1. Công dụng của nước cam
Uống nước cam giúp ổn định huyết áp: Nước cam chứa hàm lượng magiê cao, là thức uống hoàn hảo cho những người có huyết áp thấp hoặc cao. Magiê giúp ổn định huyết áp trở lại mức bình thường.
Uống nước cam giúp cải thiện hệ miễn dịch: Nước ép cam và trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C, giúp tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh cúm, cảm lạnh.
Uống nước cam ngăn ngừa sỏi thận: Uống nước cam thường xuyên giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Nồng độ các chất khoáng và hóa chất thường gây ra sỏi thận, citrate trong nước cam sẽ làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu và ngăn ngừa các rối loạn như vậy.
Uống nước cam ngăn ngừa ung thư: Vitamin C và thành phần D-limonene trong cam bảo vệ cơ thể chống lại ung thư miệng, ruột kết, ung thư vú và phổi.
Uống nước cam giúp cải thiện làn da, giảm cân: Các đặc tính chống ôxy hóa của cam giúp da luôn khỏe mạnh, tươi trẻ, giảm thiểu các tác động của lão hóa. Đồng thời, các chất chống ôxy hóa này cũng hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả.
Uống nước cam giúp điều trị thiếu máu: Thiếu sắt gây thiếu tế bào máu trong hemoglobin, dẫn đến bệnh thiếu máu. Hàm lượng vitamin C trong nước cam giúp hấp thụ sắt vào máu, tránh thiếu máu.
Nước cam giúp ngăn ngừa các rối loạn tim mạch: Chất hersperidin trong loại quả này chống lại tắc nghẽn động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim.
Uống nước cam giúp giảm đau: Flavoinoids trong cam có đặc tính chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm khớp, chữa bệnh tê cứng và đau liên quan đến tình trạng này.
2. Nước cam để được bao lâu và cách bảo quản nước cam, cam tươi
Nước cam để được bao lâu?
Ở nhiệt độ phòng nước cam để được 1 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh nước cam để không quá 24 giờ.
Càng để lâu nước cam càng mất hết giá trị dinh dưỡng, nhất là Vitamin C. Nên tốt nhất bạn không để lâu rồi sử dụng nhé.
Cách bảo quản nước cam
Để đảm bảo chất lượng nước cam vắt trong tủ lạnh, bạn nên đựng nước cam vắt trong chai thủy tinh có nắp đậy, miệng rộng và màu sậm.
- Chai có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm khác trong tủ lạnh và hạn chế tác dụng ôxy hóa trên nước cam vắt.
- Chai sậm màu giúp hạn chế thất thoát các vitamin bị phân hủy bởi ánh sáng.
- Chai rộng miệng thì giúp vệ sinh dễ dàng, tránh tồn đọng vi sinh vào các lần sử dụng sau.
Cách bảo quản cam tươi:
Cam muốn bảo quản tốt và lâu thì trước tiên khâu mua hàng phải chọn lựa kỹ những quả tươi và không bị sâu bệnh. Dưới đây là 3 cách để bảo quản cam tươi lâu nhất:
Cách 1: Sau khi mua về bạn rửa sạch dưới vòi nước và dùng khăn mềm lau khô. Sau đó gói quả thật kín cho vào túi ni lông và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách 2: Sau khi rửa sạch và để khô, bạn dùng kéo cắt cuống quả khoảng 0,5 cm rồi dùng vôi tôi chấm vào vết cắt. Với cách bảo quản này giúp cam không bị thối và chống được sâu bệnh.
Cách 3: Dùng cát để bảo quản. Đầu tiên bạn cho một lớp cát bên dưới đáy thùng. Sau đó xếp xen kẽ cứ một lớp cát một lớp cam. Cứ như vậy xếp cho đầy thùng và để vào nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Mỗi lần dùng bạn nên quan sát xem có quả nào bị hỏng không để bỏ ra, tránh lây lan nhanh sang các quả khác.
3. Những lưu ý khi uống nước cam
Tuy nước cam rất tốt nhưng bạn không nên lạm dụng, uống quá nhiều và sai thời điểm sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý khi uống nước cam:
- Không uống nước cam vào buổi tối: vì nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu nên dễ gây tiểu đêm, gây mất ngủ; đồng thời axit có trong cam sẽ tấn công và làm hỏng men răng.
- Không uống nước cam sau khi no: vì dạ dày khi ăn no đã hoạt động hết công suất nên việc uống thêm 1 ly nước cam chỉ làm gia tăng áp lực cho dạ dày, gây khó chịu, tức bụng.
- Không uống nước cam trước khi đánh răng: vì axit có trong cam sẽ bám lên răng, dưới tác động chà xát của bàn chải làm cho men răng bị tổn thương nặng nề.
- Không uống cam nếu đang bị viêm gan, cao huyết áp: vì nước cam thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cholesterol không tốt cho người bệnh.
- Không uống nước cam cùng thuốc kháng sinh: axit có trong cam sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, thay đổi tác dụng thuốc.
- Không uống cam nếu bị viêm loét dạ dày: vì chúng làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và làm tình trạng viêm loét nặng hơn.
- Không uống cam trước và sau uống sữa: ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…
Cách tốt nhất để giữ được hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất là hãy uống nước cam ngay sau khi vắt nhé!