Trước buổi phỏng vấn xin việc, chắc hẳn chúng ta đều sẽ tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn rất kỹ càng nhằm ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn hãy tham khảo bộ các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp tại đây nhé.
1. Các Dạng Câu Hỏi Có Trong Buổi Phỏng Vấn Xin Việc
Phỏng vấn xin việc chính là cơ hội để các ứng viên chứng tỏ bản thân mình trước các nhà tuyển dụng nhằm tăng khả năng được nhận vào các vị trí công việc mà mình mong muốn.
1.1 Phần 1: Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Về Thông Tin Cá Nhân
Câu Hỏi 1: Câu Hỏi Phỏng Vấn Giới Thiệu Bản Thân?
Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn thường gặp về các thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa chỉ, ứng viên cần làm nổi bật kinh nghiệm, kỹ năng, thành quả mà mình đã đạt được trong các công việc trước đó. Dựa vào các thông tin này, người phỏng vấn đã có được ấn tượng đầu tiên để đưa ra quyết định tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn.
Trong phần trả lời, bạn hãy đảm bảo các nội dung sau:
- Sơ lược thông tin cá nhân.
- Năng lực, điểm mạnh.
- Kỹ năng chuyên môn.
Khi trả lời nên nói ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ thông tin. Câu hỏi này là tiền đề cho tất cả các câu hỏi sau của nhà tuyển dụng, hãy tìm cách điều hướng nhà tuyển dụng đến những phần mà bạn muốn nói nhất.
>> Tìm hiểu ngay: Phỏng vấn là gì? Quy trình phỏng vấn
Câu Hỏi 2: Kể Về Một Số Thành Tựu Bạn Đã Đạt Được Trong Công Việc?
Đối với câu hỏi này, bên cạnh việc kể ra thành tích đạt được, hãy đề cập đến giá trị mang lại cho công ty. Ngoài ra hãy kể thêm quá trình làm việc, khó khăn, thách thức, cách khắc phục. Trong khi trả lời, hãy khéo léo lồng ghép cảm xúc của bạn trong từng giai đoạn của dự án, những gì mà bạn học được sau khi dự án kết thúc. Đây chính là lúc chứng minh bạn đã tâm huyết thế nào với công việc của mình.
Trả lời phỏng vấn xin việc mẫu: “Tôi từng được bầu chọn làm nhân viên của tháng CHỈ TRONG VÒNG 1 tháng đầu làm việc - điều rất ít người đạt được tại CGV. Thành tựu này đến từ việc áp dụng chuẩn service khách sạn 5 sao trong chương trình học vào một nơi có hoạt động chuyên nghiệp như CGV. Điều này tuy không đem lại lợi thế tài chính nhưng có giá trị tinh thần rất lớn với tôi.”
>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc nên biết
Câu Hỏi 3: Bạn Giải Quyết Áp Lực Như Thế Nào?
Câu hỏi phỏng vấn đối mặt với áp lực là một trong các câu hỏi khi phỏng vấn rất thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là tại các công ty quốc tế. Hãy chia sẻ về cách bạn giải tỏa khi phải làm việc trước một lượng áp lực rất lớn từ công việc, hay đơn giản là khi học đại học.
Ví dụ: “Khi bị áp lực, tôi sẽ chậm lại và bắt đầu sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc. Sau đó tôi hoàn thành từng đầu việc theo thứ tự đó.”.
- Ngoài ra, hãy chứng tỏ rằng bạn là một người có khả năng chịu áp lực tốt và bạn cảm thấy hoàn toàn ổn với điều đó. Sau đây là gợi ý một số cách diễn tả điều này: Tôi thấy áp lực chính là cách tạo ra những sản phẩm tốt và sáng tạo nhất.
- Tôi cảm thấy hào hứng khi làm việc trong một môi trường năng động, tôi yêu thích cuộc sống bận rộn hơn là một cuộc sống tẻ nhạt.
- Thực ra tôi thấy áp lực không hề tệ. Khi căng thẳng, tôi sẽ tập trung vào một nhiệm vụ được ưu tiên nhất và hoàn thành từng nhiệm vụ một để tránh bị rối loạn.
Câu Hỏi 4: Mục Tiêu Nghề Nghiệp Của Bạn Là Gì?
“Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?” hay “Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn” là những câu hỏi rất phổ biến trong phỏng vấn xin việc. Với hai câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng liệu công việc này có đúng với đam mê của bạn hay không.
Hãy xác định rõ định hướng nghề nghiệp và cái đích mà bạn đang hướng tới. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Marketing nhưng lại trả lời với nội dung kiểu: “Em vẫn đang tìm kiếm một công việc phù hợp với mình” thì chúng ta đều hiểu kết quả rồi đấy. Ít nhất hãy đưa ra một câu trả lời có liên quan với vị trí ứng tuyển.
Ví dụ trả lời vị trí Copywriter: “Em muốn phát triển và hoàn thiện khả năng sáng tạo, kỹ năng viết lách của bản thân. Mục tiêu của em là trở thành Brand Manager trong vòng 3 năm.”.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc nói về mục tiêu nghề nghiệp, đừng đưa ra những câu trả lời “tả thực” kiểu: “Vì tôi cần tiền”, hay “vì tôi muốn có việc làm…”. Đơn giản là vì những câu trả lời này nghe là đã muốn loại rồi.
>> Xem ngay: Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Câu Hỏi 5: Bạn Hãy Nói Kỹ Hơn Về Kinh Nghiệm Của Bạn Tại Vị Trí Này?
Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu kỹ năng của bạn có phù hợp với vị trí này hay không. Cách trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào việc bạn đã nghiên cứu công ty và vị trí này kĩ càng thế nào.
Ví dụ câu trả lời cho vị trí Media Planner tại Agency: “Trước đó tôi từng làm Digital Marketing inhouse tại JobsGO, vị trí này cho tôi rất nhiều kiến thức về ngành hàng này, đồng thời tôi cũng có được kỹ năng lập báo cáo, lên kế hoạch, viết đề xuất, vận hành các chiến dịch ngân sách khoảng 100-200 triệu đồng.”.
Câu Hỏi 6: Sở Thích Của Bạn Là Gì?
Bạn thường làm gì khi rảnh rỗi? Nhiều bạn xem nhẹ câu hỏi này vì nghĩ nó vớ vẩn, nhưng thực ra nó có tính đánh giá rất cao. Sở thích hay hoạt động đầu tiên bạn nói ra sẽ thể hiện con người bạn rất rõ ràng. Một số sở thích, hoạt động và ý nghĩa cơ bản khi đánh giá:
- Bóng đá - thích làm việc nhóm, tính cạnh tranh.
- Âm nhạc - có khả năng cảm nhận tốt, tính cách phụ thuộc vào loại nhạc.
- Game - Thích công việc mang tính cạnh tranh, năng động.
- Sách - ham học hỏi, thích thú với những điều mới lạ.
>> Xem thêm: Bí quyết trả lời câu hỏi “sở thích của bạn là gì”
Câu Hỏi 7: Câu Châm Ngôn Ưa Thích Của Bạn Là Gì?
Câu hỏi phỏng vấn xin việc này có cách hiểu khác “triết lý trong công việc của bạn là gì?”, “câu nói ưa thích của bạn là gì?”. Câu châm ngôn chính là câu thể hiện cách làm việc, thái độ, quan điểm với công việc của ứng viên.
Khi bạn thích một câu nói nào đó, hãy giải thích lý do tại sao bạn thích, và bạn đã làm việc theo triết lý này như thế nào.
>> Tìm hiểu thêm: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho mọi đối tượng.
Câu Hỏi 8: Bạn Hãy Mô Tả Tính Cách Của Mình Trong Môi Trường Làm Việc?
Nằm trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn thì câu hỏi này nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về phong cách làm việc và tính cách của bạn khi đối mặt với các tình huống công việc. Bạn nên mô tả cách bạn tương tác với đồng nghiệp, khả năng làm việc nhóm, tính kỷ luật. Đừng quên nhấn mạnh các điểm tích cực của tính cách cá nhân giúp bạn hoàn thành tốt công việc cũng như đóng góp vào môi trường chung.
Gợi ý trả lời: “Tôi là một người làm việc có tổ chức và rất chú trọng đến sự cẩn thận trong từng chi tiết công việc. Trong môi trường làm việc, tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, thích làm việc trong nhóm. Tôi có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao, đồng thời cũng rất cởi mở trong việc học hỏi cũng như tiếp thu ý kiến từ người khác.”
Câu Hỏi 9: Tại Sao Bạn Lại Chọn Công Việc Này?
Câu hỏi này là một trong các câu hỏi khi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về đam mê, sự hứng thú của bạn với công việc và liệu ngành nghề bạn chọn có thực sự phù hợp với định hướng lâu dài của bạn không. Khi trả lời, hãy nhấn mạnh lý do tại sao bạn thấy hứng thú với lĩnh vực này, cách công việc này phù hợp với mục tiêu phát triển của bạn.
1.2 Phần 2: Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Mức Lương, Động Lực Làm Việc
Câu Hỏi 10: Bạn Mong Muốn Mức Lương Bao Nhiêu?
Khi được hỏi câu hỏi này, đừng ngần ngại đưa ra mức lương mong muốn, nhưng ít nhất phải hợp lý. Nếu mức lương tới tận trời xanh nhưng khả năng của bạn không xứng đáng, bạn sẽ lập tức bị coi là ảo tưởng sức mạnh. Tuy nhiên, đừng tự ti về bản thân rồi đưa ra mức lương quá thấp.
Hãy là người biết định giá bản thân và thấu hiểu thương trường, trước khi đi phỏng vấn, hãy tra cứu thông tin lương thị trường tại website https://jobsgo.vn/tra-cuu-luong.html để sẵn sàng deal giá. Theo nguyên tắc sales, hãy deal lương cao một chút so với kỳ vọng để HR deal xuống là vừa. Còn nếu HR nhận luôn thì… nhận việc thôi.
Ngoài mức lương, bạn hoàn toàn có thể hỏi thêm về bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp, chế độ phúc lợi,… để rõ ràng và cụ thể hơn.
Câu Hỏi 11: Tại Sao Bạn Lại Chọn Công Ty Chúng Tôi?
Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem động lực làm việc của bạn tại công ty họ là gì. Để trả lời câu hỏi này, hãy khiến nhà tuyển dụng cảm thấy việc bạn vào đây là một quyết định đã được cân nhắc kỹ càng.
Lưu ý các điểm sau:
- Đưa ra tầm nhìn của bản thân, muốn làm gì, trở thành ai, sau đó kết nối các thông tin này với đặc điểm công ty.
- Phân tích điểm mạnh, đặc trưng của công ty trên thị trường hiện tại.
Gợi ý trả lời phỏng vấn: “Tôi luôn muốn thành lập một startup cho riêng mình, đồng thời tôi cũng thấy JobsGO xuất hiện trên Shark Tank 2018. Một startup công nghệ sẵn sàng tham chiến vào thị trường đã có quá nhiều ông lớn là một bước đi liều lĩnh. Chính điều này đã thôi thúc tôi ứng tuyển vào công ty để có cơ hội học hỏi và cống hiến nhiều nhất cho thương hiệu.”.
>> Xem ngay: Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”
Câu Hỏi 12: Bạn Mong Muốn Gì Khi Vào Làm Ở Công Ty/Vị Trí Này?
Câu hỏi phỏng vấn xin việc này mục đích để nhà tuyển dụng nắm được mong muốn ứng viên, từ đó xem xét tính phù hợp với tính chất công việc, chế độ đãi ngộ và ngân sách của công ty.
Hãy thể hiện rằng bạn hi vọng những điều kiện làm việc tốt, cơ hội phát triển, được khuyến khích đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể chia sẻ những kỳ vọng về công việc.
Xem thêm: Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi?
Câu Hỏi 13: Bạn Kỳ Vọng Điều Gì Từ Cấp Trên Của Mình?
Rất có thể người hỏi câu này chính là cấp trên của bạn khi vào làm việc. Hãy lựa chọn một câu trả lời hợp lý và hiệu quả. Đừng lựa chọn những câu trả lời như “dễ tính” bởi đây là đặc điểm của người lười. Trả lời phỏng vấn mẫu: “Tôi thích làm việc với sếp khó tính và cầu toàn, nhưng không bị quá đáng. Bởi đây là những tính cách có thể khiến tôi đi xa hơn.”.
Câu Hỏi 14: Kỳ Vọng Của Bạn Về Sự Phát Triển Nghề Nghiệp Tại Công Ty Này Là Gì?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày rõ ràng các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn của mình. Hãy nêu rõ mong muốn phát triển những kỹ năng cụ thể như quản lý, lãnh đạo, hoặc các kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Đồng thời, nhấn mạnh việc bạn mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ một cách xuất sắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của công ty.
Câu Hỏi 15: Bạn Làm Thế Nào Để Duy Trì Động Lực Và Sự Hứng Thú Trong Công Việc Hàng Ngày?
Chia sẻ về các phương pháp và thói quen cá nhân của bạn để giữ động lực, đam mê trong công việc.
Ví dụ, bạn có thể nói về việc thiết lập mục tiêu cá nhân, tìm kiếm các cơ hội học hỏi mới, hay duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những chia sẻ này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng tự quản lý cũng như duy trì hiệu suất làm việc cao của bạn.
1.3 Phần 3: Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Về Công Ty Cũ
Câu Hỏi 16: Vì Sao Bạn Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ?
Câu hỏi phỏng vấn xin việc này thường dành cho các bạn đã có một lượng kinh nghiệm nhất định rồi. Hướng dẫn trả lời phỏng vấn: Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp cũ, sếp cũ, hay chê bai về chế độ,… Dù bạn nghỉ việc vì lý do gì, hãy nói về nó một cách tích cực nhất có thể. Câu trả lời mẫu: Tôi muốn thay đổi môi trường là việc, học hỏi những kinh nghiệm và những kiến thức mới.
>> Xem Thêm: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu Hỏi 17: Bạn Đánh Giá Thế Nào Về Công Ty Cũ Của Mình?
Với câu hỏi phỏng vấn xin việc này, hãy tránh những nhận xét tiêu cực mà tập trung vào những trải nghiệm bạn nhận được. Đặc biệt đừng để lộ thông tin kinh doanh của công ty cũ bởi điều này rất có thể gây hại đến bạn.
Câu Hỏi 18: Điều Gì Khiến Bạn Hài Lòng Nhất Ở Công Việc Cũ?
Hãy đối chiếu giữa công việc cũ và công việc bạn đang ứng tuyển, tìm ra điểm khác biệt, và lấy đó làm lý do bạn muốn nhảy sang công việc này. Nếu hai công việc giống hệt nhau, hãy nói rằng mọi thứ đều ổn và bạn chỉ muốn một môi trường làm việc tốt hơn và nhiều cơ hội phát triển hơn.
Câu Hỏi 19: Bạn Có Từng Có Thành Tựu Nào Tại Công Ty Cũ Không?
Nếu bạn có một thành tựu gì đó như Nhân viên của tháng, hãy chia sẻ nó và kể về quá trình bạn đạt được.
Nếu bạn chưa từng có thành tựu nào, hãy nói về một thành tích mà bạn cảm thấy tự hào. Ví dụ như khi bạn hoàn thành một dự án vào nó với kết quả cực tốt chẳng hạn.
Câu Hỏi 20: Có Điều Gì Khiến Bạn Cảm Thấy Khó Chịu Với Đồng Nghiệp Cũ Của Mình Không?
Đôi khi bạn sẽ thấy khó chịu về một số tính cách nhất định của đồng nghiệp cũ hay cách họ xử lý công việc. Tuy nhiên, bạn không thể đảm bảo môi trường mới của bạn sẽ không có những điều đó.
Cách xử lý an toàn là chia sẻ về những điều bạn không thích, và kết thúc bằng “dù khó chịu thì vẫn phải làm việc và giải quyết công việc với họ ổn thỏa”.
Câu Hỏi 21: Có Điều Gì Bạn Muốn Cải Thiện Ở Công Ty Cũ Nếu Có Cơ Hội Không?
Khi trả lời, bạn nên nêu ra một cách tích cực về những khía cạnh mà bạn cảm thấy có thể được cải thiện tại công ty cũ. Đồng thời, hãy trình bày các ý tưởng hoặc giải pháp cụ thể để giúp cải thiện tình hình. Tránh chỉ trích trực tiếp mà thay vào đó, hãy tập trung vào việc đưa ra những góp ý mang tính xây dựng.
Câu Hỏi 22: Thách Thức Lớn Nhất Bạn Gặp Phải Tại Công Ty Cũ Là Gì Và Bạn Đã Vượt Qua Nó Như Thế Nào?
Bạn nên chia sẻ về một thách thức cụ thể mà bạn đã đối mặt và nhấn mạnh cách bạn giải quyết vấn đề đó. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý khó khăn của bạn.
Ví dụ: “Thách thức lớn nhất của tôi là phải dẫn dắt một dự án quan trọng trong thời gian ngắn. Để có thể đạt được mục tiêu, tôi đã nhanh chóng lập kế hoạch chi tiết cũng như phối hợp với nhóm để hoàn thành đúng hạn, kết quả là dự án thành công và được đánh giá cao.”
1.4 Phần 4: Các Câu Hỏi Bẫy Khi Phỏng Vấn Xin Việc
Câu Hỏi 23: Nêu Ra Các Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bản Thân Bạn
- Đối với điểm mạnh: Hãy lựa chọn ra những điểm mạnh phù hợp với vị trí đang làm và nhấn mạnh nó. Đồng thời, hãy nêu ra các dẫn chứng chứng minh điểm mạnh của bạn trong công việc.
- Đối với điểm yếu: Hãy thẳng thắn nói về điểm yếu của mình, nhưng phải kèm theo những việc đã làm để khắc phục nó. Cách bạn trả lời phỏng vấn hoàn toàn có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình.
Câu trả lời phỏng vấn mẫu: Do tôi hay quên nên tôi đã tập được thói quen ghi lại hết tất cả những việc cần làm. Bên cạnh đó, tôi là người thẳng tính và tập trung vào kết quả, nên đôi khi sẽ gây ra. Ngoài ra bạn cũng hãy thử làm test tính cách MBTI để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Câu Hỏi 24: Bạn Nghĩ Sao Về Việc Làm Tăng Ca?
Chẳng ai thích tăng ca cả. Câu hỏi này mục đích tìm hiểu xem trách nhiệm công việc của bạn nhiều đến đâu. Bạn có thể trả lời như sau: “Tôi nghĩ đôi khi làm tăng ca hay mang việc về nhà cũng là điều hoàn toàn bình thường - nhất là khi vào mùa kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tăng ca có thể giúp công ty hoàn thành mục tiêu, tôi nghĩ mọi người đều sẽ chấp thuận điều này.”.
Câu Hỏi 25: Bạn Hiểu Như Thế Nào Về Công Việc Này?
Bên cạnh việc tìm hiểu bản mô tả công việc, hãy liên kết nó với tình trạng công ty theo quan sát của bạn. Từ những gợi ý này bạn hoàn toàn có thể đoán ra rất rõ các công việc sắp tới mình phải làm.
Bên cạnh nguồn thông tin tự mình tìm kiếm, nếu bạn có “tay trong”, bạn hoàn toàn có thể tận dụng. Hãy nghiên cứu và trả lời sao cho phù hợp với yêu cầu phía công ty.
Câu Hỏi 26: Vì Sao Bạn Lại Không Có Việc Làm Trong Thời Gian Qua?
Bất kể là lý do gì, bạn hãy lựa chọn cho mình câu hỏi khôn ngoan và thực tế. Bạn hoàn toàn có thể trả lời thẳng thắn nhưng mạo hiểm: “Tôi ngừng làm việc một năm để có thời gian dành cho bản thân mình hơn. Trong quãng thời gian đó, tôi cũng có tham gia một số khóa học nghiệp vụ và lập một số dự án cá nhân. Điều đó khiến tôi định hướng cho bản thân tốt hơn.”
Câu Hỏi 27: Nếu Sếp Sai, Bạn Sẽ làm Gì?
Một số công ty, đặc biệt là các startup như JobsGO sẽ đánh giá cao các nhân viên tích cực góp ý, xây dựng, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân về định hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên việc nhảy dựng lên và cãi vã với sếp không phải là một ý kiến hay.
Trong luồng làm việc của công ty, sếp hay quản lý sẽ là người đưa ra kế hoạch. Hiển nhiên kế hoạch và quyết định của họ đều sẽ có sai sót. Khi thấy kế hoạch có vấn đề và cần sửa đổi, bạn hoàn toàn có thể trực tiếp đóng góp hay đề xuất. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tích cực đóng góp, xây dựng vì mục tiêu chung.
Câu Hỏi 28: Bạn Muốn Hỏi Tôi Điều Gì?
Hãy hỏi những câu hỏi về định hướng phát triển của công ty, về điều kiện làm việc hiện tại. Nếu bạn thật sự quan tâm đến công việc, chắc chắn bạn sẽ có hàng ngàn câu hỏi, đừng ngại nói ra để lúc đi làm lại bỡ ngỡ. Hãy đặt các câu hỏi khai thác được kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên không nên hỏi quá nhiều về lương và phúc lợi, hay “liệu có được nghỉ thứ Bảy không”, bởi đây là điểm trừ rất lớn.
>> Tìm hiểu thêm: 10 cách trả lời câu hỏi “Bạn muốn hỏi tôi điều gì?”
Câu Hỏi 29: Tại Sao Chúng Tôi Nên Chọn Bạn?
Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc đậm tính thách thức từ HR, và cũng là câu hỏi phổ biến khi phỏng vấn Sales. Câu hỏi này có thể dịch là: Bạn sẽ bán bản thân mình như thế nào cho chúng tôi? Khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng không chọn người giỏi nhất mà chọn người phù hợp nhất. Hãy đồng bộ các đặc điểm nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và những đặc điểm riêng của bạn để vượt qua các ứng viên khác.
Câu Hỏi 30: Bạn Thấy Mình Thay Đổi Trong X Năm Qua?
Hãy dựa vào hồ sơ xin việc của mình và cho thấy bạn đã tiến bộ thế nào sau suốt những năm làm việc đã qua.
Câu Hỏi 31: Bạn Đánh Giá Công Việc Như Thế Nào Là Tốt?
Câu hỏi này nhắm vào tiêu chuẩn đánh giá công việc của bạn. Hãy cho thấy bạn là người có tiêu chuẩn cao, khắt khe và cầu toàn một chút. Điều đó cho thấy sự quan tâm của bạn đến chất lượng công việc.
Bài phỏng vấn mẫu: “Tôi thấy một dự án được hoàn thành ở mức tốt là khi tôi đáp ứng được các tiêu chí chất lượng và yêu cầu đặt ra, đồng thời nhận được đánh giá cao từ phía cấp trên.”.
Câu Hỏi 32: Tại Sao Chúng Tôi Lại Chọn Một Người Không Có Kinh Nghiệm Như Bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn xin việc:
Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc. Ngoài ra kể thêm những hoạt động bạn từng tham gia mà có ích cho công việc. Đôi khi các hoạt động bạn tham gia tại trường cũng là một điểm cộng không nhỏ nếu có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Câu hỏi 33: Bạn Có Từng Tham Gia Các Hoạt Động Ngoại Khóa Ở Trường Không?
Giải mã câu hỏi: Bạn tham gia những hoạt động kiểu như nào? Khả năng bạn được mọi người đánh giá ra sao? Bạn có thực sự giỏi làm việc nhóm không?
- Trả lời phỏng vấn khi đã có kinh nghiệm: Hãy kể các hoạt động nổi bật và đem đến nhiều trải nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển nhất. Trải nghiệm trong các hoạt động đó ra sao. Nếu bạn đã có chức vụ, chức vụ của bạn ở câu lạc bộ là gì? Bạn làm gì để xây dựng câu lạc bộ? Nếu chưa có, hãy chứng minh khả năng làm việc nhóm của bạn.
- Trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm: Hãy nói thẳng rằng bạn chưa từng tham gia hoạt động nào, và giải thích thời gian đó bạn tập trung vào việc gì khác.
Câu Hỏi 34: Bạn Nghĩ Sao Về Việc Đi Công Tác?
Đi công tác là chuyện rất bình thường, đặc biệt là với những vị trí như đối ngoại, event, account manager,… Những câu hỏi về công tác như “Bạn có thể sắp xếp thời gian đi công tác không?” thường sẽ rất phổ biến.
Cách trả lời phỏng vấn: “Tôi thấy việc đi công tác là một phần rất quan trọng của công việc này, và tôi đã cân nhắc rất kỹ trước khi đến phỏng vấn. Do còn trẻ và không vướng bận nhiều về gia đình, tôi có thể làm việc ở bất cứ đâu theo yêu cầu luân chuyển của công ty.”.
Câu Hỏi 35: Bạn Có Ý Định Làm Việc Lâu Dài Tại Công Ty Chúng Tôi Không?
Khi trả lời câu hỏi về việc gắn bó lâu dài với công ty, bạn cần thể hiện sự cam kết trong công việc, đồng thời nhấn mạnh sự quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, cơ hội phát triển. Bạn nên cho thấy mình sẵn sàng đóng góp lâu dài, miễn là môi trường làm việc phù hợp và bạn có cơ hội phát triển năng lực bản thân.
Ví dụ trả lời: “Tôi mong muốn có thể phát triển bền vững và lâu dài cùng với công ty. Nếu môi trường làm việc tại đây hỗ trợ tôi phát huy tối đa năng lực, đồng thời tôi cũng có cơ hội học hỏi, tiến bộ, tôi tin rằng mình sẽ có sự gắn kết lâu dài cũng như cùng đóng góp vào thành công chung của công ty.”
Câu Hỏi 36: Bạn Sẽ Xử Lý Ra Sao Khi Gặp Một Nhiệm Vụ Mới Chưa Từng Thực Hiện?
Câu hỏi này giúp đánh giá khả năng của bạn trong việc học hỏi và thích ứng với các nhiệm vụ cũng như công việc mới. Trong câu trả lời, hãy trình bày cách bạn tiếp cận những nhiệm vụ chưa quen thuộc, như nghiên cứu, tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, hoặc học hỏi qua các nguồn tài liệu.
2. Chuẩn Bị Gì Khi Đi Phỏng Vấn?
Để thành công chinh phục nhà tuyển dụng và vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dễ dàng, bạn nên chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn:
2.1 Trang Phục
Việc chọn lựa trang phục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu. Trang phục phỏng vấn cần phải lịch sự, gọn gàng và phù hợp với văn hóa công ty. Nếu bạn tham gia phỏng vấn ở những công ty mang tính sáng tạo, bạn có thể lựa chọn trang phục thoải mái hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp. Hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái trong bộ trang phục đó để tự tin suốt buổi phỏng vấn.
2.2 Thời Gian Đến Phỏng Vấn
Thời gian là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Đến sớm 10-15 phút trước giờ hẹn sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị tinh thần và làm quen với môi trường xung quanh. Không nên đến muộn, vì việc này sẽ tạo ấn tượng không tốt từ ban đầu, khiến bạn cảm thấy áp lực hơn.
2.3 Tìm Hiểu Về Công Ty
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty trước buổi phỏng vấn là bước cực kỳ quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về môi trường mà mình sắp gia nhập. Bạn cần nắm bắt các thông tin cơ bản như lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn, cũng như các giá trị cốt lõi mà công ty đang theo đuổi. Tìm hiểu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề và đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ.
Ngoài ra, nghiên cứu về những thành tựu mà công ty đạt được gần đây, các dự án quan trọng hoặc định hướng phát triển trong tương lai cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bằng cách liên kết các thông tin này với vị trí ứng tuyển, bạn có thể đưa ra những câu trả lời thể hiện sự phù hợp và cam kết lâu dài của mình.
2.4 Chuẩn Kỹ Kiến Thức Theo Yêu Cầu Công Việc
Nắm vững những kỹ năng, kiến thức liên quan đến công việc là điều bắt buộc. Hãy xem lại mô tả công việc và đảm bảo bạn đã chuẩn bị đủ các thông tin cần thiết.
Đối với các vị trí đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật hay công nghệ cao, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Hãy dành thời gian ôn tập lý thuyết và thực hành các kỹ năng liên quan. Vì nó sẽ giúp bạn tự tin trình bày kiến thức một cách mạch lạc, chính xác khi đối mặt với những câu hỏi chuyên sâu từ nhà tuyển dụng.
2.5 Luyện Tập Cho Các Câu Hỏi Khi Đi Phỏng Vấn
Nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi tình huống để đánh giá cách bạn giải quyết vấn đề, tư duy của mình. Bạn nên chuẩn bị trước cho các tình huống phổ biến liên quan đến công việc hoặc các trường hợp có thể xảy ra trong môi trường làm việc.
2.6 Tập Trả Lời Phỏng Vấn Trước Gương/Người Quen
Việc luyện tập trả lời phỏng vấn trước gương hoặc với người quen là cách hiệu quả để tăng sự tự tin. Bạn có thể dễ dàng quan sát và điều chỉnh ngữ điệu, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể của mình. Nhờ đó, bạn sẽ nhận ra những điểm cần cải thiện để bài phỏng vấn trở nên trôi chảy, tự nhiên hơn.
Khi thực hành thường xuyên, bạn sẽ phát triển được phong cách giao tiếp mạch lạc và thuyết phục, giúp tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn thực sự.
2.7 Chuẩn Bị Câu Hỏi Cho Nhà Tuyển Dụng
Bên cạnh việc chuẩn bị câu trả lời, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng. Việc đặt câu hỏi không chỉ cho thấy sự chủ động và quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triển. Bạn có thể hỏi về các dự án mà công ty đang triển khai, định hướng phát triển trong tương lai, hoặc cơ hội học hỏi, thăng tiến trong tổ chức.
Ngoài ra, câu hỏi về văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng, giúp bạn đánh giá xem liệu môi trường làm việc có phù hợp với giá trị, phong cách của mình hay không. Việc chuẩn bị những câu hỏi thông minh và có chiều sâu sẽ thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc, quan tâm đến vị trí này, đồng thời giúp tạo ra cuộc trao đổi hai chiều, thay vì chỉ là một buổi phỏng vấn một chiều từ phía nhà tuyển dụng.
2.8 Đọc Nhiều Sách Về Kinh Nghiệm Trả Lời Phỏng Vấn
Việc đọc sách chuyên về kỹ năng phỏng vấn xin việc mang lại cho bạn không chỉ kiến thức mà còn những kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia trong lĩnh vực. Những cuốn sách này thường phân tích cách trả lời hiệu quả cho các câu hỏi phỏng vấn khó, giúp bạn hiểu được tâm lý của nhà tuyển dụng và cách đối phó với các tình huống bất ngờ.
Bên cạnh đó, các cuốn sách này còn chia sẻ nhiều mẹo hay giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với áp lực trong buổi phỏng vấn. Bạn sẽ biết cách quản lý cảm xúc, giữ vững phong thái bình tĩnh và tạo ấn tượng chuyên nghiệp ngay từ những giây phút đầu tiên. Những kiến thức này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, dễ dàng thích nghi với nhiều kiểu phỏng vấn khác nhau, từ đó tăng cơ hội thành công.
Sau khi phỏng vấn thành công, bạn có thể nhận được một offer letter, và bạn cũng nên tìm hiểu offer letter là gì? và cách bạn xử lý nó như nào sau buổi phỏng vấn nhé.
2.9 Hỏi Kinh Nghiệm Từ Những Người Đi Trước
Học hỏi từ những người đã trải qua nhiều cuộc phỏng vấn xin việc là cách tuyệt vời để chuẩn bị tốt hơn. Những người đã từng ứng tuyển vào các vị trí tương tự hoặc làm việc trong ngành mà bạn đang theo đuổi thường có cái nhìn sâu sắc về quy trình tuyển dụng. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm về các câu hỏi nhà tuyển dụng thường hay đặt, cách thể hiện bản thân và những điều cần lưu ý khi phỏng vấn.
2.10 Tham Khảo Các Bài Phỏng Vấn Mẫu
Tham khảo các bài phỏng vấn mẫu hoặc xem video về những buổi phỏng vấn xin việc thực tế là cách hữu ích để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của bạn. Những bài phỏng vấn này thường cung cấp một cái nhìn rõ ràng về cách người ứng viên thành công trả lời các câu hỏi khó, thể hiện thái độ chuyên nghiệp và xử lý tình huống phát sinh một cách tự tin.
Khi quan sát kỹ các đoạn phỏng vấn mẫu, bạn có thể học được cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, duy trì ánh mắt và làm thế nào để tạo ra sự kết nối với nhà tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Kỹ năng từ chối khéo léo trong giao tiếp.
Câu hỏi thường gặp
1. Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Căng Thẳng Trước Buổi Phỏng Vấn?
Bạn có thể thư giãn bằng cách hít thở sâu hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn.
2. Nên Mang Theo Những Tài Liệu Gì Khi Đi Phỏng Vấn Xin Việc?
Hãy mang theo CV, thư giới thiệu, portfolio (nếu có) và bút giấy để ghi chép.
3. Nên Làm Gì Nếu Cảm Thấy Buổi Phỏng Vấn Diễn Ra Không Suôn Sẻ?
Giữ thái độ tích cực, tiếp tục trả lời tự tin và chủ động hỏi lại nếu cần để làm rõ thông tin.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: