Gan thô là một khái niệm mới mẻ với khá nhiều người. Nhưng thực tế đó là một hình thái phổ biến của gan ở rất nhiều người mắc bệnh lý gan mật.
Gan là một bộ phận lớn nhất và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Gan là cơ quan thải độc cho cơ thể nên cũng là nơi dễ tích tụ nhiều độc tố. Khi gan bị tổn thương, có rất nhiều dấu hiệu sớm cảnh báo nhưng thường xuyên bị bỏ qua nên không ít trường hợp bệnh phát triển thành gan thô, gan mạn tính, xơ gan thậm chí ung thư gan.
Bởi vậy, bất cứ sự bất thường nào ở gan cũng có thể cảnh báo những vấn đề của gan mà chúng ta cần hết sức đề phòng.
Gan thô có phải là xơ gan không? Nên làm gì khi có chẩn đoán gan thô?
1. Gan thô là gì?
Gan thô tức là tình trạng các mô gan đã bị thay đổi cấu trúc khiến gan không còn hình dạng như bình thường nữa. Đây là biểu hiện cảnh báo chức năng gan của bạn bắt đầu suy yếu, khả năng đào thải các chất độc hại của gan đã kém đi rất nhiều, không sớm thì muộn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới gan cũng như sức khỏe người bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh gan thô
Nhu mô gan thô là hiện tượng cấu trúc mô gan không được bình thường, với các biểu hiện như các tế bào gan bị phá hủy, các mô gan bị thay thế bằng các tổ chức xơ, bề mặt gan thay đổi. Chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là chức năng đào thải độc tố.
Không chỉ thay đổi về mặt hình thái, cấu trúc, gan - bộ phận lớn nhất trong cơ thể mà còn ảnh hưởng tới chức năng, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Khi đến giai đoạn gan thô, người bệnh thường có các biểu hiện:
-
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn.
-
Bệnh nhân vàng da, vàng mắt.
-
Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu.
-
Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ.
-
Mẩn ngứa, mụn nhọt.
-
Dễ bầm tím.
3. Nguyên nhân gây bệnh gan thô là gì?
Theo các chuyên gian gan mật, gan thô không phải là một bệnh lý mà là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh gan khác:
Viêm gan virus B,C: virus viêm gan B, C không được kiểm soát tiến triển thành viêm gan mạn tính. Gan thô là triệu chứng phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.
Gan nhiễm mỡ: mỡ tích tụ lâu ngày trong các mô gan khiến gan bị xơ hóa nhanh chóng, khiến gan thô.
Các chất độc hại: sử dụng nhiều và thường xuyên bia rượu, các chất kích thích, các loại thuốc khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Các chất độc hại không được đào thải dẫn tới nguy cơ gan thô rất cao.
Ngoài ra, gan thô có thể từ viêm gan do rượu, xơ gan,… Khi nhu mô gan thô chính là dấu hiệu “tố cáo” giai đoạn nặng của nhiều bệnh lý gan mật.
Bệnh gan thô có nguy hiểm không?
4. Gan thô có phải là xơ gan không?
Gan thô không phải là xơ gan, vì đây là triệu chứng chứ không phải là bệnh. Để biết gan thô có phải do xơ gan hay không, người bệnh cần được thăm khám, thực hiện nhiều xét nghiệm sinh hóa liên quan như thành phần men gan, bilirubin, protein gan… để xem gan đang hoạt động và thực hiện chức năng như thế nào và có phương án điều trị phù hợp.
5. Bệnh gan bị thô có chữa khỏi được không?
Nếu phát hiện ra gan thô thì hầu như các bệnh lý đã không còn cơ hội chữa khỏi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe chủ động và thường xuyên thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ các tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này, bảo vệ an toàn cho sức khỏe.
6. Nên làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh gan thô?
Gan có vai trò loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời tiêu hóa các dưỡng chất có lợi, làm sạch máu và lọc bỏ các chất gây ô nhiễm trong máu trước khi máu chảy đi khắp các cơ quan. Vì vậy, giữ gìn một lá gan khỏe mạnh thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày là điều vô cùng cần thiết.
Khi được chẩn đoán gan thô, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của các bác sĩ thì bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, khoa học.
Dưới đây là lưu ý khi được chẩn đoán mắc bệnh gan thô:
-
Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
-
Không ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
-
Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
-
Tập luyện thể thao.
-
Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để có sức đề kháng tốt, giúp cải thiện chức năng gan.
-
Bổ sung các loại Thực phẩm chức năng tốt cho gan như các sản phẩm từ Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hoặc Hắc sâm… để phục hồi chức năng gan.
Phải làm gì khi bị mắc bệnh gan thô?
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.