Trước khi bắt tay vào chinh phục ước mơ kỹ sư điện tử, bạn buộc phải có đầy đủ kiến thức về nhóm ngành này. Ngoài việc nắm rõ nghề này là gì thì những đặc điểm, yêu cầu công việc và triển vọng của nghề mà JobsGO đề cập dưới đây sẽ đặc biệt hữu ích.
1. Kỹ sư điện tử là gì?
Kỹ sư điện tử là những bậc thầy về điện, có kiến thức chuyên môn về điện và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Họ đảm nhiệm toàn bộ các công việc về điện: từ điều phối, lắp đặt đường dây, kiểm tra giám sát đến sửa chữa bảo toàn những vấn đề về điện.
Không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điện gia dụng, các kỹ sư này còn là người thiết kế hệ thống điện cho phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, xe điện,…), phần cứng máy tính.
Trong xã hội hiện đại, điện đã trở thành phần thiết yếu với cuộc sống con người. Chúng ta khó có thể duy trì ổn định kinh tế - xã hội nếu không có năng lượng điện. Dù là đường sá, xây dựng, công trình đến các khu dân cư thì điện đều là phần tất yếu. Nghề kỹ sư điện ngày càng trở nên cần thiết trong xã hội hiện nay.
Trong cùng nhóm ngành này, có 2 chuyên ngành hiện được biết đến nhiều nhất Việt Nam là kỹ sư điện - điện tử và kỹ sư điện tử viễn thông. Thực tế, đối tượng nghiên cứu của 2 lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau.
Vậy, kỹ sư cơ điện tử làm gì? Khác gì với điện tử- viễn thông? Nếu điện - điện tử chuyên sâu về điện có dây thì điện - viễn thông lại gắn bó mật thiết hơn với dịch vụ thông tin di động không dây (chính là mạng viễn thông và mạng máy tính.
2. Mô tả đặc điểm công việc kỹ sư điện - điện tử
Kỹ sư điện làm gì? Kỹ sư điện tử làm gì? Kỹ sư cơ điện làm gì? Rất nhiều thắc mắc của giới trẻ khi nói về ngành học này. Một cách tổng quan nhất, mô tả đặc điểm công việc của một kỹ sư bao gồm những hạng mục như sau:
- Khảo sát công trình và đưa ra phương án thiết kế mạng điện
- Thiết kế & thống kê lượng vật tư cần thiết
- Lập kế hoạch thi công hệ thống điện công trình
- Thực thi, quản lý và giám sát nhằm hoàn thiện dự án
- Bàn giao, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ
- Kịp thời khắc phục nếu có sự cố
👉 Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư điện lạnh
3. Học kỹ sư điện tử ra trường làm gì? Làm việc ở đâu?
Rất nhiều công việc mà bạn có thể lựa chọn khi tốt nghiệp chương trình học liên quan đến ngành này. Với chuyên ngành điện - điện tử, bạn có thể trở thành chuyên viên kỹ thuật điện tử, tư vấn thiết kế và thực thi mạng điện cho doanh nghiệp, nhà máy điện, trạm biến áp, khu chế xuất, khu công nghiệp,…
Ngoài ra với uy tín riêng có của bản thân, bạn cũng có thể làm việc tự do, nhận những dự án lắp đặt mạng điện cho dân cư tạo thu nhập. Nếu yêu thích nghiên cứu, cử nhân tốt nghiệp ngành điện có cơ hội làm nghiên cứu viên tại các viện điện tử.
Với chuyên ngành viễn thông, bạn sẽ có cơ hội đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật viên tại các tập đoàn viễn thông, Tổng cục Điện tử và các đơn vị trực thuộc khác.
👉 Xem thêm: Kỹ sư là làm gì? Tổng hợp kiến thức cần biết cho người kỹ sư tương lai
4. Các kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư điện tử giỏi
Để trở thành một kỹ sư điện tài ba trong lĩnh vực này, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu:
- Có bằng kỹ sư hệ đại học chuyên ngành điện tử hoặc điện viễn thông, tốt hơn nếu có thêm các chứng chỉ hành nghề nâng cao, bằng thạc sĩ.
- Kinh nghiệm làm việc thực tế tối thiểu 1-2 năm, thành thạo các kỹ năng lắp ráp, vận hành bộ máy, điều phối điện,…
- Có khả năng làm việc dưới áp lực, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
- Sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn tháo vát trong công việc.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tổ chức quản lý nhân sự,…
👉 Xem thêm: M&E là gì? Các kỹ năng quan trọng nhất của một kỹ sư M&E
5. Mức lương của kỹ sư điện tại Việt Nam
Thu nhập của các kỹ sư điện tử vô cùng tương xứng với khối lượng công việc. Tuỳ thuộc vào trình độ và số năm kinh nghiệm mà mức lương nhóm ngành này có thể phân thành các bậc:
- Với kỹ sư mới ra trường: từ 7-9 triệu đồng/tháng do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, một số doanh nghiệp nước ngoài có thể chi trả mức lương cao hơn (10-12 triệu đồng).
- Với kỹ sư có từ 1-2 năm kinh nghiệm: đảm nhiệm vị trí chuyên viên thì mức lương từ 10-20 triệu đồng/tháng (Theo Salaryexplorer).
- Với kỹ sư có trên 3 năm kinh nghiệm: đảm nhiệm các vị trí tư vấn viên, chuyên viên cấp cao hoặc quản lý đội nhóm thì sẽ là trên 20 triệu đồng/tháng:
Và trong lĩnh vực này, kỹ sư cơ điện tử cũng có mức lương cạnh tranh tương tự, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tự động hóa và các hệ thống điều khiển
Cùng thu nhập hấp dẫn thì triển vọng phát triển nghề này cũng ngày một rộng mở. Hiện nay, lượng cầu thị trường vẫn cao hơn lượng cung nghề điện mỗi năm. Vì thế, sẽ không khó để bạn xin việc sau khi ra trường. Sở hữu bản CV ấn tượng, bạn đã có thể phần nào yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của mình.
>>>Có thể bạn quan tâm: Công nghệ kỹ thuật điện tử là gì?
Kỹ sư điện tử đang và sẽ tiếp tục là ngành nghề triển vọng cho các bạn trẻ trong tương lai. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội nếu bạn đam mê với nghề nhé. Để tham khảo thông tin việc làm kỹ sư điện, bạn có thể truy cập ngay JobsGO, hàng trăm vị trí hấp dẫn đang chào đón bạn mỗi ngày. Để lại ý kiến nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: