1. Ngành Y là gì? Tiêu chuẩn để thi vào ngành Y Dược
Ngành Y là ngành chuyên về tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho con người và các loại động vật. Y học là một môn khoa học, công việc chính của ngành Y là chuyên nghiên cứu bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.
Bao lâu nay, ngành Y luôn là một trong những ngành có điểm chuẩn đầu vào cao nhất trong các ngành thi THPT Quốc gia. Thí sinh đăng kí thi vào khối ngành Y dược cần có học lực Khá - Giỏi và điểm trung bình 3 môn khối trong khoảng từ 7,5 - 9,5 thì có thể đỗ vào các ngành học khác nhau ở các trường đại học đào tạo ngành Y.
Hiện nay, rất nhiều trường chọn phương thức xét tuyển để tuyển vào các khoa - ngành trong trường đại học. Cụ thể: - Đạt giải trong kì thi HSG Quốc gia các môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Ngoại ngữ.
- Có các chứng chỉ ngoại ngữ Ielts, TOEFL, tiếng Pháp,... sẽ được ưu tiên trong việc xét hồ sơ tuyển vào ngành Y.
2. Học ngành Y thi khối nào?
Trước đây, khi thi vào ngành Y là ta nghĩ ngay đến khối B với 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học khiến các học sinh cũng không rõ ràng học y thi khối nào. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ GD&ĐT thay đổi quy chế, đã có thêm một số tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Y như sau:
-
Khối A00:
-
Trường ĐH Y tế công cộng (ngành Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học);
-
Trường Đại học Dược (ngành Dược học);
-
Học viện Quân Y - Hệ dân sự/Hệ quân sự;
-
Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam (ngành Dược học);
-
Đại học Y - Dược - ĐH Huế (ngành Dược học);
-
ĐH Y Thái Bình (Dược học);
-
Trường ĐH Y khoa Vinh (Dược học);
-
Trường đại học Y Dược - trực thuộc trường ĐH Thái Nguyên (Dược học);
-
Khoa Y Dược - trường ĐH Quốc gia Hà Nội (Dược học);
-
Trường Đại học Y tế công cộng (ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học).
-
Khối B:
-
Trường Đại học Y tế công cộng (ngành Y tế công cộng, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, ngành dinh dưỡng học);
-
Trường Đại học Y Hà Nội;
-
Học viện Quân Y - Hệ dân sự;
-
HV (Học viện) Quân Y - Hệ quân sự;
-
HV (Học viện) Y Dược học cổ truyền Việt Nam (ngành Y khoa);
-
ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Điều dưỡng, Y tế công cộng);
-
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Răng - Hàm - Mặt, Y khoa , Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Điều dưỡng, Y tế công cộng);
-
Khoa Y - trường Đại học Quốc Gia TP HCM (ngành Dược học);
-
ĐH Y Dược - Đại học Huế (Y khoa, Răng hàm mặt, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Điều dưỡng, Y tế công cộng);
-
ĐH Y Thái Bình (Y khoa, Điều dưỡng, Y tế công cộng);
-
ĐH Y Dược Hải Phòng (Y khoa, Răng hàm mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học);
-
ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (Y khoa, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng);
-
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ (Y khoa, Răng hàm mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Y tế công cộng);
-
Trường ĐH Y tế Hải Dương (Y khoa, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Điều dưỡng);
-
ĐH Y Dược - Đại học Thái Nguyên (Y khoa, Răng hàm mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học);
-
Trường ĐH Y khoa Vinh (ngành Y đa khoa, Y tế công cộng, Y đa khoa liên thông, Xét nghiệm, Điều dưỡng, Dược học);
-
Khoa Y Dược - trực thuộc trường ĐH Quốc gia Hà Nội (Ngành Y Dược, khoa Răng hàm mặt)
-
Khối D: Trường Đại học Y tế công cộng (Ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng học)
3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Y
Không như nhiều ngành khác, ngành Y mang tính chuyên môn khá cao, do vậy, tổ hợp môn thi cũng phải có sự liên kết với ngành. Vì lý do này, tổ hợp thi của ngành Y dược lại khá hạn chế. Một số tổ hợp được xét tuyển vào ngành Y như sau:
-
Tổ hợp A00: Toán, Hóa học, Vật lý
-
Tổ hợp A02: Toán, Vật lý, Sinh học
-
Tổ hợp B00: Toán, Hóa học, Sinh học
-
Tổ hợp D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
4. Những ngành nghề trong khối ngành Y - Dược
Mỗi khi nhắc đến học Y, hầu hết mọi người đều nghĩ học Y ra chỉ có thể làm bác sĩ. Tuy vậy, có rất nhiều ngành nghề để cho các thí sinh tham khảo khi tốt nghiệp từ ngành Y dược.
4.1. Giảng viên
Sau khi tốt nghiệp trường Y ngoài làm trong chuyên ngành của mình học, sinh viên có thể học thêm kỹ năng sư phạm và đứng lớp để làm giảng viên.
Tại các trường đào tạo khối ngành Y - Dược, các giảng viên đứng lớp thường kiêm làm cả chuyên ngành của mình. Việc này sẽ giúp cho các giảng viên nắm chắc được kiến thức lâm sàng và truyền đạt lại cho sinh viên những kinh nghiệm của mình khi làm tại bệnh viện.
4.2. Bác sĩ chuyên khoa
Sau khi tốt nghiệp bằng Bác sĩ y khoa tại các trường đại học đào tạo khối ngành Y - Dược, các sinh viên sẽ phải tiếp tục học thêm bằng Bác sĩ chuyên khoa để chuyên khám và điều trị bệnh ở 1 chuyên ngành cố định.
Với mỗi chuyên ngành thì sẽ là một chuyên khoa, ví dụ: Bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bác sĩ chuyên khoa tim mạch,...
4.3. Y học dự phòng & y tế công cộng
Y học dự phòng là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát bệnh. Mục tiêu cao nhất của ngành Y học Dự phòng là nâng cao và bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
Ngành y học dự phòng gồm 2 mảng chính: Thực hiện các chương trình y tế công cộng, các chương trình y tế quốc gia, tham gia các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế, phát triển cộng đồng tham gia quản lý và chăm sóc người bệnh tại cộng đồng với các bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp, những bệnh mang tính xã hội; xử trí cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp tại các bệnh viện tuyến cơ sở,…
Chức năng chính của Y học dự phòng là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe trong cộng đồng; dự báo tầm soát và khống chế các bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt là những căn bệnh mang tính cộng đồng, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống các căn bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Ngành Y tế công cộng là khoa học phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội, hoàn thiện những quan tâm tới xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm cho con người có sức khỏe thật tốt. Mục tiêu ngành học Y tế công cộng đó là đào tạo những sinh viên có đầy đủ mọi kỹ năng và y đức để có thể hoạt động trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe. Tập trung vào vấn đề phòng bệnh thông qua giám sát và khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ của cộng đồng xã hội. Theo dõi, phân tích tình hình sức khoẻ; giám sát dịch tễ học, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tránh lây lan. Lên chiến lược và kế hoạch rõ ràng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.
4.4. Y học cổ truyền
Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền móng Âm Dương - Ngũ Hành và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương - Ngũ Hành được cân bằng trong cơ thể, từ đó làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh. Ngành Y học cổ truyền sẽ trang bị cho sinh viên học những kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền như: Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học… Học ngành này, sinh viên sau này là các Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp khám và chữa bệnh cổ truyền như dùng thuốc đông y, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... Thời gian đào tạo ngành y học cổ truyền là 6 năm, tương tự như chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa. Tuy nhiên, chương trình của ngành này được cho rằng là nặng hơn so với ngành y khác vì các môn học có thời lượng học tập dài.
4.5. Y tá, Điều dưỡng, Hộ lý, Hộ sinh
Điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe; dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng, hộ lý,... là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú với mục đích tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Mục tiêu của ngành Điều dưỡng đó là đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, sinh viên có ý thức kỷ luật, có trách nhiệm trước sức khỏe trước mỗi người bệnh. Có y đức tốt, có thái độ chuẩn mực, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc. Có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề chuẩn chỉ. Có kiến thức tốt về khối ngành chăm sóc sức khỏe của người bệnh và ngành điều dưỡng, từ đó chăm sóc người bệnh, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn chuyên ngành, tạo tiền đề tốt nhất phục vụ vấn đề làm việc sau khi ra trường. Trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và lui bệnh nhanh chóng 4.6. Kỹ thuật viên
Kỹ thuật viên là những người làm việc trong phòng Lab, làm những xét nghiệm và trả kết quả. Các kỹ thuật viên đóng vai trò quan trọng quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân, là những cánh tay đắc lực nhất của đội ngũ các bác sĩ chẩn đoán.
4.7. Dược sĩ
Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc dựa trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân chia thành nhiều lĩnh vực: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, quản lý dược, đảm bảo chất lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc cho con người. Đây là ngành học phối hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là sinh học và hóa học.
Dược sĩ là những người được cấp bằng tốt nghiệp khoa Dược và có khả năng bán thuốc ở các quầy/hiệu thuốc.
4.8. Thú y
Những năm gần đây, dịch vụ chăm sóc thú cưng rất phát triển. Hẳn là có rất nhiều bạn có mong muốn có thể khám, chữa bệnh cho thú cưng nhưng lại thắc mắc tại sao nhiều trường Y lại không có khoa ngành này.
Thú y là một ngành tách biệt với ngành Y, mục tiêu của ngành này là có thể khám và chữa bệnh cho nhiều loài động vật. Bác sĩ thú y có thể mở phòng khám tư hoặc có thể làm ở những trung tâm chăm sóc sức khỏe vật nuôi.
5. Ngành Y lấy bao nhiêu điểm? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Y của các trường đại học, cao đẳng hiện nay
Điểm chuẩn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021
* Khu vực phía Bắc:
- Điểm chuẩn chi tiết của Đại học Y Hà Nội năm 2021:
- Điểm chuẩn công bố của trường ĐH Dược Hà Nội:
Ngành học
Điểm chuẩn
Dược học
Hóa dược
26,25
26,05
- Điểm chuẩn chi tiết của Học viện Y học cổ truyền:
Ngành học
Điểm chuẩn
Y khoa
Y học cổ truyền
Dược học
26,3
24,5
24,95
- Điểm chuẩn khoa Y dược - ĐH Quốc gia Hà Nội:
Tên Ngành
Tổ hợp môn
Điểm trúng tuyển
Y khoa
B00
28,15
Dược học
A00
26,05
Răng - Hàm - Mặt (CTĐT CLC)
B00
27,5
Điều dưỡng
B00
25,35
Kỹ thuật xét nghiệm y học
B00
25,85
Kỹ thuật hình ảnh y học
B00
25,4
- Điểm chuẩn chi tiết của Đại học Y Dược Thái Nguyên:
*Khu vực miền Trung:
- Điểm chuẩn công bố chính thức của trường Đại học Y khoa Vinh:
- Điểm chuẩn của trường ĐH Y dược Huế:
* Khu vực miền Nam:
- Điểm chuẩn công bố của trường ĐH Y Dược Hồ Chí Minh:
- Điểm chuẩn đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch:
Các em học sinh có thể tham khảo bí kíp tổng hợp kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập độc quyền của VUIHOC ngay!
6. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp khối ngành Y- Dược
Sau khi tốt nghiệp khối ngành Y dược, sinh viên có rất nhiều định hướng công việc trong tương lai với mục tiêu chung là khám - chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cộng đồng.
Với những sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ y khoa có thể học lên bác sĩ chuyên khoa và làm việc ở các bệnh viện từ tuyến địa phương đến tuyến trung ương; hợp tác làm việc với các bệnh viện nước ngoài; cơ hội thăng tiến cao.
Ngành y học dự phòng và y tế công cộng có thể tham gia nghiên cứu và kiểm soát theo dõi dịch bệnh và sức khỏe con người.
Đối với sinh viên ngành điều dưỡng có khả năng được hợp tác và làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là những nước có tỷ lệ già hóa cao như: Nhật Bản, Đức,... Là những nước rất thiếu nhân lực trong ngành này.
7. Những câu hỏi thường gặp khi thi vào ngành Y - Dược
Với số lượng đặt nguyện vọng 1 rất lớn, khối ngành Y dược có lẽ vẫn còn rất nhiều khúc mắc đối với các thí sinh. Dưới đây là một số câu hỏi hay gặp từ các bạn thí sinh.
7.1. Muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì?
Các thí sinh chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng đang rất tò mò xem là để làm một bác sĩ giỏi thì cần học giỏi môn Toán hay môn Hóa hay môn Sinh phải không? Để thi đỗ vào trường Y, các thí sinh cần phải học thật tốt 3 môn trong tổ hợp thi của mình, với mỗi thế mạnh trong một môn học đều giúp ích các bạn trong trường Y.
Đối với sinh viên trường Y, tất cả các môn học trong trường đều vô cùng quan trọng, nó là những mảnh ghép nhỏ trong một bức tranh lớn để trở thành một bác sĩ giỏi sau này. Chính vì thế, sinh viên Y luôn cần học tốt các môn học và không được bỏ bê bất kì môn nào.
7.2. Học Y nên chọn ngành nào?
Từ trước tới nay mỗi khi nhắc đến học Y, mọi người chỉ nghĩ rằng học Y ra chỉ có thể làm bác sĩ chuyên khoa nào đó. Tuy nhiên, hiện nay các trường Y đào tạo rất nhiều khoa thuộc về các chuyên ngành hợp với ngành Y. Ví dụ: Đại học Y Hà Nội hiện tại đang đào tạo các ngành như sau:
-
Bác sĩ Y khoa
-
Bác sĩ Răng Hàm Mặt
-
Bác sĩ Y học dự phòng
-
Bác sĩ Y học Cổ truyền
-
Cử nhân Điều dưỡng
-
Cử nhân Xét nghiệm y học
-
Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa
-
Cử nhân Dinh dưỡng
-
Cử nhân Y tế công cộng
Với mỗi ngành khác nhau sẽ có chương trình học với mục tiêu đầu ra khác nhau theo chuyên ngành đó. Thí sinh nên tìm hiểu thật kĩ sở thích và khả năng của bản thân để chọn ngành học phù hợp nhất với mình.
7.3. Ngành Y gồm những khoa nào?
Tên trường
Ngành học
Đại học Y Hà Nội
-
Y khoa
-
Răng Hàm Mặt
-
Y học cổ truyền
-
Y học dự phòng
-
Y tế công cộng
-
Điều dưỡng
-
Khúc xạ nhãn khoa
-
Dinh dưỡng
-
Kỹ thuật xét nghiệm y học
Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
-
Y đa khoa
-
Y học cổ truyền
-
Dược sĩ đại học
Trường Đại học Dược Hà Nội
-
Dược học
Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh
-
Y khoa
-
Dược học
-
Y học dự phòng
-
Y học cổ truyền
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
-
Y khoa
-
Dược học
-
Điều dưỡng
-
Dinh dưỡng
-
Răng Hàm Mặt
-
Kỹ thuật xét nghiệm y học
-
Kỹ thuật hình ảnh y học
-
Khúc xạ nhãn khoa
-
Y tế công cộng
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích, hỗ trợ cho Học Sinh Lớp 12 có đủ thông tin để trả lời câu hỏi ngành y thi khối nào. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng, tư vấn tuyển sinh lớp 12 hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!