Thời gian xuất bản: Thứ hai, 18/09/2023, 19:00 (+07:00)
Mục lục nội dung
Các món lẩu từ bò có hương vị tươi ngon giòn, hấp dẫn được nhiều người ưa thích. Một trong số đó là món lẩu chân bò không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chân bò dai dai kết hợp cùng nước lẩu cay nồng khiến nhiều người mê mẩn. Nếu chưa biết cách nấu món lẩu chân bò, hãy cùng Bestme tham khảo hướng dẫn chi tiết các nguyên liệu và tỷ lệ gia vị sau đây.
1. Giới thiệu món lẩu chân bò
Chân bò là một phần thịt bên dưới đùi, chứa sụn và da giòn tan. Khi được hầm trong thời gian dài sẽ có độ mềm kết hợp cùng các loại rau củ và gia vị độc đáo tạo nên một món lẩu chân bò thơm ngon.
Không chỉ là một món lẩu ngon miệng, chân bò còn được biết đến là loại thực phẩm rất giàu collagen có tác dụng chống lão hóa, tăng sự đàn hồi cho da hiệu quả. Ngoài ra, sụn có trong chân bò cũng giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và cải thiện đau mỏi xương khớp.
2. Cách nấu lẩu chân bò tại nhà cực đơn giản
Món lẩu chân bò với nguyên liệu chính là thịt và chân bò lựa chọn tươi ngon, chất lượng. Bạn có thể dễ dàng mua chúng ngoài chợ hoặc các siêu thị. Chỉ với vài bước chuẩn bị nguyên liệu và chế biến, bạn đã có ngay một nồi lẩu ngon miệng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết sau đây:
2.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
Không tốn quá nhiều thời gian để bạn chuẩn bị các thành phần của món lẩu chân bò. Trước khi nấu, bạn cần mua các loại nguyên liệu bao gồm:
- Thịt chân bò: 4 cái
- Bắp bò: 500g
- Đậu hũ: 3 miếng
- Củ cải trắng: 2 củ
- Hành tây: 2 củ
- Hành, sả và gừng băm: 100g
- Hành lá: 3 nhánh
- Nước dừa tươi: 2 lít
- Các loại gia vị bao gồm: hạt nêm, mì chính, tiêu, dầu ăn, muối…
Ngoài các nguyên liệu trên, để tạo màu vàng đẹp mắt cùng mùi thơm cho món ăn, bạn có thể sử dụng dầu điều để món ăn được hoàn thành hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, thay vì dùng nước lọc, bạn nên sử dụng nước dừa tươi để nước dùng có vị bùi béo, ngọt thanh hơn.
2.2 Các bước thực hiện
Từ những miếng chân bò và thịt được lựa chọn tươi ngon, bạn có thể nấu món lẩu này với các bước thực hiện chi tiết sau đây:
Bước 1: Sơ chế chân bò
- Đầu tiên, chân bò sau khi mua về được khò bằng súng khò gas hoặc hơ trên bếp nóng khoảng 3 phút để làm sạch phần lông còn sót và giúp lớp da được giòn hơn.
- Tiếp theo, dùng dao để cạo đi phần than trên lớp da, đảm bảo loại bỏ hết các bụi bẩn của chân bò. Sau đó, rửa sạch chân bò một vài lần bằng nước sạch rồi để ráo và chặt thành các khúc vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu ăn kèm
- Bắp bò: Bắp bò mua về được sơ chế bằng cách ngâm trong rượu trắng và gừng đập dập để loại bỏ bớt mùi hồi. Sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo, thái thành các miếng mỏng vừa miệng.
- Hành tây: Lột vỏ hành và rửa sạch sau đó nướng trong lò vi sóng trong 3 phút với 160 độ C để tạo hương thơm khi nấu nước dùng.
- Hành lá: Nhặt sạch những cọng hành úa vàng và cắt bỏ rễ rồi thái nhỏ.
- Củ cải trắng: Đầu tiên rửa sạch lớp vỏ ngoài của củ cải, sau đó gọt bỏ vỏ, rửa thêm một lần nữa. Tiếp theo, thái thành các miếng có độ dày khoảng 1 cm.
Bước 3: Luộc chín chân bò
- Sau khi đã sơ chế nguyên liệu, bạn đặt nồi lên bếp và đổ vào đó 2 lít nước. Thêm 1 củ gừng đã đập dập và 1 thìa muối vào nồi, sau đó đun sôi với lửa lớn trong khoảng 10 phút.
- Khi nước đã sôi, hạ lửa xuống mức vừa và cho toàn bộ phần chân bò đã sơ chế vào nồi. Tiếp tục luộc chân bò trong khoảng thời gian 20 - 30 phút. Sau khi luộc xong, tắt bếp và vớt chân bò ra ngâm trong bát đá lạnh để giữ độ tươi giòn của chân bò.
Bước 4: Nấu nước lẩu chân bò
- Bạn nên tận dụng luôn nước luộc chân bò để nấu nước dùng. Đồng thời thêm vào đó 2 lít nước dừa và khoảng 1 lít nước lọc đun sôi khoảng 10 phút.
- Sau đó, lần lượt thêm hành tây nướng, củ cải trắng hành tím và sả vào ninh khoảng 20 phút rồi hạ lửa vừa.
- Tiếp theo, thêm phần chân bò đã luộc vào ninh chín mềm. Nêm nếm thêm 2 thìa hạt nêm, 2 thìa bột canh và dầu điều để nước dùng được tròn vị.
Bước 5: Hoàn thành món lẩu
Để kiểm tra độ chín của món lẩu chân bò, bạn có thể dùng đũa chọc thử, nếu thấy chân bò đã chín mềm, bạn hạ lửa nhỏ. Đồng thời cho nước lẩu vào 1 nồi nhỏ để nhúng lẩu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hành lá, rau thơm để thưởng thức món ăn.
2.3 Yêu cầu thành phẩm
Lẩu chân bò là một lựa chọn hoàn hảo để bạn thưởng thức cùng với gia đình trong các dịp cuối tuần. Chân bò được hầm tới mức khi chín mềm, hoà quyện với nước dùng thanh ngọt, tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt, bắp bò được nhúng trong nước lẩu vừa tới cùng các loại nấm giúp món ăn thêm ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
3. Mẹo hầm chân bò mềm nhanh
Món lẩu chân bò thường hầm rất lâu để chân được chín mềm. Tuy nhiên, nhiều người lại không có nhiều thời gian nhưng muốn thưởng thức món lẩu này. Vì vậy, để giải quyết nhanh gọn nhất bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau đây:
- Sử dụng nồi áp suất: Khi sử dụng nồi áp suất, áp suất và nhiệt độ tăng lên nhanh đáng kể làm chân bò sẽ chín nhanh và mềm hơn giúp tiết kiệm thời gian hầm. Đồng thời, sử dụng nồi áp suất cũng giúp giữ lại hương vị và dưỡng chất của thực phẩm.
- Chọn chân bò tơ: Chân bò tơ thường mềm, nhanh chín hơn so với các loại bò khác bởi cấu trúc gân bò mỏng giúp quá trình hầm không tốn quá nhiều thời gian.
- Luộc chân bò trước khi hầm: Thành phần chính của chân bò là collagen, vì vậy, khi luộc chín, các sợi collagen đó đã mềm nên sẽ chín nhanh hơn khi hầm.
Tổng kết
Như vậy, Bestme đã hướng dẫn bạn cách nấu chân bò cũng những mẹo nhỏ để hoàn thành món ăn nhanh chóng và ngon miệng. Hãy thử áp dụng các công thức trên để nấu món lẩu này trong các dịp cuối tuần cho gia đình của mình. Chúc bạn thành công!
Để theo dõi các bài viết hay nhất về chủ để làm đẹp và cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe lành mạnh, hãy truy cập Bestme hàng ngày nhé!