Gà Đông Tảo (gà Đông Cảo) - Bật mí cách chăm sóc giống gà "Tiến Vua"
Gà đông tảo hay còn được gọi là gà Đông Cảo hay gà tiến vua. Đây là loại gà quý được nhiều người ưa thích. Không chỉ bởi hình dáng độc lạ mà còn bởi gà có chất lượng thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Hiện nay nhiều gia đình và trang trại đang có nhu cầu muốn nuôi thử giống gà này, tuy nhiên để việc chăn nuôi đạt hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài viết dưới đây!
1. Nguồn gốc giống gà Đông Tảo thuần chủng
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè, hay tiến Vua.
Giống gà này thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Đặc điểm khác biệt nhất của giống gà này với những giống gà khác là cặp chân to ngoại cỡ đặc biệt.
2. Đặc điểm nhận biết gà "Tiến Vua" Đông Tảo
Là giống gà to con, con trống khi trưởng thành cân nặng có thể nặng từ 5 - 6kg. Gà Đông Cảo mang dáng vẻ bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi, mào sun đỏ tía, Đặc điểm khác biệt nhất của giống gà này với những giống gà khác là cặp chân to ngoại cỡ đặc biệt.
Đặc trưng dễ nhận biết nhất của giống gà Đông Tảo chính là cặp chân sù sì, cặp chân gà Đông Tảo trống to ngoại cỡ và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Chân gà trưởng thành có thể to bằng cổ tay người.
Gà Đông Tảo mái trưởng thành cân nặng từ 4 - 4.5kg, Có 3 màu lông cơ bản gồm: mãn nõn chuối vàng nhạt, mãn thó hay nâu nhạt màu đất thó hay lá chuối khô, mãn ngà trắng sữa. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.
3. Khả năng sinh sản của giống gà Đông Tảo có cặp chân khủng
Gà Đông Tảo nếu được nuôi đúng kỹ thuật đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, chuồng trại tốt thì sau 165 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng. Thời gian này có thể bị kéo dài do nhiều yếu tố từ thời tiết, chế độ dinh dưỡng, chuồng trại, tình hình dịch bệnh Thời tiết nắng ít gà sẽ thành thục muộn hơn, chế độ dinh dưỡng kém gà sẽ đẻ trứng muộn thậm chí không đẻ
Gà Đông Tảo đẻ trứng đầu tiên sẽ khá nhỏ gọi là trứng gà so hay trứng gà con so. Các trứng sau sẽ to dần lên và ổn định ở một kích thước nhất định.
Giống Gà Đông Tảo là gà đẻ trứng năng suất cao. Nếu không tính những trứng lứa đầu nhỏ thì trứng gà có trọng lượng trung bình vào khoảng 48 - 55 gam. Trọng lượng này cũng nói lên kích thước trứng khá to. Điều này là hiển nhiên vì gà có trọng lượng mái lớn nên đẻ trứng to là bình thường.
4. Phân biệt giống gà Đông Tảo thuần chủng và gà Đông Tảo lai
4.1. Phân biệt dựa vào đôi chân
Gà đông tảo thuần chủng sẽ có cặp chân to và phần chân ở phía trước được bao quanh bởi một lớp vảy. Da của chúng được sắp xếp tự nhiên và không theo hàng hay trật tự nào cả. Bàn chân của gà khá dày, có bốn ngón chân được chia rõ ràng và xòe ra vững chãi. Bàn chân cân đối, có đầy đủ đế và cụm lỗ.
Trong khi đó, thì chân của gà Đông Tảo lai to nhất cũng chỉ có kích thước bằng ngón tay cái, da chân mỏng, ít thịt và nhẵn mịn.
4.2. Phân biệt dựa vào trọng lượng cơ thể
Gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành có trọng lượng tối thiểu khoảng 4kg, thậm chí có thể nặng đến 6,5 kg. Ngược lại, gà Đông Tảo lai chỉ có thể đạt được trọng lượng khoảng 2,5 - 3,5 kg.
5. Cách chọn gà Đông Tảo chuẩn, đạt chất lượng
5.1. Đừng ham chọn gà Đông Tảo to
Khi chọn gà bạn đừng ham chọn những chú gà to. To hay nhỏ không quan trọng mà phải nhìn vào chân và nắn thớ thịt của gà. Một chú gà ngon là gà có sắc mào đỏ, mặt mũi nhìn nhanh nhẹn, bộ lông mượt và da đỏ. Con gà ngon nhất là gà trống có trọng lượng từ 4,5 - 5,5kg, gà mái từ 3,5 - 4kg.
Gà Đông Tảo là giống gà to con với thời gian nuôi dài. Đôi khi con gà tới 3kg nhưng vẫn chưa trưởng thành, thịt thường tanh. Nên chọn gà đã nhú cựa.
5.2. Nên chọn đúng đặc điểm của gà Đông Tảo
Chọn gà trống có chân to, càng to càng tốt. Những chú gà quý đôi khi có chân nặng tới 2kg, to hơn cổ tay người lớn. Gà có dáng đứng bệ vệ, lông mượt, màu sun đỏ, mắt tinh anh, khỏe mạnh. Phần gà không lông màu đỏ là ngon. Mỏ của gà bằng nhau mỏ trên và mỏ dưới.
5.3. Cách chọn gà Đông Tảo nuôi vườn
Gà Đông Tảo nuôi nhốt và nuôi thả vườn có một số đặc điểm sau. Thứ nhất, người mua nên chú ý đến chân và đùi gà. Nếu sờ vào thấy chắc đinh, rắn, thịt đỏ thì đó là gà nuôi bằng ngô, thóc hoặc thả vườn, chứ không phải cám công nghiệp. Thứ 2 đó là chú ý tới mỏ và móng, nếu gà nuôi thả thường xuyên mổ đá, mổ cây và chạy bộ nhiều, móng và mỏ sẽ bị mẻ, không sắc còn gà nuôi nhốt thì ngược lại.
6. Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo thành công
6.1. Xây dựng chuồng trại
Khi xây dựng chuồng để nuôi gà đông tảo các bạn cần chọn nơi kín gió, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nền của chuồng nên cao hơn mặt đất và được lót trấu để làm nơi ngủ cho gà. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh chuồng trại và phun thuốc thường xuyên để tránh các loại dịch bệnh.
6.2. Chọn giống
Để chọn được giống gà đông tảo tốt và khỏe mạnh các bạn cần tìm đến những địa chỉ bán gà đông tảo uy tín. Khi chọn mua các bạn nên chọn những con đều nhau, lông bông, chân bóng, hồng hào, nhìn nhanh nhẹn.
6.3. Cách chăm gà Đông Tảo nhanh lớn
Tùy mỗi giai đoạn, sẽ có cách chăm sóc khác nhau tuy nhiên thức ăn chủ yếu của chúng vẫn là lúa, rau muống, rau lang, cỏ, cám ngô
6.3.1. Giai đoạn gà Đông Tảo con mới nở
Trong tuần đầu nên úm gà con ở nhiệt độ từ 33 - 35 độ dưới chụp úm, sau đó cứ mỗi tuần giảm đi 2 độ. Khi trời trở lạnh phải bật các thiết bị úm như: bóng đèn, máy sưởi trước sao cho nhiệt độ trong chuồng úm đạt đủ nhiệt khi thả gà con. Theo dõi sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh giá tình trạng nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ cho hợp lý.
Gà Đông Tảo 1 tháng tuổi sẽ ăn nhiều, khỏe và lớn nhanh nếu gà phân tán đều trong chuồng, gà con sởn xơ, nhanh nhẹn là lúc nhiệt độ đạt tối ưu. Nếu quan sát thấy gà con nằm túm tụm một chỗ dưới nguồn nhiệt, uống nước ít, ăn ít là gà đang bị lạnh, cần tăng nhiệt độ cho gà con giữ được thân nhiệt.
Nếu quan sát thấy gà nằm túm tụm ở một góc chuồng cách xa nguồn nhiệt, gà há mỏ thở nhanh, uống nước nhiều, ăn ít là do nhiệt độ trong chuồng quá nóng, cần phải giảm nhiệt độ. Chuồng nuôi gà con phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết là khô, ấm và thoáng. Gà con ở độ tuổi này nên ủ điện và đảm bảo nhiệt độ luôn đạt ở mức từ 27 - 29 độ C.
Trong khẩu phần ăn phải bổ sung các loại Vitamin để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể.
- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống cho gà tránh nhiễm khuẩn.
- Thức ăn nên cho đủ trong ngày không nên để thừa thức ăn qua ngày hôm sau, thức ăn sẽ bị hỏng và gây bệnh cho gà nếu gà ăn phải.
6.3.2. Giai đoạn gà giò (4 - 9 tuần)
- Mật độ nuôi: 10 con/m2
- Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ
- Ban ngày: sử dụng thật nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Ban đêm thì thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4 - 6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết bắt đầu trở lạnh thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25m2, treo trên cao sao cho cách nền chuồng khoảng 1 - 1,5m).
- Cách bố trí máng ăn và máng uống cho gà: máng ăn và máng uống phải đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15cm), bình quân cứ 30 40 con/máng, treo cao 5 - 10cm so với nền chuồng để tránh gà con ngã vào bị ướt và bẩn nước.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).
- Chuyển cho ăn thức ăn gà hậu bị ở 9 tuần tuổi. Giai đoạn 9 tuần tuổi trọng lượng gà mái phải đạt 730gr/con.
- Nước uống: Thường xuyên kiểm tra và tiếp nước và máng để đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Phải loại bỏ các cặn bẩn trong máng nước trước khi cho nước mới vào. Dùng nước máy, nước mưa, nước giếng cho gà uống và phải đảm bảo sạch sẽ không bị nhiễm khuẩn.
6.3.3. Giai đoạn gà hậu bị (10 - 19 tuần)
- Mật độ nuôi: 5 - 6 con/m2
- Chiếu sáng: Sử dụng toàn bộ ánh sáng tự nhiên.
- Thức ăn và nước uống: Cho gà ăn tăng dần theo thể trọng của gà, định mức ở tuần thứ 10: 55gr/con/ngày, tuần thứ 19 là 85gr/con/ngày; ở tuần thứ 19 bắt đầu chuyển sang thức ăn của gà đẻ. Nước uống vẫn làm đúng nguyên tắc như trước.
- Thường xuyên kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: 2 tuần kiểm tra 1 lần, cân 10% trên tổng đàn, nên cân vào buổi chiều mát cho đàn gà không bị nóng và mệt. Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh định mức thức ăn cho gà. Nếu trọng lượng gà thấp hơn hoặc cao hơn trọng lượng chuẩn 15% thì tăng hoặc giảm thức ăn 5%.
- Đến tuần thứ 16 thì xổ lãi (tẩy giun) cho gà.
- Cách chọn gà để nuôi đẻ: Cuối tuần thứ 18 phân loại gà, chọn những con khỏe mạnh, đạt chuẩn để làm mái giống.
6.3.4. Giai đoạn gà Đông Tảo đẻ
- Mật độ nuôi: 4 - 5 con/m2; gà trống và gà mái nuôi chung, tỷ lệ trống/mái: 1/8 - 1/10
- Thời gian chiếu sáng: (đảm bảo 16 giờ)
- Tuần 20: Từ 6 giờ sáng đến 20 giờ đêm
- Tuần 21: Từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm
- Từ tuần 22 trở đi: Từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm
Dùng bóng đèn loại 04 U (40W), treo cách nền chuồng cao > 2 m, khoảng cách 2 bóng 2,5 m. Phải mở rèm, thắp thêm bóng đèn khi gà bị thiếu ánh sáng do trời mưa hoặc mây che mất ánh sáng.
- Thức ăn: Cho ăn thức ăn gà đẻ; định mức 85 - 93gr/con/ngày (tỷ lệ trứng tăng 10% thì thức ăn tăng 4% nhưng lượng thức ăn/con/ngày không quá 120gr/con/ngày).
- Chăm sóc:
- Máng ăn: Cho gà ăn bằng máng ăn tròn đường kính 40cm, treo cách mặt đất 15 - 20cm, bình quân 20 - 30 con/máng.
- Cho ăn 2 lần/ngày (sáng cho ăn 75% lượng thức ăn/ngày, chiều cho ăn 25% thức ăn còn lại). Thời điểm cho ăn: sáng lúc 8 giờ, chiều 14 giờ.
- Nước uống: Đảm bảo 250ml/con/ngày; sử dụng loại bình chứa nước 8 lít, bình quân 20 - 30 con/bình, đặt bình nước uống cách máng ăn 1m; cao cách nền 15 - 20 cm.
- Vệ sinh chuồng: Nền chuồng: 1 - 2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi, xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh. Xới tơi đệm lót, để cửa chuồng thông thoáng nếu thấy chuồng nuôi có mùi hăng hắc. Giữ lớp đệm sao cho khô ráo, để ý khu vực máng uống, phải thay ngay đệm lót bằng lớp trấu mới nếu thấy nước rơi làm ướt đệm lót(Khi thay phải nhẹ nhàng tránh gây xáo trộn mạnh cho đàn gà)
- Thường xuyên kiểm tra gà nếu thấy gà bị bệnh thì phải cách ly những con bệnh và loại những con nghi mắc bệnh truyền nhiễm ra khỏi đàn gà tránh lây bệnh cho cả nhà.
6.4. Các bệnh gà Đông Tảo (Đông Cảo) thường gặp và phòng bệnh
Các bệnh thường gặp ở gà Đông Tảo:
- Bệnh cúm: Gà có biểu hiện khó thở, xoang mũi, ốm yếu,..
- Bệnh newcastle (Bệnh tân thành gà): Gà ủ rũ, bỏ ăn, khó thở (khò khè), có nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt màu trắng có lẫn máu, mùi tanh khó chịu,..
- Bệnh gumboro: Khi bị bệnh, phân gà loãng có màu trắng, lẫn máu; gà ủ rũ, lông xù, xã cánh, nằm quẹo rồi chết.
- Bệnh hô hấp mãn tính: Gà mắc bệnh thường ủ rũ, kém ăn và chậm lớn, thở khó khăn,...
- Bệnh bạch lỵ: Gà con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng, cơ thể còi cọc, chậm lớn.
Cách phòng bệnh:
- Vệ sinh, sát trùng: Phải thường xuyên rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, các dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,.) sau đó phơi khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%. Sau đó để trống chuồng từ 7 - 14 ngày.
- Phòng bằng kháng sinh và tăng cường sức đề kháng: Vào giai đoạn giao mùa tháng (9, 10, 11, 2, 3, 4 âm lịch) và những thời điểm khí hậu thay đổi đột ngột phải dùng kháng sinh và chất tăng sức đề kháng phòng chống stress và phòng bệnh viêm đường hô hấp.
- Phòng bằng vaccine: Tiêm phòng lặp lại bệnh các bệnh THT, Newcastle và H5N1 sau 5 - 6 tháng tiêm
7. Gà đông tảo có giá bao nhiêu?
Gà Đông Tảo là giống gà quý, có giá trị kinh tế cao. Loại gà này có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Điểm đặc biệt ở gà Đông Tảo là đôi chân to khỏe, với lớp da đỏ sần sùi bao xung quanh. Trung bình khối lượng của gà từ 3.5 - 4.5 kg.
Gà Đông Tảo giá bao nhiêu? Gà Đông Tảo có giá thành khá cao. Gà trưởng thành có giá từ 400.000/kg, thậm chí nhiều nơi có giá trên 1 triệu đồng/ kg.
Giá gà Đông Tảo theo độ tuổi
Giá gà Đông Tảo trống
Giá gà Đông Tảo mái
Ghi chú
Gà Đông Tảo con nhỏ mới nở
Từ 100.000
Từ 100.000
Giá thay đổi nếu nguồn gốc của gà Đông Tảo là khác nhau
Gà Đông Tảo con 1 tháng tuổi
Từ 250.000
Từ 250.000
Gà Đông Tảo con 3 tháng tuổi
Từ 400.000
Từ 400.000
Gà Đông Tảo con 6 tháng tuổi
Từ 1.000.000
Từ 1.000.000
Gà Đông Tảo trưởng thành
Từ 1.500.000
Từ 1.500.000
Gà Đông Tảo trưởng thành, chân to chắc khỏe
Từ 5.000.000
Từ 5.000.000
Gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm nên có giá thành khá cao. Do đó, khi mua gà người mua nên chọn những nơi bán thật uy tín, để chọn được những chú gà an toàn, chất lượng.
8. Gợi ý bạn mua bán gà Đông Tảo thuần chủng, lai đẹp giá rẻ tại Chợ Tốt
Hiện nay hình thức mua bán trên các trang thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến nhờ ưu điểm nhanh gọn, tiện lợi. Bạn có thể dễ dàng mua gà đông tảo với giá cả hợp ý trên hàng ngàn tin rao bán trên Chợ Tốt mà không cần mất thời gian đến từng nơi để xem.
Một ưu điểm của cách mua này là bạn sẽ có cơ hội sở hữu giá rẻ hơn thị trường. Chợ Tốt là một trong những địa chỉ uy tín và tin cậy cho bạn. Tại đây bạn sẽ có cho mình nhiều lựa chọn hơn về chủng loại, độ tuổi, kích thước, màu lông, giới tính và giá cả phong phú. Bạn còn được người bán cung cấp địa chỉ rõ ràng để bạn có thể dễ dàng đến xem trực tiếp.
Nếu bạn muốn bán những bạn gà Đông Tảo giống trên Chợ Tốt, bạn đừng quên truy cập vào Chợ Tốt Thú Cưng, sau đó đăng ký tài khoản và đăng tin rao bán để tin của bạn nhanh được duyệt cũng như được người có nhu cầu mua gà chú ý hơn thì nên chụp hình thật đàn gà của bạn, đồng thời ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Tại đây, mỗi ngày có hàng trăm, hàng ngàn người mua truy cập, vì vậy sau khi đăng tin bạn chỉ cần ngồi đợi người mua liên hệ.
Chúc bạn có những giao dịch thành công tại Chợ Tốt.