Tìm hiểu về nội mạc hay niêm mạc tử cung
Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung là lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong của tử cung. Vai trò của lớp niêm mạc này vô cùng quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ quá trình mang thai ở phụ nữ.
Nội mạc tử cung là lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong tử cung
Cấu tạo bởi 2 phần:
- Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): gồm tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, lớp này không chịu tác động tác động của chu kỳ kinh.
- Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): lớp này chịu tác động mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Niêm mạc tử cung ảnh hưởng tới quá trình thụ thai như sau:
- Niêm mạc tử cung quá mỏng: nhỏ hơn 7- 8mm thì chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thụ thai, cụ thể là quá trình làm tổ của thai nhi. Ngay cả khi quá trình làm tổ đã xảy ra thì khả năng giữ lại trong tử cung vẫn rất khó do lớp niêm mạc quá mỏng, không đủ khả năng giữ được thai nhi. Lúc này dễ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.
Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều khó mang thai
- Niêm mạc tử cung quá dày: lớn hơn 20mm thì được xem là dày, trường hợp này cũng gây khó khăn cho việc mang thai. Nguyên nhân là bởi lớp niêm mạc này thực chất được hình thành bởi sự phát triển quá mức của hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ. Nếu hàm lượng estrogen bị đẩy lên quá cao thì chị em sẽ đối mặc với hiện tượng rong kinh, vô kinh thứ phát, rối loạn phóng noãn, buồng trứng đa nang,... cản trở quá trình thụ thai.
Nội mạc tử cung bao nhiêu là bình thường
Để biết được nội mạc tử cung có bất thường hay không thì chị em cần nắm được thông tin về độ dày niêm mạc tử cung của người phụ nữ bình thường để đối chiếu và so sánh.
Độ dày nội mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể như sau:
Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ
- Giai đoạn sau khi rụng trứng: tính từ thời điểm sau khi trứng rụng, trước khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau, lúc này nội mạc tử cung bong gần hết, chỉ còn ít tế bào biểu mô và mô đệm tạo nên lớp mỏng. Dưới tác động của estrogen trong 4- 7 ngày, lớp nội mạc tử cung dày lên khi tế bào tăng sinh và biểu mô hóa lại. Cuối giai đoạn sau rụng trứng, nội mạc tử cung sẽ dày lên khoảng 3- 4mm.
- Giai đoạn trước rụng trứng: giai đoạn này tính từ thời điểm hành kinh đến khi trứng rụng, kéo dài khoảng 14 ngày. Lúc này, cả estrogen và progesterone cùng tác động khiến lớp nội mạc tử cung dày lên và tiết dịch nhầy. Trung bình, sau phóng noãn 1 tuần, nội mạc tử cung dày khoảng 5- 6mm, khi hành kinh thì sẽ dày thêm.
- Giai đoạn cuối chu kỳ: lúc này lượng máu cung cấp cho nội mạc tử cung giảm, nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng giảm khiến lớp tế bào này teo lại và mỏng đi. Sau 1 thời gian, lớp nội mạc tử cung bong ra và bị đẩy ra khỏi cơ thể cùng máu và chất dịch, gây nên hiện tượng hành kinh.
Niêm mạc tử cung có độ dày dưới 70 8mm được xem là quá mỏng và trên 20mm được xem là quá dày.
Nội mạc tử cung bao nhiêu là có thai?
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai? Niêm mạc tử cung độ dày hoàn hảo nhất để trứng được thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai kỳ khỏe mạnh là 8- 10mm. Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với lớp nội mạc tử cung khoảng 8- 14mm thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai.
Thế nên, khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm, thử que lên 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai là rất cao và độ dày niêm mạc tử cung như thế này phù hợp để cho thai phát triển.
Niêm mạc tử cung khoảng 8- 14mm có thể là có thai
Có một số trường hợp tuy trứng đã thụ tinh thành công nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng, dưới 8mm thì khả năng trứng di chuyển từ vòi trứng (nơi xảy ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó để bám vào lớp niêm mạc này, dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai lưu,...
Có nhiều nguyên nhân khiến cho niêm mạc tử cung mỏng như thiếu Estrogen, thiếu máu, mô tuyến nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ thành tử cung,... Việc xác định chính xác nguyên nhân và xử trí kịp thời là vô cùng cần thiết. Nếu do thiếu hụt estrogen thì cần bổ sung estrogen phù hợp. Nếu do thiếu máu thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bổ máu kết hợp chế độ ăn uống tăng cường lưu lượng máu. Trường hợp do dính lòng tử cung thì sẽ chỉ định cách đặt dụng cụ nong tử cung.
Nếu là niêm mạc tử cung dày (ở phụ nữ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang, dùng thuốc estrogen liên tục không kèm progesterone) thường điều trị bằng hormone, tái thiết lập cân bằng estrogen- progesterone nhằm gia tăng khả năng thụ thai.
Một số câu hỏi về nội mạc tử cung và mang thai
Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu?
Nếu kinh nguyệt đến chậm, thử que thử thai 2 vạch đậm, niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thì khả năng bạn đã mang thai được 4 tuần tuổi, đồng thời độ dày niêm mạc tử cung như thế là phù hợp để thai phát triển.
Như vậy, thai 4 tuần niêm mạc dày khoảng 13mm.
Thai 4 tuần niêm mạc dày khoảng 13mm
Niêm mạc tử cung dày 6mm có thai không?
Nội mạc tử cung khi có thai sẽ vào khoảng 8- 14mm. Do đó, nếu niêm mạc chỉ dày 6mm thì là không có thai. Hơn nữa, độ dày này đang mỏng, nếu để tự nhiên thì vẫn có thể may mắn có thai được nhưng quá trình làm tổ sẽ khó khăn hơn, nếu phôi thai có bám vào được thì cũng dễ bị bong ra gây sảy thai.
Niêm mạc tử cung dày 12mm có thai không?
Dựa vào độ dày niêm mạc tử cung so với chu kỳ kinh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định niêm mạc của người đó ở thời điểm hiện tại là bình thường hay không. Nhiều người thắc mắc "khi có thai niêm mạc tử cung dày bao nhiêu ". Nếu bạn chậm kinh và siêu âm niêm mạc tử cung dày 12mm thì đó là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mang thai. Để chắc chắn hơn cũng như đảm bảo an toàn cho sự phát triển bình thường của thai nhi thì bạn nên theo dõi và khám thai định kỳ trong thời gian tiếp theo.
Niêm mạc tử cung dày 12mm có thể là có thai hoặc do cơ thể đang gặp vấn đề
Ngoài ra thì niêm mạc tử cung dày lên cũng có thể không phải mang thai mà do cơ thể đang gặp vấn đề như do béo phì, do buồng trứng đa nang... thì cần được điều trị để tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ phụ sản để có được kết luận chính xác nhất.
Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 10mm
Khi mang thai, niêm mạc tử cung người phụ nữ khoảng 8- 14mm. Do đó, nếu chậm kinh cùng với niêm mạc dày 10mm thì rất có khả năng bạn đã mang thai. Tuy nhiên cũng có thể là do bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn tới chậm kinh. Và chậm kinh mà niêm mạc tử cung mới 10mm thì quá mỏng, kinh nguyệt có thể cũng chưa đến được còn nếu có thai cũng khó giữ được.
Để biết chính xác có thai hay không thì bạn nên thử thai bằng xét nghiệm nước tiểu vào sáng sớm sau khi quan hệ 10- 14 ngày hoặc xét nghiệm máu xem chỉ số beta hCG.
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc nội mạc tử cung dày bao nhiêu là có thai? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. Liên hệ ngay tới số Hotline 1900 1806 để đặt lịch khám sức khỏe hoặc mua gói thai sản trọn gói.