Thị trường ô tô Việt Nam đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề vì đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, những tháng gần đây thị trường đã dần phục hồi trở lại. Không chỉ xuất hiện nhiều mẫu xe hoàn toàn mới và các bản nâng cấp, Việt Nam còn chào đón nhiều thương hiệu ô tô mới tham gia sân chơi.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự góp mặt của thương hiệu có xuất xứ từ Anh Quốc - MG (Morris Garages). MG không phải là thương hiệu quá xa lạ khi đã từng kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2012 thông qua nhà phân phối CT Brothers Automobile. Tuy nhiên sau vài tháng ngắn ngủi, MG đã phải rời khỏi Việt Nam bởi doanh số bán ế ẩm. Dù vậy, MG vẫn âm thầm nuôi hy vọng quay trở lại dải đất hình chữ S.
Sau 8 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, MG đã chính thức quay lại vào tháng 7-2020 và cho ra mắt 2 mẫu xe chủ lực là MG HS, MG ZS, MG5 và mới đây nhất là MG RX5, MG4 Electric và MG7 Sedan. Đi kèm với đó là một kế hoạch dài hơi để tìm chỗ đứng vững chắc.
Lần quay lại này MG chọn Tập đoàn Tan Chong làm đơn vị phân phối xe MG tại Việt Nam. Tập đoàn Tan Chong cũng không còn xa lạ khi đang giữ quyền nhập khẩu xe Nissan tại Việt Nam.
MG là xe Trung Quốc hay Anh Quốc?
“MG là xe Trung Quốc hay Anh Quốc?” đây là câu hỏi dễ dàng bắt gặp trên mạng xã hội, các diễn đàn ô tô ngay khi MG quay về Việt Nam. Về bản chất, MG (Morris Garages) là một thương hiệu ô tô đến từ Anh Quốc thành lập từ năm 1924.
Tuy nhiên, khi tình hình kinh doanh không khả quan, thương hiệu này buộc phải bán mình cho các ông lớn khác. Sau nhiều lần đổi chủ, đến thời điểm hiện tại MG đã thuộc sở hữu của công ty công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC) một trong 4 tứ trụ của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
Vì thế, những chiếc xe MG thường được gọi “Mác xe Anh Quốc nhưng gốc xe Tàu”. Chính vì lý do này khách hàng Việt rất ngại xuống tiền cho những mẫu xe MG bởi những chiếc “xe tàu” thường có chất lượng rất kém.
MG cũng hiểu được tâm lý chung của khách hàng Việt nên đã có nhiều chiến lược để xây dựng thương hiệu trong thời gian tới.
Việc đánh đồng MG có chất lượng kém như các mẫu “xe tàu” khác vẫn còn quá sớm và khá phiến diện. Bởi không phải bất cứ sản phẩm nào sản xuất tại Trung Quốc đều có chất lượng kém. Điển hình như ô tô Volvo hay điện thoại di động iPhone.
Dù MG đã về tay ông lớn Trung Quốc nhưng SAIC vẫn không thay đổi bất cứ giá trị nào mà MG đã gầy dựng trong nhiều năm qua. Các kỹ sư của MG có thể thỏa sức sáng tạo và không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ SAIC.
Mục tiêu chính mà SAIC đang làm cho MG chính là hỗ trợ về tài chính. Do đó, khách hàng Việt cũng không cần quá lo lắng về việc MG mất chất khi về tay SAIC.
Có nên mua xe MG thời điểm này?
Một trong những điều khiến khách hàng e ngại khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường chính là chất lượng. Tuy thương hiệu này đã được kiểm chứng sau nhiều năm dài “lăn lộn” trên thị trường nhưng người dùng Việt vẫn có cái nhìn khắt khe đối với hãng xe này.
Theo những chuyên gia trong ngành, để có thể đứng vững trên thị trường, MG phải tung ra những tân binh mạnh mẽ và thực sự khác biệt.
Khác biệt ở đây không chỉ nằm ở ngoại hình mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá bán, option, khuyến mại, cách tiếp cận thị trường. Nếu xét sơ bộ, có thể thấy MG cũng đang nắm bắt thị trường tốt khi có giá bán khá cạnh tranh và công nghệ tương đối đầy đủ.
Tuy vậy, chưa hẳn cứ nhiều option là ăn khách bởi thị trường Việt Nam đang có những cạnh tranh rất khốc liệt vì đã có nhiều ông lớn nhúng tay vào và sớm gầy dựng được vị thế. Đặc biệt, phân khúc gầm cao, SUV đã được nhiều hãng xe khai thác nên khá khó khăn nếu MG đưa 2 tân binh mới vào “cắn chung miếng bánh” thị phần.
Chưa kể yếu tố nặng nề nhất nằm ở tư duy người dùng chính là “đồ Trung Quốc” và đây được xem là cụm từ nhạy cảm khi nhắc đến những sản phẩm xa xỉ.
2 mẫu xe chủ lực của hãng xe này tuy là dạng nhập khẩu nhưng nhà máy vẫn đặt tại Trung Quốc khiến khách Việt chưa mấy cảm tình, đây được xem là nước cờ khá mạo hiểm của thương hiệu này vì tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vấn đề này gần như đã được giải quyết khi bắt đầu từ năm 2022 nhà phân phối chính thức bán xe MG nhập khẩu từ Thái lan thay vì nhập từ Trung Quốc như trước đây.
Ngoài MG, không ít các thương hiệu có nguồn gốc từ Trung Quốc đã xâm nhập vào thị trường Việt nhưng không thành dù được quảng cáo là giá rẻ, nhiều option nhưng cũng khá chóng vánh và nhanh chóng đi vào quên lãng. Cứ thế, các thương hiệu này đã âm thầm rút khỏi thị trường một cách bí hiểm.
Chiến lược ngắn hạn và dài hạn của MG
Theo ông Teh Kim Hwa, lãnh đạo của MG cho biết sẽ có những định hướng và chiến lược lâu dài cho hãng xe này phát triển. Vì vậy, hãng này luôn mang đến cho thị trường những mẫu xe thật sự chất lượng cùng giá bán cạnh tranh nhất. Các chính sách đi kèm cũng khá hấp dẫn với bảo hành 5 năm không giới hạn km.
Không chỉ vậy, hãng MG cũng đã vạch sẵn bước đường cho MG Việt Nam theo từng giai đoạn. Đầu tiên hãng vẫn đóng nhà máy tại Trung Quốc trong vài tháng và nhập khẩu về Việt Nam.
Giai đoạn thứ 2 sẽ chuyển qua thị trường Thái Lan và cuối cùng sẽ định hướng tập trung lâu dài, xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng vào cuối năm 2021. Đây chính là bước cuối trong quá trình nội địa hoá các dòng xe MG tại Việt Nam nhằm tăng tỉ lệ xe bán ra của hãng ở thị trường Việt.
VinFast sẽ là tấm gương tiêu biểu cho MG?
Điều mà VinFast và MG tương đồng nhau không phải là ở quá trình hình thành, tuổi đời của dòng sản phẩm mà là trong góc nhìn của người Việt.
Về phía VinFast, đây là một thương hiệu quá non trẻ, mới thành lập với những mẫu xe hoàn toàn mới chưa tạo được nhiều kỳ tích với người dùng trong nước. Tuy vậy phải công nhận rằng những chiến lược của hãng tung ra đều rất kịp thời để người Việt đón nhận.
Về dịch vụ và quy mô, VinFast mở rộng mạng lưới đại lý xe ô tô Vinfast trong nước để người dùng đi đến bất kỳ tỉnh thành nào cũng an tâm về cứu hộ, phụ tùng khi xe hư hỏng, gặp sự cố.
Đặc biệt, điều khiến VinFast thành công là các chương trình marketing độc đáo, khác biệt như đổi xe cũ lấy xe mới, vạn quà tri ân-tin yêu lan toả tặng 80-120 triệu đồng trừ trực tiếp vào giá bán, thuế trước bạ 0 đồng-bảo hành 5 năm…
Chính những chiêu thức độc, lạ này, VinFast từng bước chen chân vào thị trường Việt để khẳng định thương hiệu trước sự cạnh tranh của nhiều ông lớn. Vì thế nếu muốn thành công, không gì khác ngoài việc MG cần soi theo tấm gương quá rõ ràng trước mắt của mình là thương hiệu xe VinFast Việt Nam.
Xem chi tiết: Bảng giá xe ô tô MG khuyến mãi
Câu hỏi thường gặp
1. Hãng xe MG của nước nào?
MG (viết tắt của Morris Garages), được biết đến như là một trong những thương hiệu ô tô lâu đời nhất nước Anh với di sản hơn 90 năm hình thành và phát triển. Song thương hiệu này qua nhiều lần đổi chủ đã thuộc về một công ty tứ trụ về ô tô tại Trung Quốc - SAIC.
2. Xe MG có phải của Trung Quốc?
Năm 2005, MG sang nhượng cho Nanjng Automobile, một hãng xe quốc doanh của Trung Quốc. Thế nên MG đích thị là hãng xe tới từ Trung Quốc.
Mặc dù ông chủ không phải là người Anh quốc, nhưng chiếc xe được làm ra bởi những bàn tay kĩ sư Anh quốc, họ cho thương hiệu MG vẫn giữ được những gốc giá trị ban đầu.
3. Xe MG sản xuất ở đâu?
Hiện các sản phẩm của hãng như MG ZS, MG HS, MG 5 được nhập khẩu từ Thái lan. Theo kế hoạch trong tương lai, Xe MG sẽ được lắp ráp tại nhà máy tại Việt Nam tuy nhiên hiện chưa rõ thời gian nào.