quốc tế và môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần Kinh tế quốc tế và xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu như: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia; Kinh doanh quốc tế,…
→ xem thêm: Ngành kinh doanh Quốc tế là gì? có nên học ngành này hay không? cơ hội việc làm thế nào?
Ngành kinh tế quốc tế thi khối nào? điểm chuẩn bao nhiêu?
- Mã ngành: 7310106
- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Điểm chuẩn của ngành kinh tế quốc tế 2022:
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2021, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 - 36.53 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ. Trong năm 2022 điểm chuẩn sẽ không có nhiều sự thay đổi so với năm 2021.
điểm chuẩn ngành kinh tế quốc tế năm 2021-2022
Ngành kinh tế quốc tế học trường nào tốt?
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế quốc tế. Dưới đây Edunet sẽ giới thiệu cho các bạn những trường đào tạo hàng đầu mà các bạn có thể lựa chọn theo học.
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Học viện Ngoại giao
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
Khu vực miền Nam:
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học An Giang
Học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế luôn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và khả năng phát triển bản thân vượt trội so với các ngành học thông thường khác.
Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Các Bộ, Ban, Ngành, địa phương như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại, Hải quan, các sở Công thương, Kế hoạch và Đầu tư...
- Các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)...hoặc tại các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).
- Văn phòng tư vấn XNK, đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Logistics và vận tải quốc tế, các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế
sinh viên ngành kinh tế quốc tế ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.
- Chuyên viên theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế. Triển vọng có thể trở thành các nhà quản lý dự án phát triển quốc tế.
- Chuyên viên lập kế hoạch, giám sát hoặc thực thi các hoạt động xuất, nhập khẩu, nghiên cứu, phát triển thị trường quốc tế; Kinh doanh dịch vụ logistics; Tư vấn đầu tư quốc tế; Xúc tiến thương mại; Triển vọng có thể trở thành nhà quản lí hay doanh nhân trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế hoặc nhà quản trị logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
→ Xem thêm: Top 5 lý do nên học Logictics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên và giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, quản trị Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Tự lập nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế, giao nhận, vận tải và logistics nói riêng.
Mức lương ngành kinh tế quốc tế là bao nhiêu?
Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế khá hấp dẫn, cử nhân kinh doanh quốc tế có thể dao động từ 30.000 - 70.000 USD/năm tùy với vị trí và tính chất công việc sẽ sở hữu mức lương khác nhau.
sinh viên ngành kinh tế quốc tế ra trường lương bao nhiêu?
♦ Sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương từ 8 - 10 triệu đồng cho các vị trí công việc trợ lý, thực tập.
♦ Ứng viên đã có kinh nghiệm từ 2 năm làm việc thì mức lương có thể tăng lên đến trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm cao hơn thì có thể nhận được mức lương từ 20 - 40 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các ứng viên tiềm năng của ngành kinh doanh quốc tế còn có thể hưởng thêm các khoản hoa hồng theo doanh số hay tiền thưởng doanh thu ngoài khoản tiền lương cơ bản nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Càng thăng tiến cao trong công việc thì mức thu nhập cũng sẽ càng được tăng cao.
Có nên học ngành kinh tế quốc tế hay không?
Tất cả những thông tin trên cho thấy Ngành kinh tế Quốc tế là một ngành học rất tiềm năng cũng như cơ hội việc làm luôn rộng mở. Do đó, nếu bạn có những tố chất sau đây thì ngành học này hoàn toàn phù hợp với bạn.
✔ Nhạy bén, có trách nhiệm cao với công việc
✔ Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc
✔ Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục
✔ Khả năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế
✔ Sáng tạo, quyết đoán
✔ Khả năng thu thập và xử lí thông tin
✔ Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.
Trên đây những thông tin mà Edunet chia sẻ phía trên, sẽ giúp cho các bạn một góc nhìn tổng quan nhất về Ngành kinh tế Quốc tế cũng như cơ hội của ngành học này. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn định hướng và lựa chọn được đúng ngành học và sở thích của bản thân. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn miễn phí về ngành học này. Chúc các bạn thành công!
Nếu các bạn thấy bài viết này hay và hữu ích hãy Like và Share bài viết này cho nhiều người cùng biết nhé!